BÀI 4: CẤU TRÚC BẢNG

Chia sẻ bởi Trần Thị Trúc Phương | Ngày 25/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: BÀI 4: CẤU TRÚC BẢNG thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Bài: 4- tiết: 11
Tuần dạy:



Mục tiêu:
Kiến thức:
HS biết:
Biết khái niệm khoá chính và các bước chỉ định một trườn làm khóa chính.
Biết cách tạo, sửa và lưu cấu trúc bảng.
HS hiểu : Hiểu được các khái niệm chính trong cấu trúc bảng.
Kỹ năng:
Thực hiện được tạo và sửa cấu trúc bảng, nạp dữ liệu vào bảng, cập nhật dữ liệu;
Thực hiện việc khai báo khoá;
Thực hiện được việc liên kết giữa hai bảng.
Thái độ:
HS nhận thức được lợi ích cũng như tầm quan trọng của các công cụ phần mềm nói chung cũng như của hệ QTCSDL nói riêng để có quyết tâm học tập tốt, nắm vững các khái niệm và thao tác cơ sở của Access.
Hướng cho một số HS có nguyện vọng sau này học tiếp đạt trình độ phục vụ được công việc quản lí trong tương lai.
Trọng tâm:
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Bảng
3.2 Học sinh:
Tiến trình:
Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Ổn định lớp.
Điểm danh lớp.
Kiểm tra miệng:
Câu hỏi:
Câu 1: Nêu các thao tác khởi động và kết thúc Access?
Đáp án:
Câu 1: Khởi động
Cách 1: Từ bảng chọn Start, chọn Start ( All Programs ( Microsoft Access.
Cách 2: Nháy đúp vào biểu tượng Access  trên màn hình nền.
* Kết thúc
Cách 1: Chọn File(Exit hoặc nhấn tổ hợp phím Alt+F4.
Cách 2: Nháy nút  ở góc trên bên phải màn hình làm việc của Access
Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học

Hoạt động 1. Tìm hiểu các khái niệm chính.
GV: Theo em bảng (table) là gì?
HS: Trả lời
Là thành phần cơ sở tạo dùng để lưu trữ dữ liệu.
Các bảng được tạo ra sẽ chứa toàn bộ dữ liệu mà người dùng cần để khai thác.
GV: Năm lớp 11 chúng ta đã học kiểu dl bản ghi. Theo em , mỗi cột (thuộc tính), mỗi hàng của bảng còn được gọi là gì?
HS: Mỗi cột (thuộc tính) được gọi là Trường, mỗi hàng của bảng còn được gọi là Bản ghi.
GV: Thế nào là trường, bản ghi cho ví dụ?
HS: Đọc SGK trang 34 nghiên cứu và trả lời câu hỏi.












GV: Như ta biết mỗi trường trong bảng đều lưu trữ một kiểu dữ liệu. Theo em kiểu dữ liệu trong bảng là như thế nào?
HS: Đọc SGK nghiên cứu và trả lời.

GV: Yêu cầu học sinh xem một số kiểu dữ liệu thường dùng trong SGK trang 34.
GV: Từ bảng trên em hãy lấy ví dụ minh họa?
HS: Ví dụ, MaSo có kiểu dữ liệu là Number (kiểu số), HoDem có kiểu Text (kiểu văn bản), NgSinh (ngày sinh) có kiểu Date/Time (ngày/giờ), DoanVien có kiểu Yes/No (đúng/sai).

Hoạt động 2. Tạo và sửa cấu trúc bảng.
GV: Đặt vấn đề: Muốn có bảng dữ liệu, trước hết cần khai báo cấu trúc của bảng, sau đó nhập dữ liệu vào bảng. Dưới đây xét việc tạo cấu trúc bảng.
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: Để tạo cấu trúc bảng trong chế độ thiết kế, thực hiện như thế nào?
HS: Thao khảo SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Giải thích: Sau khi thực hiện một trong hai cách trên, trên cửa sổ làm việc của Access xuất hiện thanh công cụ thiết kế bảng Table Design (h. 21) và cửa sổ cấu trúc bảng (h. 22).



GV: Khi cửa số thiết kế xuất hiện để tạo một trường ta tiến hành như thế nào?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.













GV: Yêu cầu học sinh xem các tính chất của trường trong sgk

GV: Để thay đổi tính chất của trường ta thực hiện như thế nào?
HS: Đọc SGK trả lời.




Chỉ định khoá chính
GV: Tại sao phải chỉ định khóa chính?
HS: Nghe giảng và ghi bài.


GV: Theo em thế nào là khoá chính?
HS: Khoá chính là trường có giá trị xác định duy nhất mỗi hàng của bảng

GV: Để chỉ định khoá chính, ta thực hiện như thế nào?
HS: Đọc SGK, nghiên cứu và nghe giảng.
GV: Sau khi chỉ định khoá chính
Access hiển thị hình chiếc chìa khoá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Trúc Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)