Bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử

Chia sẻ bởi kĩ thuật hình ảnh | Ngày 10/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

1
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH (30t)
Bài 1: Cấu Tạo Nguyên Tử – ĐLTH
Bài 2: Liên Kết Hoá Học – Cấu Tạo Phân Tử
Bài 3 : Phức chất
Bài 4: Nhiệt Hoá Học
Bài 6: Dung Dịch – DD Các Chất Điện Ly
Bài 7: Điện Hoá Học
Bài 5: D?ng Hóa Học
2
BÀI 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - ĐLTH
Mục tiêu:
1. Phân tích được những ưu nhược điểm mẫu nguyên tử của Rutherford và Bohr
2. Trình bày được những luận điểm cơ bản của thuyết CHLT trong nghiên cứu NT
3. Mô tả được những đặc trưng của các AO
4. Vận dụng được quy luật phân bố e trong NT để biểu diễn cấu hình e của NT
5. Mô tả được cấu trúc của bảng HTTH và quy luật biến thiên của các nguyên tố
3
BÀI 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - ĐLTH
Nucleus: Protons va Notrons
Electron cloud
Nội dung:
1. Cấu Tạo Nguyên Tử:
4
Đường kính nguyên tử cỡ 1 Å
Đường kính hạt nhân cỡ 10-4 Å
Khối lượng mỗi electron bằng 9,109 x 10-31 kg.
Điện tích electron bằng -1,60218 x 10-19 coulomb.
Proton có khối lượng 1,672623 x 10-27 kg
(1,007825 đvklnt), mang điện tích +1.
Notron có khối lượng 1,67482 x 10-27 kg
(1,008665 đvklnt), trung hoà điện.
5
Kí hiệu nguyên tử
A: Số khối
Z: điện tích hạt nhân
Số khối A : A = Z + N.
- Khối lượng của electron rất nhỏ nên
M ? A
* Nguyên tử trung hoà điện tích
điện tích (+) = ? điện tích( -)
P = e = Z (điện tích hạt nhân)
6
Y� nghĩa của Z : điện tích hạt nhân
- Xác định vị trí của nguyên tố trong bảng HTTH
- Xác định thuộc tính của nguyên tố (kim loại, phi kim)
7
Đồng vị
Đồng vị là những dạng nguyên tử khác nhau của cùng một nguyên tố mà hạt nguyên tử của chúng tuy có cùng số proton nhưng khác số nơtron ( do đó khác số khối).
Khối lượng nguyên tử thường là đại lượng trung bình của các đồng vị.
Ví dụ: Nguyên tố Cu có 2 đồng vị bền:
8
Proti 11H 99,985% .
Deuteri 12H 0,015%.
Triti 13H nhan tao.
Clor 35 1735Cl 75,57%.
Clor 37 1737Cl 24,43%.
Carbon 12 612C 98,90%.
Carbon 13 613C 1,10%.
Carbon 14 614C.
Oxy 16 816O 99,76%.
Oxy 17 817O.
Oxy 18 818O.
H�`u h�?t ca?c nguy�n tơ? hoa? ho?c la` hơ~n ho?p ca?c dơ`ng vi?.
Khơ?i luo?ng nguy�n tu? se~ la` khơ?i luo?ng trung bi`nh cu?a ca?c dơ`ng vi?
9
Đồng khối :
Giữa các đồng vị của nhiều nguyên tố khác nhau, có thể tìm thấy trường hợp chúng có điện tích hạt nhân khác nhau nhưng có cùng số khối
ví dụ : 1840Ar 1940K 2040Ca
10
2. Cấu tạo vỏ electron
Mô hình nguyên tử do Rutherford đề nghị:
Nguyên tử gồm:
+ Một hạt nhân tích điện dương.
+ Các electron quay xung quanh nó.
- Nguyên tử trung hòa điện.
- Lực ly tâm cân bằng với lực hút tĩnh điện.
Kích thước hạt nhân rất nhỏ so với nguyên tử.

Electron chuyển động quanh hạt nhân sẽ phát ra E dưới dạng bức xạ điện từ và cho phổ liên tục
=> e sẽ mất dần E và cuối cùng rơi vào hạt nhân
=> nguyên tử bị phá vỡ (ngtử không tồn tại).
11
Nhược điểm thuyết Rutherford:
- Không giải thích được tính bền của nguyên tử.
- Không giải thích được sự có mặt phổ vạch của nó.

