Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Xanh | Ngày 10/05/2019 | 92

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

HY LẠP CỔ ĐẠI
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
NỀN VĂM MINH CRET- XYMEN
THỜI ĐẠI HÔME TRONG LỊCH SỬ HY LẠP
IV. THỜI KÌ XUẤT HIỆN XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP, NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ HY LẠP:
Những chuyển biến lớn trong xã hội Hi Lạp sau Hôme.
Sự xuất hiện của các quốc gia thành thị Hy lạp
2.1 Thành bang SPATE
2.2 Thành bang ATEN
V. THỜI KỲ HY LẠP HÓA_ THỜI KỲ THỐNG TRỊ CỦA MAKÊĐÔNIA
VI. VĂN HÓA HY LẠP CỔ ĐẠI:
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
 Ngay từ đầu, điều kiện tự nhiên đã anh hưởng rất lớn đến khuynh hướng phát triển của nền kinh tế Hy Lạp. Đó là một nền kinh tế thiên về sản xuất thủ công nghiệp hơn là sản xuất nông nghiệp
- Trước thiên kỷ thứ III TCN, trên vùng đất Hy Lạp đã có những cư dân bản địa sinh sống Họ chính là chủ nhân của nền văn minh tối cổ trong lịch sử Hy Lạp- văn minh Cret, Myxen.
- Từ cuối thiên kỉ III, đầu thiên đã thiên kỉ II, các tộc người Hy Lạp thuộc ngữ hệ Ấn-Âu thiên di liên tục từ hạ lưu Đanúyp xuống vùng Bancang và các đảo thuộc vùng biển Êgiê khoảng 1000 năm kết quả là khu vực đã bị các tộc người khác nhau chinh phuc hoàn toàn, người Hy lạp cư trú chủ yều ở nam Bancang và các đảo thuộc biển Êgiê.
2. Dân cư:
Vị trí địa lí của Cret-Myxen.

+ Cret là một đảo lớn ở phía Nam biển Êgiê, ở ví trí tiếp giáp giữa ba châu lục : châu Á, châu Âu, châu Phi.

+Myxen là một địa danh thuộc vùng đồng bằng Pênôpôle
II. NỀN VĂM MINH CRET- MYXEN
2. Những phát hiện khảo cổ
- Trước thập kỷ 70 của thế kỉ XIX, văn minh Cret-Xymen được biết đến chủ yếu dưa vào truyền thuyết hoang đường và 2 tập sử thi Iliat và Ôđixê của Hôme.

Cuối thế kỉ XIX, nhà khảo cổ người Đức -Henrich Sơliman(1882-1890) và nhà khảo cổ người Anh- Áctua-Ivan(1851-1941), phát hiện các di chỉ thuộc thành Tơroa, Tiranh,thành cổ Cơnottrước khi các tộc người Hy Lạp chinh phục, cư dân ở các vùng này đã xây dựng một nền văn minh rực rỡ- văn minh Cret- Myxen.

Cung điện của vua Minos
Di tích của nền văn minh Myxen
Qua các di chỉ ta thấy:

- Kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp là nông nghiệp ( lúa mì lúa mạch rau qua, oliu, nho) và chăn nuôi (ngựa, lừa…)

-Thủ công nghiệp xuất hiện như: gốm, rèn, đồ trang sức, ép dầu, sàn xuất rượu…

-Hoạt động thương mại thành đạt: sản phẩm thủ công nghiệp được trao đổi rộng rãi ở nhiều vùng khác như Nam đảo Xixin, Tiểu Á.


Văn minh Cret tồn tại từ thiên kỉ III TCN đến cuối thiên kỉ II TCN. Huy hoàng nhất thuộc về thế kỉ XVII- XV TCN.
Văn minh Myxen tồn tại từ cuối thiên kỉ III TCN đến cuối thiên kỉ II TCN. Huy hoàng nhất thuộc về thế kỉ XV- XII TCN.


