Bài 4. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

Chia sẻ bởi Trần Vương Cường | Ngày 11/05/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

CẠNH TRANH
trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Bài 4:
Mọi cuộc chiến đều bắt đầu từ cạnh tranh. Sự cạnh tranh diễn ra mọi lúc, mọi nơi và trên mọi lĩnh vực trong đời sống !!!
Đặc biệt là trong kinh tế, cạnh tranh diễn ra càng mãnh liệt.
Các ông trùm điện thoại di động
Vấn đề thảo luận:
Tại sao cạnh tranh lại có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế khi đất nước hội nhập ?
> <
- Cũng theo ông thì: Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những động lực quan trọng để Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nó dẫn tới việc tăng khả năng cạnh tranh và đem lại nguồn lực và công nghệ cho Việt Nam.
Thực trạng về hội nhập:
Ông Klaus Rohland, Giám đốc WB tại Việt Nam, khẳng định Việt Nam là ví dụ điển hình về hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Một số tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia
APEC
ASEM
WTO
Theo “Tạp chí cộng sản”:
Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới.
( Trích “Toàn cầu hóa và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam” )
Vậy cạnh tranh đã làm gì để thúc đẩy phát triển kinh tế khi đất nước hội nhập ?
1. Cạnh tranh giúp Việt Nam chủ động hơn khi áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật để có thể nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa.
Cạnh tranh khiến các ngành sản xuất của Việt Nam phải nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa của mình. Để thực hiện việc đó, các nhà sản xuất phải liên tục áp dụng các tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật.
Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp:
Giống lúa:
+ Mỗi năm một vụ  Năng suất rất thấp
+ Qua cải tiến  mỗi năm 2 vụ  năng suất tăng gấp đôi, gấp ba.
+ Tiếp tục cải tiến: Giống lúa mới có tên gọi HTY100, cho gạo ngon, cơm mềm, có mùi thơm nhẹ, đã được đăng ký thương hiệu độc quyền Thiên Hương HYT100…v.v..
 Năng suất lúa tăng lên rõ rệt.
Thu nhập từ xuất khẩu gạo
của Việt Nam trong
9 tháng đầu năm là 2,44 tỉ USD