C�?u Ta?o Vo? electron Theo Niels Bohr
Tiên đề 1: e quay quanh hạt nhân chỉ theo một số quỹ đạo tròn, đồng tâm và có bán kính xác định (quỹ đạo dừng).
Tiên đề 2: E của e được bảo toàn, nghĩa là các điện tử không hấp thu hoặc bức xạ điện từ.
Tiên đề 3: Sự bức xạ xảy ra khi electron nhảy từ quỹ đạo dừng này sang quỹ đạo dừng khác.
?E = Ecuối - Eđầu
12

a) Tính được bán kính quỹ đạo bền, tốc độ và năng lượng electron khi chuyển động trên quỹ đạo đó.


h=6,626.10-34 J.s = 6,62 .10-27 ec là hằng số Planck
m là khối lượng của e= 9,1.10-28g = 9,1.10-31kg
v là tốc độ chuyển động của e
r là bán kính quỹ đạo dừng
n là số nguyên = số lớp điện tử
* Kết Quả Rút Ra Từ Các Tiên Đề Của Niels Bohr
13
+ Bán kính r của quỹ đạo:


(? = 3,14 e=4,8.10-10)
+ Nang lu?ng electron chuy?n d?ng tr�n qu? d?o d?ng:
14
Các giá trị đơn vị nlnt
15
b) Mô hình nguyên tử của Bohr cho phép giải thích được bản chất vật lý của quang phổ vạch nguyên tử và tính toán được vị trí các vạch quang phổ hydro và các hạt có một điện tử bên ngoài.
16
Mỗi vạch quang phổ ứng với một sóng. Đại lượng đặc trưng cho sóng là:
- Tần số ?: số lần dao động sóng thực hiện được trong một giây, đơn vị: Hz
Độ dài sóng ?: quãng đường sóng truyền đi trong một dao động, đơn vị: m, nm, .
Mối quan hệ giữa tần số và độ dài sóng:
? . ? = c (c: tốc độ truyền sóng)
Quang phổ vạch của nguyên tử hidro có 3 vùng :
Vùng thuộc phần tử ngoại của quang phổ được gọi là dãy Lyman.
Vùng thuộc phần phần nhìn thấy được của quang phổ được gọi là dãy Balmer.
- Vùng phần lớn thuộc hồng ngoại là dãy Paschen.
17
Ở điều kiện thường, đa số electron tồn tại ở mức năng lượng thấp nhất (n = 1). Khi bị kích thích, electron hấp thu năng lượng và chuyển lên quỹ đạo xa nhân, có năng lượg cao hơn và nhanh chóng quay về quỹ đạo gần nhân, phát ra bức xạ tần số ν thoả mãn.
Các vạch dãy Lyman có sự chuyển electron từ quỹ đạo
n = 2,3,4, … về n = 1.
Các vạch dãy Balmer có sự chuyển electron từ quỹ đạo
n = 3,4,5 .… về n = 2.
Các vạch dãy Paschen có sự chuyển electron từ quỹ đạo
n = 4,5,6 … về n = 3.
18
Các chuyển dịch hấp thụ và phát xạ giữa các mức
19
19
20
Ví dụ: Hãy tính năng lượng của các quỹ đạo có n là 1 và 2 của nguyên tử hydrogen (Từ đó, suy ra tần số ? và bước sóng ? của bức xạ) cần thiết để kích thích điện tử từ quỹ đạo có n = 1 lên quỹ đạo có n = 2.
21
Mô hình Borh không giải thích được:
+ Quang phổ của các nguyên tử phức tạp có nhiều hơn 1 điện tử
+ Sự tách các vạch quang phổ dưới tác dụng của điện - từ trường (hiệu ứng Zeeman).
Để khắc phục khó khăn đó, nhà vật lí người Đức Sommerfeld đã bổ sung thuyết Borh bằng cách đưa thêm những quỹ đạo elip ngoài quỹ đạo tròn và đưa ra các số lượng tử khác ngoài các số lượng tử chính để mô tả trạng thái năng lượng của e trong nguyên tử và đã giải thích được hiệu ứng Zeeman.
- Tuy nhiên, thuyết Borh-Sommerfeld không giải thích được thật chi tiết quang phổ của các nguyên tử nhiều e.
- Bởi vậy, mẫu nguyên tử Borh cần được thay thế bằng những quan điểm hiện đại của cơ học lượng tử.
22
Nguyên lý bất định Heisenberg
Những tiên đề của CHLT:
Thuyết lượng tử Planck
Thuyết sóng hạt của ánh sáng (Maxwell & Einstein)
Thuyết sóng hạt của hạt vi mô (Louis de Broglie)
Phương trình sóng Schrodinger
23
23
SÓNG VÀ TÍNH CHẤT CỦA SÓNG

