Bài 4. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
Chia sẻ bởi Trần Vương Cường |
Ngày 11/05/2019 |
86
Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
BÀI TẬP THỰC HÀNH
MÔN:
GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Bài 4:
Cạnh tranh trong sản xuất
và lưu thông hàng hóa
Phần 3:
Tính hai mặt của cạnh tranh
a. Mặt tích cực của cạnh tranh
Cạnh tranh giữ vai trò là một động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một số hình ảnh:
1. Thế nào là khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước?
a.Nguồn lực kinh tế
Nguồn lực kinh tế là những nhân tố thường xuyên,
liên tục thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển.
Những nhân tố này bao gồm: con người, tài
nguyên thiên nhiên, khoa học-kĩ thuật và cơ sở
hạ tầng. Trong đó nhân tố con người luôn là nhân tố
quan trọng nhất vì con người là nhân tố quyết định
những nhân tố khác.
b. Khai thác tối đa nguồn lực của đất nước
Khai thác tối đa nguồn lực của đất nước là việc tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả những mặt thuận lợi cho việc sản xuất của đất nước, khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại nhằm xây dựng và phát triển kinh tế thị trường.
c. Vai trò của việc khai thác tối đa nguồn lực đất nước đối với việc cạnh tranh
Với cùng một số vốn ban đầu, cùng một mặt bằng sản xuất, cơ sở nào biết khai thác tối đa mọi nguồn lực đất nước vào sản xuất thì sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại cơ sở nào không biết tận dụng nguồn lực có sẵn thì không những năng suất không cao mà còn tốn nhiều chi phí do phải nhập khẩu của nước ngoài.
Như vậy, việc khai thác tối đa nguồn lực quốc gia đem lại hiệu quả về lâu về dài cho nhà đầu tư. Nó quyết định thắng bại trong cạnh tranh.
2. Thực trạng khai thác nguồn lực của
đất nước vào việc phát triển kinh tế ở
Việt Nam
Việt Nam có lợi thế là đất nước hòa bình, chính
trị ổn định nên các doanh nghiệp, nhà sản xuất có
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Do đó, việc
khai thác có nhiều ưu điểm
Các cơ sở biết sử dụng nguồn lao động trẻ dồi
dào, giàu sức sáng tạo, tiếp thu nhanh khoa học-
kĩ thuật hiện đại.
Nhiều doanh nghiệp đã khai thác và sử dụng rất
hiệu quả nguồn khoáng sản, tài nguyên giàu có
của Việt Nam để phát triển sản xuất ở cơ sở mình.
Một số cơ sở sản xuất đã nhập khẩu những công
nghệ hiện đại từ nước ngoài về để đẩy mạnh tiến
trình sản xuất, từ đó đẩy mạnh cạnh tranh.
Nhờ cơ sở hạ tầng phát triển, chi phí sản xuất cũng
như vận chuyển hàng hóa của nhiều doanh nghiệp
đã giảm bớt rất nhiều.
Tuy nhiên, việc khai thác nguồn lực quốc gia ở Việt Nam còn một số hạn chế như: phân công lao động ở nhiều nơi chưa hợp lí, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ…
3. Biện pháp phát huy việc khai thác
nguồn lực đất nước của các nhà đầu tư
Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ
quản lí kinh tế, cán bộ kĩ thuật, đặc biệt là công nhân
lành nghề, bố trí, sử dụng và có chính sách đãi ngộ
hợp lí.
Khai thác tài nguyên thiên nhiên hiệu quả kết hợp
với việc bảo vệ môi trường
Tích cực đầu tư, cải tiến khoa học-kĩ thuật, đồng thời nhập khẩu công nghệ hiện đại của nước ngoài.
Nâng cao cơ sở hạ tầng để phục vụ đời sống và phát triển kinh tế, chú trọng khu vực vùng sâu, vùng xa.
Nói tóm lại, muốn cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp đều phải khai thác và sử dụng tối đa nguồn lực của đất nước.
Đối với học sinh, việc hiểu biết mặt tích cục này của cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp chúng ta trở thành những con người hiểu biết và trong tương lai sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn và có chỗ đứng trên trường quốc tế.
