Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

Chia sẻ bởi Lê Hằng | Ngày 26/04/2019 | 108

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 9 - PPCT Ngày soạn 28/10/2017
Bài 4
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
2. Về kỹ năng
- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
3. Về thái độ
- Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình và đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình của công dân.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thảo luận lớp, phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp vấn đáp.
- Xử lý tình huống.
- Kỹ thuật đặt câu hỏi.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa GDCD lớp 12, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD.
- Máy chiếu đa năng, video.
Hoạt động của Giáo viên - Học sinh
Nội dung cơ bản của bài học

1. Khởi động:
- Phương pháp: Phương pháp trực quan kết hợp với vấn đáp.
- Tìm hiểu về vấn đề bạo hành trong hôn nhân và gia đình.
- Thời gian: 5 phút.
a. Mục tiêu:
- Kích thích học sinh tìm hiểu những kiến thức đã biết về bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh xem 1 đoạn video:
“Bạo hành trong gia đình” của VTC14
- Giáo viên nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về nội dung của đoạn video vừa xem?
- Giáo viên gọi 2 - 3 học sinh trả lời.
- Giáo viên gợi mở: Nội dung đoạn video nói về là hành vi sử dụng bạo lực trong gia đình, đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Vậy cần phải làm gì để các mối quan hệ trong gia đình được bình đẳng và hạn chế, khắc phục được tình trạng bạo lực trong hôn nhân và gia đình , chúng ta cùng tìm hiểu nội dung thứ nhất của bài học.
















2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1:
- Phương pháp: Xử lý tình huống, thảo luận lớp kết hợp với kỹ thuật đặt câu hỏi.
- Tìm hiểu thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
- Thời gian: 10 phút.
a. Mục tiêu:
- Học sinh nêu được thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình; có thái độ không đồng tình trước hành vi vi phạm bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
- Rèn luyện năng lực giao tiếp và năng lực giải quyết vấn đề.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu câu hỏi: Em hãy nhắc lại khái niệm hôn nhân và gia đình đã học ở lớp 10.
- Giáo viên gọi 1 - 2 học sinh trả lời.
- Giáo viên nêu tình huống:
Hoa và Huy là chị em song sinh, đang học lớp 9. Nhà Hoa nghèo, bố Hoa có ý định cho Hoa nghỉ học, đi làm vì bố cho rằng Huy là con trai thì cần học hành đỗ đạt cao, con gái chỉ cần đến tuổi lấy chồng. Thấy vậy mẹ Hoa không đồng ý. Nhưng bố Hoa bảo “Bà là vợ, tôi quyết gì bà phải nghe theo…”
Câu hỏi: Theo em quan điểm của bố Hoa đúng hay sai? Vì sao?
- Học sinh thảo luận lớp về tình huống
- Giáo viên nêu tiếp câu hỏi để thảo luận: Em biết bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là gì?
- Giáo viên chính xác hóa ý kiến của học sinh.
c. Kết luận:
- Hôn nhân là cuộc sống vợ chồng sau khi đã kết hôn; Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.
- Quan điểm của bố Hoa là sai vì chồng phải tôn trọng ý kiến của vợ, bố không được phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong gia đình.
- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)