Áp dụng khoa học kĩ thuật
giúp thu về những
mối tiền khổng lồ
cho kinh tế đất nước
2. Cạnh tranh giúp Việt Nam mở rộng mối quan hệ ngoại giao hợp tác, từ đó giúp Việt Nam có thêm những cơ hội hợp tác nâng cao chất lượng hàng hóa.
Một số công ty liên doanh tại Việt Nam
Tôn thép
Bánh kẹo Việt Nam - Malaysia
Việt - Hàn
Các công ty đa quốc gia:
Các công ty liên doanh
giúp thu về những mối lời lớn !!!!
3. Cạnh tranh quốc tế đòi hỏi các công ty trong nước phải liên kết với nhau thành một khối thống nhất. Từ đó tạo ra các tập đoàn kinh tế giúp kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ.
Bưu chính - Viễn thông (VNPT), Than - Khoáng sản (Vinacomin), Dầu khí (PetroVietnam), Điện lực (EVN), Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin), Dệt May (Vinatex), Cao su (VRG) và Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt).
Những tập đoàn kinh tế có khả năng
chi phối nền kinh tế đất nước,
Vì vậy nếu kết hợp chúng có
khả năng điều chỉnh để nâng cao khả
Năng cạnh tranh của Việt Nam.
4. Cạnh tranh khiến các công ty phải thực sự năng động và hội nhập để hòa cùng dòng chảy của kinh tế quốc tế. Từ đó có thể tạo ra các mặt hàng chất lượng, giá trị cao để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ví dụ với các công ty xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam:
Từ trước, Nga luôn là thị trường chính của các công ty này.
Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian (cuối năm 2008) Nga không nhập loại cá này từ Việt Nam do một số lý do.
Các công ty Việt Nam đã mất hẳn một thị trường “ruột thịt”.
Trước bối cảnh đó, các công ty Việt Nam có 2 giải pháp:
.1. Làm sao để Nga tiếp tục nhập hàng.
.2. Tìm kiếm thị trường khác.
???
Các nhà sản xuất Việt Nam đã làm gì ???
Xác định được nhu cầu của Nga là rất lớn, nhưng tại sao họ lại đóng cửa ?
Từ đó có thể thấy mặt hàng khác đang cạnh tranh với các công ty Việt Nam.
Xác định được điều đó, các công ty Việt Nam nhanh chóng thay đổi phương thức sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kết quả:
- Tháng 5/2009, cá tra được trở lại thị trường Nga. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chỉ với 7 tháng, xuất khẩu vào thị trường này đạt 80 triệu USD, trong đó cá tra hơn 39.000 tấn với 64 triệu USD. Dù giảm mạnh cả về lượng và kim ngạch, nhưng với ngần ấy thời gian đã cho thấy nỗ lực của doanh nghiệpnhững tháng qua.
- Với xu thế này, dự kiến năm 2010, kim ngạch và sản lượng xuất khẩu vào Nga ít nhất cũng phải tương đương năm 2008 là 120 triệu USD, trong đó riêng cá tra là 100 triệu USD. Có thể nói, trong khó khăn năm 2009 có cơ hội để giúp Việt Nam tổ chức lại xuất khẩu.
Cũng ngay trong lúc đó, các công ty Việt Nam đã nhanh chóng tìm kiếm thị trường mới để mở rộng kinh doanh như: Ucraina, Gruzia, Uzebekistan…
Và sản lượng cá tra xuất khẩu những thị trường này cũng sẽ tương đương thị trường Nga, đặc biệt là Ucraina, khoảng 70% người dân ăn cá so với khoảng 30% so với Nga.
Vậy là chính sự cạnh tranh thị trường quốc tế đã khiến nhà sản xuất phải năng động để cải tổ hay thay đổi thị trường.
Chính sự cải tổ kịp thời đã giữ lại thị trường Nga – thị trường số 1 của con cá Việt Nam.
- Sự nhạy bén trong tìm kiếm thị trường đã giúp các nhà sản xuất Việt Nam tìm kiếm được thị trường mới – những thị trường tiềm năng.
 Cạnh tranh chính là “ngôi trường” dạy cho các nhà sản xuất sự nhạy bén và năng động. Từ đó có tác động mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế.
Cùng nhìn lại những gì cạnh tranh đã làm để thúc đẩy phát triển kinh tế:
Thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vượt bậc.
Việt Nam trong cạnh tranh toàn cầu:
Bảng trên cho thấy, với thị trường nội địa to lớn, với dân số đứng thứ 13 thế giới và thứ 3 của khu vực ASEAN, sau Indonesia và Philippines, Việt Nam đang sản xuất quy mô GDP danh nghĩa đứng thứ 59 toàn cầu, nhưng theo sức mua tương đương (loại trừ các yếu tố giá cả và tỷ giá), kinh tế Việt Nam đứng thứ 44, trên cả Singapore.
Theo sự phân loại 5 giai đoạn phát triển trong báo cáo của WEF, tạm chia các nền kinh tế theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người là chính
Như vậy Việt Nam vẫn đang trên bước khởi đầu của cạnh tranh và phát triển. Hy vọng rằng trong tương lai không xa nền kinh tế Việt Nam sẽ có những bước đột phá trong cạnh tranh phát triển kinh tế !
Các tài liệu tham khảo:
www.vietchinabusiness.vn www.vneconomy.vn
www.chungta.com www.tienphong.vn
Phạm Trang Nhung

2. Trần Thị Hồng Thắm

3. Tô Thị Minh Hoa

4. Kiều Vinh Tuấn

5. Nguyễn Thị Thúy Anh
6. Trần Vương Cường
7. Khuất Hoàng Giang
8. Lương Trung Tiến
9. Lê Trung Hiếu
10. Lê Tuấn Anh
Thực hiện :
The end !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vương Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)