Sóng là một dạng truyền năng lượng chứ không phải truyền vật chất. (quả bóng dập dềnh)
Tính chất của sóng
Hiện tượng giao thoa : một sóng có thể làm tăng cường hoặc yếu đi một sóng khác (biên độ sóng có tính cộng).
Hiện tượng nhiễu xạ: sóng bị đổi hướng khi chạm vào góc của vật chướng ngại
24
24
Sóng điện từ: là dạng truyền năng lượng.
A�nh sáng là sóng điện từ.
Tốc độ sóng điện từ : c = 3.108 m/s.
Bước sóng ? ; Tần số sóng ? c = ?. ?
? ngắn, ? cao ? dài, ? thấp
E = h.?= h.c/ ?
E1 > E2
h = 6.63?10-34 J?s
25
25
Bản chất hạt của ánh sáng thể hiện ở hiệu ứng quang điện (là sự phát ra các electron từ kim loại dưới tác dụng của ánh sáng chiếu vào).
Trong các hiệu ứng này, ánh sáng thể hiện tính chất như các dòng hạt có khối lượng và xung lượng xác định với động năng tính bằng công thức:
?? = mc2

26
Sự thống nhất bản chất sóng và bản chất hạt thể hiện qua mối quan hệ giữa khối lượng của photon với tần số ? và bước sóng ? của bức xạ là:

=>
27
27
Ví dụ
CO2 hấp thu bức xạ có bước sóng 0.018 mm. Hãy xác định tần số của bức xạ này?
0.01810-3 m
= 1.71013 s-1
Đơn vị:
1 Hertz (Hz)  1 s-1
Hãy tính bước sóng của sóng FM có tần số 90.7 MHz.
= 3.31 m
28
28
Ví dụ
Năng lượng tối thiểu để bứt một electron ra khỏi cesium là 3.05?10-19 J. Có thể dùng ánh sáng màu xanh có ? = 505 nm để bứt electron từ cesium hay không?
Ephoton = h
6.6310-34 Js
50510-9 m
= 3.9410-19 J
Được!
29
Tính chất sóng của các hạt vi mô
- Louis de Broglie mở rộng quan điểm về bản chất nhị nguyên sóng hạt cho toàn bộ các hạt vật chất với giả thuyết:
Chuyển động của một hạt vật chất bất kỳ đều có thể xem như một quá trình sóng được đặc trưng bằng bước sóng ? được tính theo hệ thức Broglie:

v: v?n t?c chuy?n d?ng c?a h?t

30
30
Ví dụ
Tính bước sóng chuyển động của một electron chuyển động với vận tốc 3.00x108 m/s, và một quả golf (45,3g) chuyển động với vận tốc 62 m/s.
( 1J = 1 kg m2 /s2)
6.6310-34 Js
9.1110-31 kg
= 2.4210-12 m
6.6310-34 Js
0.0453 kg
= 2.410-34 m
gb
31
Nguyên lí bất định Heisenberg.
Về nguyên tắc không thể xác định đồng thời chính xác cả về tọa độ và vận tốc của hạt vi mô, do đó không thể vẽ hoàn toàn chính xác quỹ đạo chuyển động của hạt.


