Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma

Chia sẻ bởi Nguyễn Lý Kim Ngân | Ngày 10/05/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Văn hóa cổ đại phương Đông
Kiến trúc
Phần 1: Kiến trúc Ai Cập cổ đại
Nhà nước Ai Cập cổ đại là một trong những nhà nước ra đời sớm nhất ở lưu vực sông Nil vùng đông bắc châu Phi. Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất và rực rỡ nhất của nhân loại.
Công trình nổi bật nhất của Ai Cập cổ đại là kim tự tháp và đền thờ.
Kim tự tháp
Bắt nguồn từ văn hoá,trong tín ngưỡng người Ai cập cổ tin rằng sau khi chết nếu giữ nguyên vẹn xác chết thì linh hồn sẽ được tồn tại mãi mãi.Vì vậy người Ai Cập cổ đại có tục lệ ướp xác và chôn chúng trong những ngôi mộ đồ sộ là Mastaba và Kim tự tháp
Mastaba là lăng mộ của tầng lớp quý tộc.
Mastaba là nguồn gốc ban đầu của các Kim tự tháp.
Có rất nhiều Kim tự tháp.Đầu tiên là Kim tự tháp Djoser.
Phân loại: Theo các nhà khoa học thì kim tự tháp có tên là KHOUT(rực rỡ)
Có hai loại chính
-Mastaba :không có đỉnh nhọn làm bằng đá hay gạch bốn cạnh vuông góc mỗi cạnh dài 20 đến 30m chiều cao chỉ có 10m.
-Kiểu tầng :thường là năm tầng,từ xa trông có vẻ như là có 4 Mastaba chồng lên nhau với cái trên cùng có đỉnh nhọn.
Trong số bảy kì quan cổ đại thì chỉ duy nhất có kim tự tháp là còn lại hầu như nguyên vẹn.


Kim tự tháp Kheops
Kim tự tháp Giza
Khu mộ Mastaba
Mastaba
Cấu tạo của Mastaba và Kim tự tháp
Đền thờ
Những đền thờ cổ đại dùng để thờ thần Mặt trời.
Đền thờ thường có một cái cửa lớn, đường bệ và phù hợp với tính chất của các nghi lễ tôn giáo. Phần quan trọng thứ hai của đền là khu vực nội bộ của đại điện
Đôi khi, đền còn được bao quanh bởi bức tường thành.
Đền Luxor
Mặt bằng đền Luxor
Ngoài ra còn có pho tượng nhân sư Sphinx
Tượng Sphinx nằm ở sa mạc Ai Cập cách thủ đô Cairo khoảng 8 dặm
Đó là một quái vật tạc bằng đá, đầu người mình sư tử với những chân có vuốt trải ra phía trước
Hình tượng chạm trổ sơ sài nhưng đầu lại được tạc một cách rất công phu .
Tượng nhân sư Sphinx
Phần 2: Kiến trúc Lưỡng Hà
Lưỡng Hà (Mesopotamia) là một bình nguyên nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates thuộc Tây Á.
Các cư dân người Sumer đầu tiên đã định cư ở Lưỡng Hà và xây dựng nên nền văn minh ở đây vào khoảng 3500 năm trước Công nguyên cho đến thời đại Babilon. Kiến trúc của vùng Lưỡng Hà thường được xem như bắt đầu với sự hình thành các thành phố của người Sumer.
Các công trình nổi bật của Lưỡng Hà là các đền đài tôn giáo và cung điện.
Bản đồ Lưỡng Hà
Đền đài tôn giáo
Người Sumer sử dụng vật liệu chủ yếu xây dựng bằng gạch bùn, với thể loại công trình nổi tiếng là các Đài chiêm tinh Ziggurat.
Do xây dựng bằng bùn đất, các công trình bằng cuối cùng sẽ bị hư hỏng, do vậy người Sumer phải phá hủy định kì, san phẳng và xây dựng lại trên cùng một địa điểm.
Càng về sau,các ngôi đền và cung điện của người Sumer được xây dựng bằng các vật liệu và kỹ thuật tiên tiến hơn, ví dụ như trụ tường, hõm tường, bán cột và nền đất sét.
Mô phỏng một Ziggurat
Ziggurat ở Lưỡng Hà
Cung điện
Các cung điện của tầng lớp trên tại Lưỡng Hà ở thời kỳ đầu là những phức hợp công trình lớn, và thường được trang hoàng rực rỡ .
Các cung điện được dùng cho những định chế kinh tế xã hội bậc cao, vì thế, ngoài chức năng ở và nhà riêng, chúng còn là xưởng chế tạo đồ thủ công, kho thực phẩm, sân tổ chức nghi lễ, và thường có cả các điện thờ.
Ngoài ra ,triều đại Nabucodonosor 2 còn để lại cho nhân loại hai chứng tích lớn về kiến trúc. Thứ nhất là cửa thành Ishtar.Thứ hai là bức tường phía sau ngự điện trong cung điện của nhà vua Nabucodonosor.
Ví dụ như “giparu" (hay Gig-Par-Ku trong tiếng Sumer) tại Ur nơi những vị nữ tu của thần Mặt trăng Nana trú ngụ là một phức hợp lớn với nhiều sân, một số điện thờ, những phòng chôn cất của các nữ tu, một phòng nghi lễ lớn, vân vân
Đặc biệt trong các công trình kiến trúc ở Lưỡng Hà là thành phố Babilon
Thành phố Babilon xuất hiện khoảng 2000 năm trước công nguyên,được bao bộc bởi một bức tường thành có 8 cánh cổng lớn cao 8m và là công trình tuyệt đẹp.
Nhắc tới Babilon là phải nhắc tới những cung điện và mảng vườn treo độc đáo.
Vườn treo được xây dựng theo hướng gió nên hương thơm của các loại hoa lan toả khắp nơi.
Dù không còn nữa nhưng vườn treo vẫn sống trong lòng của người dân Iraq. Các nhà khoa học đang cố gắng làm sống lại Babilon.
Thành ở Ur
Thành ở Nineveh
Cửa thành Ishtar
Các thành đá ở Lưỡng Hà
Vườn treo Babilon
Thành nineveh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lý Kim Ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)