Chúc cô giáo và các bạn mạnh khỏe và hạnh phúc
MÔN:
GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Bài 4:
Cạnh tranh trong sản xuất
và lưu thông hàng hóa
Phần 3:
Tính hai mặt của cạnh tranh
a. Mặt tích cực của cạnh tranh
Cạnh tranh giữ vai trò là một động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một số hình ảnh:
1. Thế nào là khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước?
a.Nguồn lực kinh tế
Nguồn lực kinh tế là những nhân tố thường xuyên,
liên tục thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển.
Những nhân tố này bao gồm: con người, tài
nguyên thiên nhiên, khoa học-kĩ thuật và cơ sở
hạ tầng. Trong đó nhân tố con người luôn là nhân tố
quan trọng nhất vì con người là nhân tố quyết định
những nhân tố khác.
b. Khai thác tối đa nguồn lực của đất nước
Khai thác tối đa nguồn lực của đất nước là việc tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả những mặt thuận lợi cho việc sản xuất của đất nước, khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại nhằm xây dựng và phát triển kinh tế thị trường.
c. Vai trò của việc khai thác tối đa nguồn lực đất nước đối với việc cạnh tranh
Với cùng một số vốn ban đầu, cùng một mặt bằng sản xuất, cơ sở nào biết khai thác tối đa mọi nguồn lực đất nước vào sản xuất thì sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại cơ sở nào không biết tận dụng nguồn lực có sẵn thì không những năng suất không cao mà còn tốn nhiều chi phí do phải nhập khẩu của nước ngoài.
Như vậy, việc khai thác tối đa nguồn lực quốc gia đem lại hiệu quả về lâu về dài cho nhà đầu tư. Nó quyết định thắng bại trong cạnh tranh.
2. Thực trạng khai thác nguồn lực của
đất nước vào việc phát triển kinh tế ở
Việt Nam
Việt Nam có lợi thế là đất nước hòa bình, chính
trị ổn định nên các doanh nghiệp, nhà sản xuất có
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Do đó, việc
khai thác có nhiều ưu điểm
Các cơ sở biết sử dụng nguồn lao động trẻ dồi
dào, giàu sức sáng tạo, tiếp thu nhanh khoa học-
kĩ thuật hiện đại.
Nhiều doanh nghiệp đã khai thác và sử dụng rất
hiệu quả nguồn khoáng sản, tài nguyên giàu có
của Việt Nam để phát triển sản xuất ở cơ sở mình.
Một số cơ sở sản xuất đã nhập khẩu những công
nghệ hiện đại từ nước ngoài về để đẩy mạnh tiến
trình sản xuất, từ đó đẩy mạnh cạnh tranh.
Nhờ cơ sở hạ tầng phát triển, chi phí sản xuất cũng
như vận chuyển hàng hóa của nhiều doanh nghiệp
đã giảm bớt rất nhiều.
Tuy nhiên, việc khai thác nguồn lực quốc gia ở Việt Nam còn một số hạn chế như: phân công lao động ở nhiều nơi chưa hợp lí, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ…
3. Biện pháp phát huy việc khai thác
nguồn lực đất nước của các nhà đầu tư
Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ
quản lí kinh tế, cán bộ kĩ thuật, đặc biệt là công nhân
lành nghề, bố trí, sử dụng và có chính sách đãi ngộ
hợp lí.
Khai thác tài nguyên thiên nhiên hiệu quả kết hợp
với việc bảo vệ môi trường
Tích cực đầu tư, cải tiến khoa học-kĩ thuật, đồng thời nhập khẩu công nghệ hiện đại của nước ngoài.
Nâng cao cơ sở hạ tầng để phục vụ đời sống và phát triển kinh tế, chú trọng khu vực vùng sâu, vùng xa.
Nói tóm lại, muốn cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp đều phải khai thác và sử dụng tối đa nguồn lực của đất nước.
Đối với học sinh, việc hiểu biết mặt tích cục này của cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp chúng ta trở thành những con người hiểu biết và trong tương lai sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn và có chỗ đứng trên trường quốc tế.
Chúc cô giáo và các bạn mạnh khỏe và hạnh phúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Vương Cường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)