?x: sai số của phép đo tọa độ theo trục x. ?vx là sai số của phép đo vận tốc theo trục x.
h = 6,626.10-27 ec.s = 6,626.10-34 J.s
m = 9.10-31 kg, ?x = 10-10 cm, ?vx = 1010 cm/s.
H�? thu?c tr�n cho th�?y vi�?c xa?c di?nh tọa dơ? ca`ng chi?nh xa?c thi` vi�?c xa?c di?nh tơ?c dơ? ca`ng ke?m chính xác.
32
Nếu ta chấp nhận độ bất định về vị trí electron trên quỹ đạo dừng = bk quỹ đạo Borh ??x= 0,0529nm = 5.10-2nm = 5.10-9cm
33
Sai số về vận tốc quá lớn nên không thể chấp nhận được về vị trí cố định của điện tử trên quỹ đạo.
- Từ đó suy rộng ra là không thể xác định chính xác vị trí của điện tử trên quỹ đạo mà chỉ xác định được vùng không gian nào đó quanh nhân mà xác suất tìm gặp điển tử là lớn nhất. Vùng này gọi là orbital nguyên tử hay vân đạo nguyên tử (AO)
34
Tiên đề về phương trình sóng Schrodinger
Hàm số sóng của một hạt hay nhiều hạt là nghiệm của phương trình vi phân, gọi pt sóng Schrodinger
35
Một hàm sóng Ψ tương ứng với bộ 4 số lượng tử (n, l, ms, ml ) miêu tả trạng thái một electron được gọi là một orbital nguyên tử AO.
Giải phương trình sóng Schroedinger để tìm một số đại lượng đặc trưng cho một AO
Số đại lượng đặc trưng cho một AO còn được gọi là các số lượng tử
36
Số lượng tử chính n, nhận giá trị nguyên dương, xác định năng lượng electron.
Số lượng tử moment góc orbital l, nhận giá trị nguyên từ 0 đến (n – 1), l xác định hình dạng và tên của orbital.
n = 1, 2, 3, ... Tương ứng với lớp K, L, M, ... Và mức năng lượng E1, E2, E3, ...Vậy điện tử càng xa nhân thì E càng lớn
l = 0, 1, 2, 3 …. Tương ứng với orbital s, p, d, f …..
37
38
Số lượng tử từ ml, nhận giá trị từ – l đến + l, kể cả số 0, đặc trưng cho sự định hướng của orbital nguyên tử trong từ trường, và quyết định số orbital trong một phân lớp.
Số lượng tử spin electron ms, nhận giá trị – 1/2 và + 1/2, xác định moment động lượng riêng của electron.
- Khi ? = 0 có 1 giá trị của m = 0.
- Khi ? = 1 có 3 giá trị của m = -1, 0, +1
- Khi ? = 2 có 5 giá trị của m = -2, -1, 0, 1, 2
- Khi ? = 3 có 7 giá trị của m: m = -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3
39
Tóm lại
Bốn số lượng tử n, l, ml , ms xác định hoàn toàn trạng thái của electron trong nguyên tử.
40
Bộ đầy đủ các đại lượng vật lý
- Như vậy, một vân đạo (obitan) được biểu thị bằng một bộ gồm 3 số lượng tử là n, l và m.
- Còn một điện tử được biểu thị bằng một bộ gồm 4 số lượng tử là n, l, m và ms.
2s1: n = 2; l=0; m=0; ms = +1/2
Số vân đạo trong một lớp
- Lớp thứ n có n phân lớp.
- Phân lớp thứ ? có (2? ? 1) vân đạo.
- Vì vậy, lớp thứ n có n2 vân đạo:

