Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma

Chia sẻ bởi Lường Ngọc Lâm | Ngày 10/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CH�O M?NG QUí TH?Y Cễ D?N D? BU?I THAO GI?NG !
GIÁO VIÊN: LƯỜNG VĂN LÂM
LỚP : 10B5
KIỂM TRA BÀI CŨ
Em hãy trình bày những thành tựu về toán học của văn hóa phương Đông cổ đại?
Bài 4:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY- HY LẠP VÀ RÔ MA ( TIẾT 1)

Quan sát lược đồ kết hợp với SGK em hãy cho biết điều kiện tự nhiên của các quốc gia Hy Lạp và Rô ma như thế nào?
1. Thiên nhiên và đời sống con người.
a. Điều kiện tự nhiên
Lược đồ Hi Lạp và Rô Ma.
RÔ-MA
HY LẠP
- Nằm ở ven biển Địa Trung Hải, gồm nhiều đảo nhỏ và bán đảo , phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.
Điều kiện tự nhiên đó có những thuận lợi và khó khăn gì?
Có nhiều hải cảng tốt, giao thông trên biển dễ dàng, nghề cá và nghề hàng hải sớm phát triển.
Đất gieo trồng ít, khô cứng chỉ thích hợp trồng các loại cây lưu niên ( nho, táo, cam, ô liu… )
=> phải nhập khẩu lương thực
+ Thuận lợi:
+ Khó khăn:
Cây ô-liu
Lá và quả ô-liu
Nho
Chanh
Cam

Đầu thiên niên kỷ 1 TCN đồ sắt xuất hiện
Việc đồ sắt xuất hiện có ý nghĩa như thế nào đối với cư dân nơi đây?
b. Cuộc sống ban đầu.
Diện tích trồng trọt tăng.
Sản xuất thủ công, kinh tế hàng hóa và tiền tệ phát triển.
Ý nghĩa:
=> Trên cơ sở đó nhà nước ra đời.
Nhóm 4: Xã hội bao gồm những giai cấp nào? Giai cấp nào là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội?
Nhóm 1: Nguyên nhân ra đời của thị quốc? Tổ chức của thị quốc?
Nhóm 2: Thành phần cư dân chủ yếu trong thị quốc?
Nhóm 3: Thể chế nhà nước của thị quốc? Bản chất?
2. Thị quốc Địa Trung Hải
a. Nguyên nhân ra đời:

- Điều kiện tự nhiên: địa hình bị chia cắt, ít có điều kiện tập trung dân cư.
2. Thị quốc Địa Trung Hải

- Kinh tế: chủ yếu sản xuất thủ công và buôn bán nên cư dân không cần tập trung đông đúc một nơi.
b. Tổ chức của thị quốc:

Là một nước ,trong đó thành thị là chủ yếu. Trong thành thị có lâu đài,phố xá, sân vận động, nhà hát và bến cảng...
Cư dân chủ yếu: công dân, kiều dân và nô lệ.
- Tính chất: : dân chủ
c. Thể chế nhà nước:
Thể chế dân chủ cổ đại được biểu hiện ở điểm nào?
Sơ đồ hiến pháp A -Ten
ĐẠI HỘI NHÂN DÂN
10 VỊ TƯ LỆNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TÒA ÁN NHÂN DÂN
(Toàn thể công dân A Ten- Cơ quan quyền lực tối cao)
Do Đại hội nhân dân bầu trực tiếp công khai
50 người x 10 liên khu = 500 người
Gồm 6000 hội thẩm được bầu từ công dân 30 tuổi trở lên
Dân chủ :
- Hội đồng 500.
- Đại hội nhân dân .
- Bản chất: Đó là nền dân chủ của giai cấp chủ nô.
d. Về xã hội:
Vai trò của nô lệ trong xã hội ?
2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.
- Chủ nô sống rất sung sướng.
- Nô lệ
Tình cảnh của nô lệ
LAO ĐỘNG NÔ LỆ Ở RÔMA
Đấu trường COLOSSEUM
Bên trong đấu trường
Nhận xét về thân phận của nô lệ ?
-Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội, được coi là công cụ biết nói, là tài sản riêng của chủ nô, phụ thuộc vào chủ nô.
Chế độ chiếm hữu nô lệ là chế độ xã hội dựa trên sự bóc lột tàn bạo của chủ nô đối với nô lệ.
Em hiểu thế nào là chế độ chiếm hữu nô lệ ?
Hậu quả của việc đối xử tàn bạo đối với nô lệ ?
Hậu quả :
+ Nô lệ bỏ trốn, trễ nải trong lao động, phá hoại sản phẩm.
+ Nô lệ khởi nghĩa lớn nhất là khởi nghĩa Xpáctacut
(73 TCN)
=> Xã hội Rôma khủng hoảng, suy yếu. Năm 476 bị bộ tộc Giéc-manh xâm lược, tiêu diệt.
=> Thời cổ đại, chế độ chiếm nô kết thúc.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Bài ca Xpác-tác
Mi-khai-xvét-lốp

Hãy cầm vũ khí!
Lên ngựa, tuốt gươm!
Không hầu hạ nữa
Các ngài cao sang!
Dù cho lửa đỏ
Thiêu cháy thân mình!
Chúng ta chẳng sợ
Đốt cháy thành Rôm!
Qua đêm tối, qua đói lạnh, qua thời gian
Dẫn chúng ta đi, dũng cảm lên, Xpác-tác!
Ta những con người
Tự do say đắm.
Dưới ánh mặt trời
Mọi người bình đẳng.
Trống nổi lên rồi,
Hy sinh chẳng ngại.
Lũ quý tộc Rôm,
Ta quyết dánh bại.
Qua đêm tối, qua đói lạnh, qua thời gian
Dẫn chúng ta đi, dũng cảm lên, Xpác-tác!
...
Ta chịu đã lâu
Cái nhục nô lệ
Im lặng cúi đầu
Giờ đây không thể!
Dù cho cái chết
Chờ đợi ngày đêm
Đi tới hạnh phúc
Lòng ta vẫn tin
Qua đêm tối, qua đói lạnh, qua thời gian
Dẫn chúng ta đi, dũng cảm lên, Xpác-tác!

CỦNG CỐ BÀI HỌC
Lập bảng theo mẫu sau:
Ven các sông lớn ở châu Á, Phi
Ven bờ biển Địa Trung Hải
Đồng bằng rộng, đất đai màu mỡ, tơi xốp
Núi đồi và cao nguyên, đất trồng lúa ít, khô cứng
Nông nghiệp trồng lúa nước
Thủ công và thương nghiệp
Cuối TN kỷ IV đầu TN kỷ III TCN
Đầu TN kỷ I TCN
2 tầng lớp chính: Nông dân công xã và quý tộc
2 giai cấp chính: chủ nô và nô lệ
Nhà nước chuyên chế cổ đại
Nhà nước dân chủ chủ nô
Sử dụng , chế tạo công cụ đồng
Sử dụng, chế tạo công cụ sắt
BÀI TẬP VỀ NHÀ:
SƯU TẦM TÀI LIỆU, TRANH ẢNH VỀ CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA CỦA CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lường Ngọc Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)