Nền văn minh này bị tàn tạ từ cuối thiên niên kỉ II TCN, cùng với các cuộc thiên di lớn của các tộ người phía bắc tràn xuống chinh phục và định cư.
- Và do có mối quan hệ gần gũi, tương đồng giữa văn minh Cret và Myxen và sự kế thừa của nhau nên còn gọi chung là nền văn minh Cret – Mixen, hay văn minh biển Êgiê tồn tại khoảng 3000 – 1100 tr.CN, là giai đoạn trước khi ra đời văn minh Hi Lạp cổ đại nên còn gọi là Tiền Hi Lạp.
Di tích của nền văn minh Myxen

III.THỜI ĐẠI HÔME TRONG LỊCH SỬ
HY LẠP

Nó tồn tại từ thế kỉ XI đến thế kỉ IX TCN.

Nó dược gọ là thời kì Hôme vì trạng thái sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Hy Lạp trong giai đoạn này được phản ánh rõ nét trong 2 tập sử thi Iliat và Ôđixê được sáng tác bởi nhà thơ Hôme.

Thời kì này con người đã sử dụng phổ biến đồng thau và sắt.

VỀ KINH TẾ

- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và chăn nuôi(rất phổ biến).

- Thủ công nghiệp có vị trí quan trọng, chủ yếu là các nghề: rèn, đóng tàu, làm nhà ở, dệt vải…

 Tuy nhiên nền kinh tế còn mang tính kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Kinh tế hàng hóa chưa phát triển, còn tao đổi theo hình thức vật đổi vật, tiền tệ bằng kim loại chua xuất hiện.


VỀ XÃ HỘI
- Xã hội hy lạp thời Rô me không phải là sư tiếp nối của xã hội trước, mà là xã hội thị tộc, bộ lạc ở giai đoạn mạt kì.

- Xã hội đã có nô lệ- chủ yếu là nô lệ chiến tù hoặc mua từ nước ngoài về, nhưng số lượng chưa nhiều, thân phận chưa bị đối xử tàn nhẫn như các giai đoạn lịch sử tiếp theo.

chế độ nô lệ của Hy lạp thời này còn mang tính chất sơ khai, còn mang nặng tính chất của chế độ gia trưởng.
IV. THỜI KÌ XUẤT HIỆN XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP, NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ HY LẠP:

1. Những chuyển biến lớn trong xã hội Hy Lạp sau Rôme
KINH TẾ: Đồ sắt được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày, trong nông nghiệp, thủ công nghiệp, quan sự,,,Cán cân kinh tế có sự thay đổi: nông nghiêp phát triển hơn so với chăn nuôi. Thủ công nghiệp tách hoàn toàn khỏi nông nghiệp, số lượng ngành nghề tăng lên, kỹ thuật sản xuất tiến bộ. Đã xuất hiện sự chuyên hóa ở một số ngành nghề và địa phương.
XÃ HỘI: Sự tan rã của công xã thị tộc diễn ra nhanh chống. Sự phân hóa giai cấp diễn ra sau sắc, 3 tầng lớp được hình thành:
QUÝ TỘC
NGƯỜI BÌNH DÂN

NÔ LỆ
><
Hệ thống đất thực dân ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội. Nó thúc đẩy manh mẽ nền kinh tế( nhất là kinh tế công thương nghiệp)phá hoại nhanh chóng nền kinh tế tự nhiên, xúc tiến vá tăng cường quá trình phân hóa giai cấp tạo cơ sở phá vỡ tổ chức thị tộc và tăng cường xây dựng xã hội có giai cấp nhà nước.