41
Các quy luật phân bố electron trong nguyên tử.
a. Nguyên lý bền vững
- Điện tử sẽ chiếm lần lượt các vân đạo nguyên tử có năng lượng từ thấp đến cao.
1s < 2s < 2p < 3s < 3p < 4s < 3d < 4p < 5s < 4d < 5p < 6s < 4f ? 5d < 6p < 7s < 5f ? 6d < 7p .
Các vân đạo bão hòa electron: s2, p6, d10, f14. rất bền vững;
Bán bão hòa: s1, p3, d5, f7.: bền vững;
Nếu ns2(n-1)d4 thì viết lại: ns1(n-1)d5 bền hơn vì có năng lượng thấp hơn hay ns2(n-1)d9 -> ns1(n-1)d10
Cr(24): 1s22s22p63s23p64s13d5: bền
Cu (29): 1s22s22p63s23p64s13d10: bền
42
b. Nguyên lý loại trừ Pauli
- Trong một nguyên tử đa điện tử, không có cặp điện tử nào có lần lượt cả 4 số lượng tử giống nhau.
Ví dụ ở lớp K ta có: n = 1, l = 0, m = 0 ứng với AO chỉ có tối đa 2 electron:
Electron thứ nhất ứng: n=1, l=0, m=0,ms= +1/2
Electron thứ hai ứng : n=1, l=0, m=0, ms = -1/2
- Dựa vào nguyên lý này, ta thấy:
+ Mỗi vân đạo (orbital) chứa tối đa 2 điện tử có spin đối nhau
+ Mỗi phân lớp chứa tối đa 2(2? + 1) điện tử
+ Mỗi lớp chứa tối đa 2n2 điện tử
43
c. Quy tắc Kleckopxki
- Trong một nguyên tử, thứ tự điền các electron vào các phân lớp sao cho tổng số (n + l) tăng dần.
Khi 2 phân lớp có cùng giá trị n+l thì electron điền trước tiên vào phân lớp có giá trị n nhỏ hơn.
Ví dụ: 3d có n+l=5;
4s có n+l=4 hay 4p có n+l=5.
Thứ tự điền các electron vào các phân lớp như sau:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d
Ví dụ: V(23): 1s22s22p63s23p64s23d3
1s2 2s22p6 3s23p63d3 4s2
Lớp electron K L M N
44
d. Quy tắc Hund
- Trong cùng một phân lớp, các điện tử sẽ được sắp xếp sao cho tổng spin của chúng là cực đại, có nghĩa là số điện tử độc thân là cực đại.
Như vậy, mỗi vân đạo trong một phân lớp trước hết phải chứa một điện tử độc thân rồi mới có sự cặp đôi điện tử.
- Quy tắc Hund và Klechkowski cho phép sắp xếp điện tử cho các nguyên tố khác nhau, hoặc từ cách sắp xếp điện tử hay số lượng tử của điện tử cuối cùng suy ra nguyên tố.
Ví dụ: 20Ca sẽ có cấu hình điện tử là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 hay [Ar] 4s2, và ngược lại.
45
Biễu diễn cấu trúc electron trong nguyên tử : có 2 cách
Dùng công thức điện tử: Sử dụng số lượng tử chính (n) và số lượng tử phụ s, p, d, f đồng thời kết hợp nguyên lý bền vững và nguyên lý loại trừ Pauli.
Br (35) : 1s22s22p63s23p64s23d104p5
Dùng sơ đồ điện tử:
Sử dụng một ô vuông hoặc tròn để sắp xếp tối đa 2 điện tử và kết hợp quy tắc Hund.
- Có 3 số lượng tử giống nhau vào 1 ô
- Số lượng tử thứ 4 ms được kí hiệu bằng dấu mũi tên ngược chiều nhau.

46
Cấu tạo vỏ e
Rutherfor
Borh
Cơ học lượng tử
Ưu điểm
Nhược điểm
Nhược điểm
Ưu điểm
Thuyết lượng tử Planck
Thuyết sóng hạt của ánh sáng
Thuyết sóng hạt của hạt vi mô
Nguyên lý bất định Heisenberg
Tiên đề về phương trình sóng Schrodinger
Bốn số lượng tử n, l, ml , ms
Các quy luật phân bố electron
47
Nguyên tử chỉ có 1 điện tử
Chỉ chịu tương tác hút của nhân nên NL của các phụ tầng bằng nhau

