Bài 4. Đột biến gen

Chia sẻ bởi Trần Trung Nhân | Ngày 27/04/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Đột biến gen thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KHẢO SÁT SINH HỌC 12 LẦN I

Câu 1: Hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân chuẩn chịu sự kiểm soát bởi
A. gen điều hoà, gen tăng cường và gen gây bất hoạt.
B. cơ chế điều hoà ức chế, gen gây bất hoạt.
C. cơ chế điều hoà cảm ứng, gen tăng cường.
D. cơ chế điều hoà cùng gen tăng cường và gen gây bất hoạt.
Câu 2: Một gen dài 150 vòng xoắn và có 3900 liên kết hiđrô, nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nulêôtit tự do mỗi loại cần môi trường cung cấp là :
A. A = T = 4200, G = X = 6300 B. A = T = 5600, G = X = 1600
C. A = T = 2100, G = X = 600 D. A = T = 4200, G = X = 1200
Câu 3: Chọn phát biểu không đúng về quá trình điều hoà hoạt gen ở sinh vật nhân sơ và nhân thực.
A. cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân thực qua nhiều mức, nhiều giai đoạn
B. một số yếu tố khác cũng điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân thực như gen tăng cường, gen bất hoạt.
C. điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ
D. điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chỉ diễn ra ở cấp độ phiên mã
Câu 4: Một gen có 3120 liên kết hiđrô và 4798 liên kết hóa trị Đ – P. Trên mạch 1 của gen có hiệu số giữa G với A là 15%, tổng giữa G với A là 30%. Số lượng từng loại Nu trên mỗi mạch đơn là :
A. A1 = T2 = 330,T1 = A2 = 390, G1 = X2 = 120, X1 = G2 = 360
B. A1 = T2 = 90, T1 = A2 = 300, G1 = X2 = 270, X1 = G2 = 540
C. A1 = T2 = 300, T1 = A2 = 90, G1 = X2 = 540, X1 = G2 = 270
D. A1 = T2 = 390, T1 = A2 = 330, G1 = X2 = 360, X1 = G2 = 120
Câu 5: Giả sử thí nghiệm của Meselson - Stahl: (dùng N15 đánh dấu phóng xạ ADN ban đầu) cho ADN nhân đôi trong môi trường bình thường chỉ có N14 tiếp tục đến thế hệ thứ 3 thì tỉ lệ các phân tử ADN còn chứa N15 là:
A. ¼. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/32.
Câu 6: Hai gen A và B đều bằng nhau và có tỉ lệ từng loại nucleotit như nhau cả hai gen đều nhân đôi đã cần môi trường nôi bào cung cấp tất cả 11376 nuclêôtit tự do. Trong đó có 2208 nuclêôtit tự do loại X. Biết số nuclêôtit của mỗi gen có từ 1200 - 1500 nuclêôtit sử dụng dữ kiện trên trả lời các câu sau:
- Số lần nhân đôi của mỗi gen là:
A. 1 và 3 B. 1 và 2 C. 2 và 3 D. 2 và 4
- Chiều dài mỗi gen tính ra đơn vị micrômet là:
A. 2,4174 (µm) B. 1,2487 (µm) C. 0,24174 (µm) D. 0,12087 (µm)
- Số nuclêôtit từng loại chứa trong mỗi gen là:
A. A = T = 276; G = X = 435 B. A = T = 870; G = X = 552
C. A = T = 3480; G = X = 2208 D. A = T = 435; G = X = 276
Câu 7: Gen dài 2927,4A0 tự nhân đôi một số lần đã cần môi trường nội bào cung cấp 25830 nucleotit tự do thuộc các loại, trong đó có 9120 nucleotit tự do loại A .Sử dụng dữ kiện trên để trả lời các câu hỏi:
- Số lần nhân đối của gen bằng bao nhiêu ?
A. 1. B. 4. C. 3. D.2.
- Số nucleotit mỗi loại có trong gen ban đầu là:
A. A = T = 1216; G = X = 506. B. A = T = 253; G = X =608.
C. A = T = 608; G = X = 253. D. A = T = 912; G = X =253.
Câu 8: Một phân tử mARN dài 204nm và có tương quan từng loại đơn phân như sau:
rA = 2rU = 3rG = 4rX. Hãy cho biết số liên kết hidro của gen đã phiên mã ra mARN này?
A. 1368 B. 1386 C. 1683 D. 1863
Câu 9: Cho một đoạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Trung Nhân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)