Phong trào tìm đất thực dân của người Hy Lạp diễn ra ồ ạt từ cuối TK VIII TCN
Tạo nên cầu nói gắn liền thế giới Hy Lạp với các nền văn minh cổ đại phương Tây và phương Đông. Văn minh Hy Lạp được truyền bá rông rãi và ngược lại.
2. SỰ XUẤT HIỆN CÁC QUỐC GIA THÀNH THỊ HY LẠP
Khoảng thời gian từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, các quốc gia thành bang đều xuất hiện. Điển hình nhất cho các thành thị Hy Lạp là Xpác ( ở bán đảo Pê lô pô ne) và Aten (ở bán đảo Attich) . Đây cũng là 2 quốc gia thành bang đại diện cho 2 con đường khác nhau trong quá trình xây dựng nhà nước, sự phát triển kinh tế, cơ cấu xã hội và thiết chế nhà nước.
2.1 Thành bang Xpác:
Tự nhiên- địa lý: Được xây dựng từ TK IX TCN, nằm trên đồng bằng La cô ni, phí nam Pê lô pô ne, có lợi thế phát triển nông nghiệp và chăn nuôi. Là nơi có trữ lượng kim loại lớn nhất Hy lạp,
Về mặt xã hội: có 3 tập đoàn người cùng sinh sống; quyền lợi và nghĩa vụ hoàn toàn khác nhau.
+ người Xpác: họ không tham gia các hoạt động sản xuất. Họ sống bằng nô dịch, bốc lột sức lao động của người Pêriét và nô lệ

+ người Pêriet lúc đầu là những người Akêen bi bại trận và bi nô dịch và những người từ nơi khác tới Xpác sinh sống. Họ là những người tự do, nhưng phải thực hiện nghĩa vụ tham gia các hoạt động kinh tế và nộp thuế. Họ cũng không được hưởng các quyền lợi về chính trị , không được phép kết hôn với người Đôrien .
+ nô lệ: chiếm tỷ lệ lớn, là nô lê chung của nhà nước, được phân chia theo những khoảng ruộng mà nhà nước phân chia cho người Đôrien. Họ không có quyền lợi về chính trị, thân thể nhưng lại được phép có gia dình riêng, có thu nhập riêng, lệ thuộc vào chủ nô nhưng lại là tài sản của nhà nước. Là lực lượng sản xuất chính trong xã hội, bị bốc lột.
=> Mâu thuẩn giữa tầng lớp xuất hiện và ngày càng sâu sắc
2.2 Thành bang Aten
Tự nhiên- địa lý :Là quốc gia thành thị xuất hiện trên vùng bán đảo Atích( thuộc trung Hy Lạp)- là một đồng bằng hẹp, đất đai kém màu mỡ, nhiều đồi núi, khí hậu khô khan, lượng mưa hàng năm không đáng kể nhưng lại có nhiều mỏ kim loại quý, bờ biển có nhiều vịnh và hải cảng => không thuận lợi phát triển nông nghiệp nhưng rất thuận lợi để phát triển công thương nghiệp và mậu dịch hàng hải.
- Về mặt xã hội: cư dân sống trên đảo thuộc nhánh người Hi Lạp- người Iônien. Trước khi nhà nước ra đời vẫn còn sống trong giai đoạn mạt kì của xã hội thị tộc. Có 4 bô lạc sống đan xen nhau và tập hợp thành liên minh bộ lạc- lấy Aten làm thủ phủ=> tạo điều kiện và tiền đề cho sự xuất hiện xã hội có giai cấp, nhà nước đã chín muồi.
Người đặ nền móng đầu tiên theo truyền thuyết là Têdê- thiết lập được liên minh bộ lạc. Thiết lập trật tự xã hội mới – xã hộ có giai cấp; tiến hành cải cách, bước đầu tấn công vào chế độ thị tộc.

Năm 594 TCN, Xô lông tiến hành cải cách lần 1
+ xóa bỏ nợ nần, ruộng đất bị gán nợ trả lại cho nông dân, nông dân bán mình làm nô lệ được giải phóng; cấm tuyệt đối việc lất thân mình hoặc vợ con làm vật trừ nợ chế độ nô lệ vì nợ ở Aten chấm dứt từ đó; cải cách hệ thống tiền tệ, cấm xuất khẩu nông sản thừa, tự do chuyển nhượng tài sản.
+ chia cư dân Aten ra thành bốn đẳng cấp có quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Thành lập “Hội đồng 400 người” để giải quyết các công việc hàng ngày của nhà nước , cho thành lập tòa án nhân dân có bồi thẩm, cùng thảo luận và xét xử,
=> Cải cách Xô lông giáng một đòn mạnh mẽ vào vào chế độ thị tốc, căn bản thủ tiêu quyền lực của quý tộc thị tộc , thiết lập một trật tự xh mới theo chế độ dân chu
-Từ năm 508-506 TCN Clixten đã tiến hành cuộc cải cách lần 2.
+ nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ thi tộc , hoàn thiện thêm mộ bước nền dân chủ chủ nô Aten

