Bài 4. Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Chia sẻ bởi Tôn Thất Trung | Ngày 21/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:



Kính chào quý thầy cô giáo,
T? NG? VAN
TRU?NG THCS TR?N PH�
* Bài cũ:
1) Căn cứ sơ đồ trả lời.
- Tự sự là gì? Hạt nhân của tự sự ngoài sự việc còn có yếu tố nào?
Gợi ý: Sơ đồ dùng để định nghĩa văn tự sự.

Sự việc + sự việc ............ kết thúc.
Tự sự:
Ý nghĩa




Giải thích sự việc Tìm hiểu con người Nêu vấn đề, bày tỏ thái độ


Vậy: Hạt nhân của tự sự ngoài việc còn có nhân vật (con người, vật, con vật)
2) Sơ đồ tổng hợp và ôn lại những vấn đề chung về tự sự.
Nhân vật Sự việc

Tên, lai lịch, tính nết, thời gian, địa điểm, nhân vật thực hiện

Hình dáng, hành động, nguyên nhân, diễn biến,
ngôn ngữ kết quả



Bộc lộ, ý nghĩa, tư tưởng của toàn văn bản


* Trình bày theo chiều thuận: nhân vật, sự việc bộc lộ tư tưởng, ý nghĩa mà văn bản tự sự muốn thể hiện.

* Và ngược lại: tư tưởng, ý nghĩa của văn bản phải được bộc lộ qua nhân vật, sự việc. Loại văn bản thuần túy trình bày trực tiếp, tư tưởng, ý nghĩa, không phải là văn bản tự sự.
Qua sơ đồ, ta thấy văn bản gồm có 2 phần : Phần nổi và phần chìm.

- Phần nổi là hoạt động của nhân vật, diễn biến của sự việc.
- Phần chìm là tư tưởng, ý nghĩa của tác phẩm tự sự thể hiện qua phần nổi.
*Phần nổi cần có sự bố trí, sắp xếp theo một trình tự nhất định, đó là dàn bài.
*Phần chìm là chủ đề văn bản, chúng ta cần tìm hiểu 2 phần này của văn tự sự.
a.Mở bài
Tuệ Tĩnh là danh y lỗi lạc đời Trần. Ông chẳng những là người mở mang ngành Y dược dân tộc,
mà còn là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.
b. Thân bài
Một hôm, có nhà quý tộc trong vùng cho đến mời Tuệ Tĩnh vào tư dinh để xem bệnh đau lưng
cho mình . Ông sắp đi thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa co bị gãy đùi đến,
mếu máo xin chạy chữa. Tuệ Tĩnh liền xem mạch cho cậu bé, rồi bảo anh con nhà quý tộc:
Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ phải chữa cho chú bé này trước, vì chú nguy hơn
Anh con nhà quý tộc sửng sốt:
Xin ngài đến đằng dinh tôi trước. Bọn gia nô đã đem võng đợi sẵn cả rồi.
- Không! – Tuệ Tĩnh dứt khoát trả lời – Ta phải chữa gấp cho chú bé này, để chậm tất có hại.
Tuệ Tĩnh bắt tay ngay vào việc chữa trị, không chú ý gì đến thái độ hậm hực của con anh nhà quý
tộc. Qua gần một buổi, chú bé nhà nông đã được bó nẹp nằm yên trên giường bệnh. Tuệ Tĩnh yên
tâm thở phào nhẹ nhõm. Vợ chồng người nông dân lạy tạ:
- A di đà phật! Không có ngài thì tính mạng con tôi nguy rồi, chúng tôi biết lấy gì đền đáp cho xứng?
Tuệ Tĩnh trả lời:
Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ơn huệ. Ông bà cứ yên tâm,
sau một tuần trăng chú bé sẽ đi lại được!
c. Kết bài
Trời đã sập tối, chợt nhớ tới nhà quý tộc, ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi.
( Theo Quỳnh Cư, Những vì sao đất nước, tập 2, NXM thanh niên )
*Bài văn
Tiết 15: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
I. Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1. Chủ đề
Hỏi 1. Ý chính của bài văn được thể hiện ở những câu nào? Các câu văn ấy nằm ở đoạn nào? Vì sao em biết?
Ý chính của bài văn nằm ở hai câu đầu. Hai câu này đã nêu được ý chính đó là: ông hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh.
* Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản.
Hỏi 2. Vậy chủ đề của câu chuyện trên đây có phài là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không?
*Chủ đề ca ngời danh y Tuệ Tĩnh hết lòng vì người bệnh. Không phải vì quyền thế hay vì kẻ giàu để mong được đền đáp. Đó chính là y đức của người thầy.
* Ta biết được đó là chủ đề vì nó nói lên ý chính, vấn đề chính chủ yếu của bài văn. Các câu, đoạn, sau đó là sự tiếp tục triển khai ý chủ đề. Vậy chủ đề chính là vấn đề chủ yếu mà câu chuyện muốn đề cao, ca ngợi.
- Chủ đề là tư tưởng, ý nghĩa của bài văn hay nói cách khác là vấn đề chủ yếu, ý tứ quan trọng, chính yếu mà người viết muốn đặt ra, thể hiện trong văn bản.
Tiết 15: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
I.Chủ đề và dàn bàicủa bài văn tự sự
1. Chủ đề
Hỏi 3. Thảo luận theo đơn vị nhóm
Tên ( Nhan đề ) của bài văn thể hiện chủ dề của bài văn. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề nào thích hợp? Vì sao?
- Tuệ Tĩnh và hai người bệnh
- Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh
- Y đức của Tuệ Tĩnh
Gợi ý:
Nhan đề Tuệ Tĩnh và hai người bệnh: Nêu lên tình huống buộc phải lựa chọn. Thể hiện phẩm chất cao đẹp của danh y Tuệ Tĩnh.
Nhan đề Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh và Y đức của Tuệ Tĩnh. Thể hiện sát chủ đề. Nhấn mạnh khía cạnh tình cảm và đạo đức nghề nghiệp của Tuệ Tĩnh.
Hỏi 4. Em thử đặt nhan đề khác cho bài văn trên?
Ví dụ: Nhan đề Một lòng vì người bệnh
Vậy: Một văn bản tự sự có khi có 1 chủ đề, cũng có khi có 2,3 chủ đề.
Hỏi 5. Từ văn bản trên em hiểu chủ đề của bài văn tự sự là gì?
Tiết 15: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
I.Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1. Chủ đề
Tiết 15: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA
BÀI VĂN TỰ SỰ
I.Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1. Chủ đề
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là tư tưởng ý nghĩa mà người viết muốn thể hiện.

