Bài 4 gdcd lóp 11
Chia sẻ bởi Hạ Hà |
Ngày 26/04/2019 |
121
Chia sẻ tài liệu: bài 4 gdcd lóp 11 thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn 25/9/2008
Tiết 8 Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu
thông hàng hoá (1Tiết)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
-Nêu được khái niệm cạnh tranh, nguyên nhân và tính tất yếu kinh tế
không thể thiếu được cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
-Hiểu được mục đích cạnh tranh, các loại cạnh tranh và tính hai mặt của
cạnh tranh.
2. Về kĩ năng
-Biết cách quan sát tình hình cạnh tranh trên thị trường, qua đó phân loại được các loại cạnh tranh và ảnh hưởng của chúng.
-Trình bày được mục đích, các loại cạnh tranh và mang tính hai mặt của
cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
-Bước đầu nhận thức được các giải pháp mà Nhà nước dùng để phát huy
mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh ở nước ta hiện nay.
3. Thái độ, hành vi
- hộ việc sử dụng cạnh tranh để thúc đẩy sự hình thành và phát triển
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
-hộ việc làm của Nhà nước khi xử lí cạnh tranh trái pháp luật.
II. Tài liệu và phương tiện giảng dạy
Sách giáo khoa GDCD lớp 11
Câu hỏi tình huống GDCD lớp 11
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: Năng suất lao động tăng lên làm cho
lượng giá trị của một hàng hoá tăng lên. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?
Đúng: ( Sai: (
2. Học bài mới
Quan sát trên thị trường chúng ta thường gặp các hiện tượng:
- Giành giật, níu kéo người mua của những người bán
- Tranh giành, giành giật của cửa hàng này với cửa hàng khác
Tranh giành, giành giật của xí nghiệp này với xí nghiệp khác
- Ai cũng muốn quảng cáo, giới thiệu hàng hoá của mình tốt hơn
- Hàng hoá của Trung Quốc bán nhiều ở thị trường Việt Nam.
Tại sao lại có hiện tượng như vậy? MĐ của việc làm này? ND bài học hôm
nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này.
GV cho thảo luận lớp :
Câu 1: Nêu các chủ thể trong sản xuất hàng hoá - kinh doanh tham gia cạnh tranh?
Câu 2: Tính chất của cạnh tranh là gì? Ví dụ chứng minh.
Câu 3: Mục đích của cạnh tranh
Câu 4: Tính tất yếu của cạnh tranh.
Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
GV gọi HS trình bày , nhận xét. GV kết luận
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV: Gợi ý thêm để HS phân biệt cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh.
Cạnh tranh lành mạnh là sự cạnh tranh đúng pháp luật, mang tính nhân văn.
1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
a. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất hàng hoá, kinh doanh nhằm giành được những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hạ Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)