Bai 4 cau truc bang

Chia sẻ bởi Nguyễn Công Quang | Ngày 25/04/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: bai 4 cau truc bang thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Chương III
HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ LIỆU MICROSOFT ACCESS

( 4 CẤU TRÚC BẢNG
(((
Mục tiêu bài học:
Về kiến thức: học sinh sau tiết học sẽ:
Biết được các khái niệm chính trong cấu trúc một bảng của cơ sở dữ liệu.
Trường.
Bản ghi.
Kiểu dữ liệu.
Khoá chính.
Các tính chất của trường.
Về kĩ năng:
Sau tiết học này, học sinh có thể thực hiệu được các thao tác cơ bản trên bảng dữ liệu: tạo bảng, thay đổi cấu trúc của bảng, xoá và đổi tên bảng,…
Về tư duy:
Đến đây học sinh cần rèn luyện tư duy làm quen dần với hệ cơ sở dữ liệu một cách cơ bản nhất.
Chuẩn bị:
Giáo viên: cần chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, máy chiếu, đèn chiếu hoặc hình ảnh minh họa cần thiết.
Học sinh: cần xem bài trước ở nhà, chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, tập vở ghi chép.
Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp, nắm sỉ số lớp.
Kiểm tra bài cũ: tuỳ theo bài học tiết trước, gọi một hoặc hai học sinh nêu lại các kiến thức đã học được.
Giảng bài mới:
Hoạt động giảng dạy
Nội dung bài dạy

Hoạt động 1:
GV: đưa ra hình ảnh một bảng dữ liệu học sinh hoặc nhân viên, sau đó gọi một học sinh nhận xét về các cột, các hàng của bảng,…
HS: nêu lên những nhận xét, cảm nhận của mình về vấn đề giáo viên vừa nêu.
GV: tổng hợp, nhận xét, cung cấp thêm những điều cần thiết cho học sinh về cấu trúc bảng dữ liệu và cho học sinh ghi chép các ý chính vào tập.
HS: lắng nghe và ghi chép.








Hoạt động 2:
GV: đặt câu hỏi hợp lí cho học sinh để từng bước hướng dẫn học sinh các thao tác cơ bản khi làm việc với bảng trong cơ sở dữ liệu.
HS: lắng nghe, hợp tác xây dựng bài học với giáo viên và ghi chép đầy đủ vào tập vở.
1Các khái niệm chính
Trường (field): là một cột của bảng thể hiện một thuộc tính của chủ thể cần quản lí.
Bản ghi (record): là một hàng của bảng gồm dữ liệu về các thuộc tính của chủ thể quản lí.
Kiểu dữ liệu (data type): là kiểu của dữ liệu lưu trong một trường. Mỗi trường có một kiểu dữ liệu.
(Tham khảo các kiểu dữ liệu thường dùng được mô tả trong sách giáo khoa).
Tạo và sửa cấu trúc bảng
Tạo cấu trúc bảng
Cách 1: nháy đúp Create table in Design view.
Cách 2: nháy nút lệnh, rồi nháy đúp Design View.
Sau đó cửa sổ làm việc của Access xuất hiện thanh công cụ thiết kế bảng Table Design và cửa sổ cấu trúc bảng.



Cột Field Name: chứa tên các trường của bảng.
Cột Data Type: kiểu dữ liệu của các trường tương ứng.
Cột Description: mô tả các trường tương ứng.
Mục Field Properties: mô tả các tính chất của trường.
Để tạo một trường, ta thực hiện:
Gõ tên trường vào cột Field Name.

Nháy chuột vào mũi tên xuống bên phải ô thuộc cột Data Type rồi chọn một kiểu dữ liệu trong danh sách.
Mô tả nội dung trường trong cột Description.
Lựa chọn tính chất của trường trong phần Field Properties.
Các tính chất của trường:
Field Size: cho phép đặt kích thước tối đa cho dữ liệu lưu trong trường (áp dụng với kiểu dữ liệu Text, Number, Autonumber).
Format: quy định cách hiển thị và in dữ liêu.
Caption: cho phép thay tên trường bằng các phụ đề dễ hiểu khi hiển thị.
Default Value: xác định giá trị tự động đưa vào trường khi tạo bảng ghi mới.
Thay đổi tính chất của một trường:
Nháy chuột vào dòng định nghĩa trường ( trong phần Field Properties ở nữa dưới cấu trúc bảng xuất hiện các tính chất của trường.
Thực hiện các thay đổi cần thiết.
Chỉ định khoá chính
Trong một bảng, hai hàng dữ liệu bất kì phải phân biệt nhau, tức là mỗi bản ghi phải lả duy nhất. Do đó trong mỗi bảng, ta cần chỉ ra trường (một hoặc nhiều trường) mà giá trị của nó xác định duy nhất mỗi hàng của bảng. Trường đó gọi là khoá chính (Primary Key) của bảng.
Thực hiện:
Chọn trường làm khoá chính.
Nháy nút  hoặc chọn lệnh Edit ( Primary Key.
Lưu cấu trúc bảng:
Chọn lệnh File ( Save hoặc nháy nút lệnh 
Trong hộp thoại Save As, gõ tên bảng vào ô Table Name.
Nháy nút OK hoặc nhấn Enter.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Công Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)