2. Dàn bài của bài văn tự sự.
Hỏi 6. Bài văn trên gồm mấy phần, mỗi phần mang tên gọi là gì? Nhiệm vụ của từng phần?
Bài văn gồm 3 phần:
- Mở bài: giới thiệu nhân vật Tuệ Tĩnh, sự việc: thương yêu, cứu giúp người bệnh.
- Thân bài: Phát triển diễn biến sự việc, câu chuyện ở việc chữa bệnh của Tuệ Tĩnh, chữa cho người nguy hiểm trước...
- Kết bài : Kết thúc truyện: ông vội vã đi chữa bệnh, không kịp nghỉ.
Hỏi 7. Theo em có thể thiếu một phần nào trong văn bản trên được không?
Không thể thiếu được một phần nào trong 3 phần trên. Nếu thiếu mở bài: Người đọc khó theo dõi câu chuyện. Thiếu phần kết bài : Người đọc không biết câu chuyện cuối cùng sẽ kết thúc như thế nào.
Hỏi 8. Vậy, có thể khái quát như thế nào về dàn bài văn tự sự?
Tiết 15: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA
BÀI VĂN TỰ SỰ
I.Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1. Chủ đề
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là tư tưởng ý nghĩa mà người viết muốn thể hiện.
2. Dàn bài của bài văn tự sự.
a, Mở bài:
- Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
b, Thân bài:
- Phát triển diễn biến sự việc.
c, Kết bài:
- Kết thúc sự việc.

II. Luyện tập
Bài tập 1 ( Truyện phần thưởng)


PHẦN THƯỞNG
Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng tiến nhà vua.
Ông ta tìm đến cung điện và nhờ các quan trong triều bảo làm cách nào gặp đươc nhà vua. Một trong các quan hỏi ông ta gặp vua để làm gì. Người nông dân bèn kể lại chuyện muốn dâng vua viên ngọc quý.
Vị quan nọ bảo:
- Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện anh phải chia cho tôi một nửa phần thưởng của nhà vua. Nếu không thì thôi!
Người nông dân đồng ý, và viên quan nọ liền dẫn ông ta vào cung vua. Vua cầm lấy viên ngọc và bảo:
- Thế anh muốn ta thưởng cho anh cái gì bây giờ?
Người nông dân bèn thưa:
- Xin bệ hạ hãy thưởng cho thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi.
Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.
( Lép Tôn-xtôi, Vũ Văn Tôn dịch)
Tiết 15: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
II. Luyện tập
Bài tập 1 ( Đọc Truyện phần thưởng)
Hỏi 1. Xác định chủ đề của truyện? Chủ đề nằm ở phần nào?
Chủ đề: Tố cáo tên cận thần tham lam bằng cách chơi khăm nó một vố. Ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành của người nông dân. Chủ đề này toát lên từ nội dung câu chuyện.
Hỏi 2. Chỉ rõ 3 phần của câu truyện?
*Bố cục : 3 phần:
- Mở bài: Câu đầu tiên.
- Thân bài: Các câu tiếp theo.
- Kết bài: Câu cuối cùng.
Hỏi 3. So sánh với truyện Tuệ Tĩnh? ( Thảo luận nhóm )
* Giống:
-Kể theo trật tự thời gian.
- Bố cục 3 phần
* Khác:
- Mở bài: Bài Tuệ Tĩnh nói rõ ngay chủ đề. Bài Phần thưởng chỉ giới thiệu tình huống.
- Kết bài: Bài Tuệ Tĩnh có sức gợi bài hết nhưng thầy thuốc lại bắt đầu một cuộc chữa bệnh mới.
Bài Phần thưởng: Viên quan bị đuổi ra, người nông dân được thưởng.
Truyện Tuệ Tĩnh: bất ngờ ở đầu truyện. Còn Phần thưởng bất ngờ ở cuối truyện
2. Bài tập 2. Đọc lại các bài Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?
* Định hướng:
- Mở bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh: Nêu tình huống.
- Mở bài: Sự tích Hồ Gươm: Nêu tình huống nhưng dẫn giải dài.
- Kết bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh: Nêu sự tiếp diễn.
- Kết bài: Sự tích Hồ Gươm: Nêu sự việc kết thúc
** Củng cố: + Đọc lại ghi nhớ SGK/45
+ Đọc phần đọc thêm: Những cách mở bài trong bài văn kể chuyện, sgk/47

** Dặn dò: Soạn bài " Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự"
+ Nội dung soạn:
*Đọc các đề bài mục 1/I/sgk/47, trả lời câu hỏi bên dưới.
*Tìm hiểu đề và lập dàn bài cho đề bài: " Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em"
* Viết phần mở bài và kết bài cho đề bài trên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tôn Thất Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)