Bài 4: Quyền bình đẳng của CD...
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Liêm |
Ngày 26/04/2019 |
64
Chia sẻ tài liệu: Bài 4: Quyền bình đẳng của CD... thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Bài 4
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
( 3 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
-Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực: hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.
-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình
đẳng trong hôn nhân và gia đình, trong lao động, trong kinh doanh.
2.Về ki năng:
Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực
hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.
3.Về thái độ:
Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình, trong lao động, trong kinh doanh.
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
- Bình đẳng trong lao động.
- Bình đẳng trong kinh doanh.
2. Một số kiến thức cần lưu ý:
- Hôn nhân là sự liên kết đặt biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.
- Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.
- Quan hệ nhân thân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là những quan hệ phát sinh giữa các các thành viên trong gia đình về những lợi ích nhân thân, như: quan hệ giữa vợ và chồng, sự yêu thương chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, việc xác định chỗ ở chung..
- Quan hệ tài sản trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là quan hệ phát sinh giữa các các thành viên trong gia đình về những lợi ích tài sản, như: quan hệ về thu nhập, sở hữu về tài sản giữa vợ và chồng.
- Để bảo đảm bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ, bình đẳng giữa vợ và chồng, Luật Bình đẳng giới năm 2006 ( có hiệu lực thi hành từ ngày 01 - 7 - 2007 ), tại chương IV đã quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chính trị - xã hội: bảo bảm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ bình đẳng trong việc làm, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm và hưởng phúc lợi; bảo đảm việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên nguyên tắc bình đẳng giới. Luật cũng quy định về trách nhiệm của cơ quan , tổ chức khác trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức của mình: căn cứ vào khả năng, điều kiện của mình để tổ chức hệ thống nhà trẻ phù hợp để lao động nam, nữ kết hợp hài hoà giữa lao động sản xuất và lao động gia đình; hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi.
- Một trong những nội dung của bình đẳng trong lao động là công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. Từ khái niệm "hợp đồng lao động", có thể khái quát 5 đặc điểm của hợp đồng lao động:
+ Chủ thể của hợp đồng lao động bao giờ cũng là người lao động và người sử dụng lao động.
+ Giữa người lao động và người sử dụng lao động có mối quan hệ pháp lí ràng buộc trong quan hệ hợp đồng lao động.
+ Hợp đồng lao động phải do chính người lao động và người sử dụng lao động thực hiện.
+ Sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lao động phải trong khuôn khổ các quy định của pháp luật.
+ Hợp đồng lao động được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, trừ trường hợp tạm dừng theo thoả thuận của các bên, do hoàn cảnh khách quan hoặc do pháp luật quy định.
Cần tìm hiểu một số thuật ngữ sau:
- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ti để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ti. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ti do thành viên góp để tạo thành vốn của công ti.
- Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ti.
- Phần vốn góp là tỉ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ti góp vào vốn điều lệ.
- Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ti cổ phần.
- Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
- Công ti cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp pháp luật quy định khác như cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
- Công ti trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ti trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
+ Công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
+ Công ti trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó, thành viên có thể là tổ chức, ca nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.
Công ti trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
III. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Chúng ta, ai cũng mong ước được sống trong một gia đình, một xã hội mà ở đó mọi người được bình đẳng với nhau về cơ hội học tập, lao động, cống hiến nhằm xây dựng gia đình hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyện vọng chính đáng đó đã được Nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện trên thực tế. Vậy, quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được thể hiện như thế nào? Tìm hiểu quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, lao động và kinh doanh sẽ giúp chúng ta giải đáp được phần nào câu hỏi đó.
Phần làm việc của Thầy và Trò
Nội dung chính của bài học
Tiết 1:
Đơn vị kiến thức 1:
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
( Mức độ kiến thức:
HS hiểu:
- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là gì?
- Một trong những nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta là: bình đẳng giữa vợ và chồng, bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
- Bình đẳng trong hôn nhân được thể hiện trong quan hệ giữa vợ và chồng: vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
- Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được pháp luật quy định và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
( Cách thực hiện:
( Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
GV giải thích cho HS thấy được hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện các chức năng sinh con, nuôi dạy con và tổ chức đời sống vật chất, tinh thần của gia đình.
GV giúp HS hiểu khái quát sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình:
Trong hôn nhân và gia đình có các mối quan hệ chủ yếu như: quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha, mẹ và các con, quan hệ giữa các anh, chị, em, và quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình.
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong các mối quan hệ đó, ở phạm vi gia đình trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau và không phân biệt đối xử.
( Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
( Bình đẳng giữa vợ và chồng
GV đặt vấn đề:
Điều 63 Hiến pháp 1992 quy định: "Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình". Trong gia đình "vợ chồng bình đẳng" (Điều 64 Hiến pháp 1992).
Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong gia đình. Theo Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình : "Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình".
Điều này được thể hiện
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
( 3 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
-Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực: hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.
-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình
đẳng trong hôn nhân và gia đình, trong lao động, trong kinh doanh.
2.Về ki năng:
Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực
hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.
3.Về thái độ:
Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình, trong lao động, trong kinh doanh.
II. NỘI DUNG :
1. Trọng tâm:
- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
- Bình đẳng trong lao động.
- Bình đẳng trong kinh doanh.
2. Một số kiến thức cần lưu ý:
- Hôn nhân là sự liên kết đặt biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.
- Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.
- Quan hệ nhân thân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là những quan hệ phát sinh giữa các các thành viên trong gia đình về những lợi ích nhân thân, như: quan hệ giữa vợ và chồng, sự yêu thương chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, việc xác định chỗ ở chung..
- Quan hệ tài sản trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là quan hệ phát sinh giữa các các thành viên trong gia đình về những lợi ích tài sản, như: quan hệ về thu nhập, sở hữu về tài sản giữa vợ và chồng.
- Để bảo đảm bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ, bình đẳng giữa vợ và chồng, Luật Bình đẳng giới năm 2006 ( có hiệu lực thi hành từ ngày 01 - 7 - 2007 ), tại chương IV đã quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chính trị - xã hội: bảo bảm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ bình đẳng trong việc làm, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm và hưởng phúc lợi; bảo đảm việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên nguyên tắc bình đẳng giới. Luật cũng quy định về trách nhiệm của cơ quan , tổ chức khác trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức của mình: căn cứ vào khả năng, điều kiện của mình để tổ chức hệ thống nhà trẻ phù hợp để lao động nam, nữ kết hợp hài hoà giữa lao động sản xuất và lao động gia đình; hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi.
- Một trong những nội dung của bình đẳng trong lao động là công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. Từ khái niệm "hợp đồng lao động", có thể khái quát 5 đặc điểm của hợp đồng lao động:
+ Chủ thể của hợp đồng lao động bao giờ cũng là người lao động và người sử dụng lao động.
+ Giữa người lao động và người sử dụng lao động có mối quan hệ pháp lí ràng buộc trong quan hệ hợp đồng lao động.
+ Hợp đồng lao động phải do chính người lao động và người sử dụng lao động thực hiện.
+ Sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lao động phải trong khuôn khổ các quy định của pháp luật.
+ Hợp đồng lao động được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, trừ trường hợp tạm dừng theo thoả thuận của các bên, do hoàn cảnh khách quan hoặc do pháp luật quy định.
Cần tìm hiểu một số thuật ngữ sau:
- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ti để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ti. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ti do thành viên góp để tạo thành vốn của công ti.
- Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ti.
- Phần vốn góp là tỉ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ti góp vào vốn điều lệ.
- Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ti cổ phần.
- Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
- Công ti cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp pháp luật quy định khác như cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
- Công ti trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ti trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
+ Công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
+ Công ti trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó, thành viên có thể là tổ chức, ca nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.
Công ti trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
III. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Chúng ta, ai cũng mong ước được sống trong một gia đình, một xã hội mà ở đó mọi người được bình đẳng với nhau về cơ hội học tập, lao động, cống hiến nhằm xây dựng gia đình hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyện vọng chính đáng đó đã được Nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện trên thực tế. Vậy, quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được thể hiện như thế nào? Tìm hiểu quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, lao động và kinh doanh sẽ giúp chúng ta giải đáp được phần nào câu hỏi đó.
Phần làm việc của Thầy và Trò
Nội dung chính của bài học
Tiết 1:
Đơn vị kiến thức 1:
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
( Mức độ kiến thức:
HS hiểu:
- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là gì?
- Một trong những nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta là: bình đẳng giữa vợ và chồng, bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
- Bình đẳng trong hôn nhân được thể hiện trong quan hệ giữa vợ và chồng: vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
- Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được pháp luật quy định và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
( Cách thực hiện:
( Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
GV giải thích cho HS thấy được hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện các chức năng sinh con, nuôi dạy con và tổ chức đời sống vật chất, tinh thần của gia đình.
GV giúp HS hiểu khái quát sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình:
Trong hôn nhân và gia đình có các mối quan hệ chủ yếu như: quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha, mẹ và các con, quan hệ giữa các anh, chị, em, và quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình.
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong các mối quan hệ đó, ở phạm vi gia đình trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau và không phân biệt đối xử.
( Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
( Bình đẳng giữa vợ và chồng
GV đặt vấn đề:
Điều 63 Hiến pháp 1992 quy định: "Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình". Trong gia đình "vợ chồng bình đẳng" (Điều 64 Hiến pháp 1992).
Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong gia đình. Theo Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình : "Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình".
Điều này được thể hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Liêm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)