E3s = E3p = E3d
48
Nguyên tử có nhiều điện tử
-Điện tích hạt nhân chịu tương tác không phải của 1 điện tử mà còn có các điện tử khác
-Giữa các điện tử còn tương tác lẫn nhau
do đó NL trên các phụ tầng khác nhau
E3s < E3p < E3d
49
Chứng minh E3s < E3p < E3d
Dựa trên 2 hiệu ứng : Hiệu ứng chắn và hiệu ứng xâm nhập
1/ Hiệu ứng chắn :
Gọi Điện tử đang khảo sát là j
Điện tử còn lại là i. ta có ?i
Điện tử j bị các điện tử i tạo hiệu ứng màn chắn làm giảm sức hút của nhân lên điện tử j
Z`j= Zj - ?Zi Z`j : điện tích hữu hiệu
50
2/ Hiệu ứng xâm nhập:
Điện tử ở vân đạo s xuyên thấu vào nhân nhiều hơn so với vân đạo p và d
Nghĩa là hiệu ứng màn chắn của những điện tử i tác động lên vân đạo s nhỏ hơn so với p và d
Suy ra Z`s > Z`p> Z`d
Nên Es
51
Công thức tính điện tích hữu hiệu Z`
Theo quy tắc Slater
* i>j : (i nằm ngoài j) ?Zi =0
* i = j (i, j cùng 1 tầng) ?Zi =0,35
*i=j ở 1s ?Zi = 0,3
*i* i,j ở 2 tầng kế cận ?Zi =0,85
52
VD tính điện tích hữu hiệu Z` cho điện tử j ở tầng 3 của nguyên tố Cl(Z = 17)
Cl( Z = 17) 1s22s22p63s23p5
?Zi =6.0,35 + 8.0,85 + 2.1 = 10,9
Z` = Z - ?Zi =17 - 10,9 = 6,1
VD: tính Z` của Cl ở tầng 2
?Zi = 7.0 + 7.0,35 + 2.0,85 = 4,15
Z` = Z - ?Zi =17 - 4,15 = 12,85
53
VD: tính Z` của j ở 4s của nguyên tố K, Ca, Cu
K(19) 1s22s22p63s23p64s1
?Zi =8.0,85 + 10.1 = 16,8
Z` = Z - ?Zi =19 - 16,8 = 2,2
Ca(20) 1s22s22p63s23p64s2
?Zi= 1.0,35 + 8.0,85 + 10.1 = 17,15
Z` = Z - ?Zi =20 - 17,15 = 2,85
54
Cu(29) 1s22s22p63s23p64s13d10
?Zi =18.0,85 + 10.1 = 25,3
Z` = Z - ?Zi =29 - 25,3 = 3,7
55
BÀI TẬP
Biết các số lượng tử cuối, xác định nguyên tố
a/ n=2, l = 0, ml = 0, ms = -1/2
n=2 điện tử ở tầng 2
l=0 vân đạo s 2s
ml=0
ms=-1/2 2s2
1s22s2 Z = 4 (Be)
56
BÀI TẬP
Biết các số lượng tử cuối, xác định nguyên tố
a/ n=3, l = 1, ml = +1, ms = -1/2
n=3 điện tử ở tầng 3
l=1 vân đạo p 3p
ml =+1
ms=-1/2 3p6
1s22s22p63s23p6 Z = 18 (Ar)
57
BÀI TẬP
Biết các số lượng tử cuối, xác định nguyên tố
a/ n=2, l = 1, ml = 0, ms = -1/2
n=2 điện tử ở tầng 2
l=1 vân đạo p 2p
ml =0
ms=-1/2 2p5
1s22s22p5 Z = 9 (F)
58
BÀI TẬP
Biết các số lượng tử cuối, xác định nguyên tố
a/ n=3, l = 2, ml = +2, ms = +1/2
n=3 điện tử ở tầng 3
l=2 vân đạo d 3d
ml =+2
ms=+1/2 3d5
1s22s22p63s23p64s23d5 Z = 25 (Mn)
59
BÀI TẬP
Biết các số lượng tử cuối, xác định nguyên tố
a/ n=3, l = 2, ml = -2, ms = -1/2
n=3 điện tử ở tầng 3
l=2 vân đạo d 3d
ml =-2
ms=-1/2 3d6
1s22s22p63s23p64s23d6 Z = 26 (Fe)
60
BÀI TẬP
Biết các số lượng tử cuối, xác định nguyên tố
a/ n=3, l = 1, ml = -1, ms = +1/2
n=3 điện tử ở tầng 3
l=1 vân đạo p 3p
ml =-1
ms=+1/2 3p1
1s22s22p63s23p1 Z = 13 (Al)
61
BÀI TẬP
Biết các số lượng tử cuối, xác định nguyên tố
a/ n=3, l = 1, ml = 0, ms = -1/2
n=3 điện tử ở tầng 3
l=1 vân đạo p 3p
ml =0
ms=-1/2 3p5
1s22s22p63s23p5 Z = 17 (Cl)
62
Xác định các số lượng tử cuối của các nguyên tố sau:
1/ Mg (Z = 12)
1s22s22p63s2 điện tử cuối 3s2
n = 3
l = 0
ml = 0
ms = -1/2
63
Xác định các số lượng tử cuối của các nguyên tố sau:
1/ S (Z = 16)
1s22s22p63s23p4 điện tử cuối 3p4
n = 3
l = 1
ml = -1
ms = -1/2
64
Xác định các số lượng tử cuối của các nguyên tố sau:
1/ Co (Z = 27)
1s22s22p63s23p64s23d7điện tử cuối 3d7
n = 3
l = 2
ml = -1
ms = -1/2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: kĩ thuật hình ảnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)