Bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Chia sẻ bởi Hồ Thị Thúy | Ngày 10/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li thuộc Hóa học 11

Nội dung tài liệu:

BÀI 4: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
(Kĩ thuật mảnh ghép)
-Hồ Thúy-
Vòng 1
Nhóm chuyên gia
Nhóm 1 thực hiện nhiệm vụ 1, nhóm 2 thực hiện nhiệm vụ 2, nhóm 3 thực hiện nhiệm vụ 3
Nhóm 1- phiếu học tập số 1:
Quan sát video thí nghiệm phản ứng của Na2SO4 và BaCl2 và trả lời câu hỏi sau:
Hãy nêu cách tiến hành và hiện tượng thí nghiệm.
Giải thích hiện tượng thí nghiệm bằng phương trình phản ứng.
Viết phương trình ion đầy đủ và phương trình ion rút gọn của phản ứng và nêu cách viết.
Phương trình ion rút gọn cho biết điều gì?
Từ thí nghiệm hãy nêu điều kiện để phản ứng trao đổi ion trong dung dịch xảy ra.
Nhóm 2- Phiếu học tập số 2
Quan sát video thí nghiệm:
Phản ứng của NaOH với HCl
Phản ứng của CH3COONa với HCl
Và trả lời câu hỏi sau:
Hãy nêu cách tiến hành và hiện tượng thí nghiệm.
Giải thích hiện tượng thí nghiệm bằng phương trình phản ứng.
Viết phương trình ion đầy đủ và phương trình ion rút gọn của phản ứng và nêu cách viết.
Phương trình ion rút gọn cho biết điều gì?
Từ thí nghiệm hãy nêu điều kiện để phản ứng trao đổi ion trong dung dịch xảy ra.
Nhóm 3 – Phiếu học tập số 3
Quan sát video thí nghiệm phản ứng của HCl và Na2CO3 và trả lời câu hỏi sau:
Hãy nêu cách tiến hành và hiện tượng thí nghiệm.
Giải thích hiện tượng thí nghiệm bằng phương trình phản ứng.
Viết phương trình ion đầy đủ và phương trình ion rút gọn của phản ứng và nêu cách viết.
Phương trình ion rút gọn cho biết điều gì?
Từ thí nghiệm hãy nêu điều kiện để phản ứng trao đổi ion trong dung dịch xảy ra.
Vòng 2
Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm 3 người: 1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3 (3 nhóm: xanh, đỏ, vàng) và thực hiện nhiệm vụ phiếu học tập số 4:
Nhóm xanh: chuyên gia của nhóm 1 chia sẻ đầy đủ câu trả lời và thông tin nhiệm vụ vòng 1 của nhóm mình cho mọi thành viên trong nhóm mới cùng hiểu. Tiếp tục chuyên gia của nhóm 2 và 3 chia sẻ.
Nhóm đỏ, vàng: tương tự nhóm xanh.
Ghi lại nội dung thảo luận của cả nhóm và trình bày.
Phiếu học tập số 4:

Câu 1: Hoàn thành bảng sau:
Phiếu học tập số 4:

Câu 2: Viết pt phân tử và pt ion rút gọn:
1.H2SO4 + CaCl2
2.Ca(OH)2 + HCl
3. HCl + CH3CHOONa
4. Ba(OH)2 + (NH4)2SO4
Câu 3:Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch là gì?
Câu 4: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ?
A. CaCl2 và Na2CO3
B. HCl và NaHCO3
C. BaCl2 và KCl
D. NaCl và AgNO3
Đối với các cặp chất không tồn tại, em hãy viết phương trình ion thu gọn của phản ứng.
Câu 5: Cho tập hợp các ion sau:
I. Na+, Ca2+, Cl-, CO32-
II. Na+, Ca2+, Cl-, NO3-
III. H+, K+, Cl-, SO42-
IV. H+, Ba2+, Cl-, HCO3-
Tập hợp các ion không thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch là:
A. I & II
B. I & IV
C. I & III
D. I, III & IV
Viết PT ion phản ứng xảy ra trong dung dịch
Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch. Các chất điện li
Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li:
Phản ứng tạo thành chất kết tủa:
-Thí nghiệm: ddNa2SO4 + dd BaCl2.
Hiện tượng: Có kết tủa trắng tạo thành.
PTPU: Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl
Cách chuyển phương trình phân tử thành phương trình ion rút gọn:
+Chuyển tất cả chất vừa dễ tan vừa điện li mạnh thành ion, các chất kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử. PT ion đầy đủ:

+ Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng

- Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.















Pt ion rút gọn:
=> Điều kiện: Các ion kết hợp được với nhau tạo thành chất kết tủa (chất không tan hoặc ít tan)
2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu:
Phản ứng tạo thành nước:
Thí nghiệm: (ddNaOH 0,1 M +dd phenolphtalein) + HCl
Hiện tượng: dd NaOH có màu hồng.
Màu hồng nhạt đi rồi mất hẳn.

Giải thích:
+ Phenolphtalein làm dd kiềm chuyển màu hồng.
+ Có PU:
trung hòa NaOH, tạo thành NaCl, dung dịch mất màu hồng.
-Phương trình ion đầy đủ:

-PT ion rút gọn:

Phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ rất dễ xảy ra vì có sự tạo thành chất điện li yếu là H2O.




b) Phản ứng tạo thành axit yếu:
Thí nghiệm: dd HCl + dd CH3CHOONa
Hiện tượng: có mùi giấm chua.
Giải thích:

- Phương trình ion đầy đủ:

- Phương trình ion rút gọn:
=> Điều kiện: Các ion kết hợp được với nhau tạo thành chất điện li yếu.
3) Phản ứng tạo thành chất khí:
Thí nghiệm: dd HCl + dd Na2CO3.
Hiện tượng: có bọt khí thoát ra.
Giải thích:

- Phương trình ion đầy đủ:

Phương trình ion rút gọn:


Phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ rất dễ xảy ra vì có sự tạo thành chất điện li yếu là H2O.
=> Điều kiện: Các ion kết hợp được với nhau tạo thành chất khí.
Câu 2: Viết ptpt và phương trình ion rút gọn của phản ứng sau:
1. H2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2HCl

2. Ca(OH)2 + 2HCl  CaCl2 + 2H2O

3. HCl + CH3CHOONa CH3CHOOH + NaCl

4. Ba(OH)2 + (NH4)2 SO4  BaSO4 + H2O+ NH3
Câu 3. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau thành ít nhất một trong các chất sau:
Chất kết tủa
Chất điện li yếu
Chất khí
Câu 4: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ?
A. CaCl2 và Na2CO3
B. HCl và NaHCO3
C. BaCl2 và KCl
D. NaCl và AgNO3
Đối với các cặp chất không tồn tại, em hãy viết phương trình ion thu gọn của phản ứng.
A. Ca2+ + CO32-
B. H+ + HCO3-
D. Cl- + Ag+
Câu 5: Cho tập hợp các ion sau:
I. Na+, Ca2+, Cl-, CO32-
II. Na+, Ca2+, Cl-, NO3-
III. H+, K+, Cl-, SO42-
IV. H+, Ba2+, Cl-, HCO3-
Tập hợp các ion không thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch là:
A. I & II
B. I & IV
C. I & III
D. I, III & IV
I. Ca2+ + CO32-
IV. H+ + HCO3-
+ H2O
CO2
3. Kết luận
Phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li là phản ứng trao đổi giữa các ion.
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau thành ít nhất một trong các chất sau:
Chất kết tủa
Chất điện li yếu
Chất khí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)