+cải cách quan trọng nhất là phân chia cư dân theo những khu vực hành chính( toàn bộ xứ Attich được chia thanh 10 khu hành chính). Cư dân sống mỗi khu phải phải đăng ký vào sổ hộ tịch nhà nước.
+ cải tổ cơ quan quyền lực trong bộ máy nhà nước theo hướng dân chủ. Bỏ “ hội đồng 400 người” thay “Hội đồng 500 người”
+ thực hiện “chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò”=> nhằm ngăn chặn âm mưu phản loạn, xu thế độc tài, quân phiệt.
+ giải phóng nô lệ thành những người tự do( nhưng không có quyền công dân)
=> Cải cách của Clixten đã hoàn toàn thủ tiêu những tàn tích cuối cùng của chế độ thị tộc. Tạm thời hòa hoãn được những xung đột và thỏa mãn được những quyền lợi hầu hết các phe phái , tạo nên ở Aten một khối công dân tự do có quyền lợi chính trị ngang nhau, cùng thống trị và bốc lột sức lao động của nô lệ,
VI. VĂN HÓA HY LẠP CỔ ĐẠI:

Nền văn hóa Hy Lạp tồn tại và phát triển chủ yếu dựa trên nền tảng của sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế( kinh tế công thương nghiệp và mậu dịch hàng hải), trên nền tảng của nền chính trị ưu việt của thế giới cổ đại- nền dân chủ chủ nô; đặc biệt là sự phát triển đến đỉnh cao và điển hình của chế độ chiếm nô.
1.VĂN HỌC:

-Chữ viết: trên cơ sở của mẫu tự Phenixi. Người Hy Lạp cải biên và sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Hy Lạp, đạt đến trình độ cao, có khà năng hoàn thiện, khái quát hệ thống các kí tự biểu đạt tư duy.

- Thần thoại: là tổng thể những truyện dân gian truyền miệng với những nội dung hoang đường, kì ảo. Phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong đấu tranh với thiên nhiên, giải thích các hiện tượng tự nhiên, phản ánh cuộc sống lao động đời thường của người dân Hy Lạp. Hệ thống thần thánh của người Hy Lạp được sắp xếp theo một trật tư uy quyền, trở thành các thần gắn bó với đời sống con người, hổ trợ các thành bang, ngành nghề.
Zeus
Hera
Poseidon
Dionysus
Apollo
Artemis
Hermes
Athena
Ares
Aphrodite
Hephaestus
Demeter
-Kịch thơ:
+Là một trong những di sản văn học vô giá, đậm đà rính nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn, có ý nghĩa giáo dục và chính trị.
+TK V TCN, xuất hiện nhiều nhà soạn kịch nổi tiếng kiệt xuất với những tuyệt tác gồm 2 thể loại bi kịch và hài kịch như: Étsin, Xôphốclơ, Ơripit…


- Thơ:
+Tập thơ dài nhất và phổ biến nhất là hai tập sử thi: Iliat (15.783 câu thơ , chia thanh 24 khúc ca)và Ôđixê(12.110 câu thơ chia thành 24 khúc ca)phản ánh thời hì Hô me ; “ gia phả các thần”, “ lao động và thời tiết” của Hê rô đốt.
+ TK VII,VI TCN các nhà thơ trữ tình xuất hiện. Tiêu biểu như: Parốt, Tê ô nhít, Panhđa, nữ sĩ Xa phô…
Ét -sin
2. SỬ HỌC:

Sử học Hy Lạp được coi là cội nguồn của sử học phương Tây.

-Hê rô đốt(484-425 TCN): ông là người Mê téc, sống ở Aten. Ông đã viết nhiều tác phẩm có giá trị và nhất là cuốn “ Lịch sử cuộc chiến tranh Hy Lạp- Ba Tư và được mệnh danh là “ người cha sử học phương Tây”
-Tuxiđit( 460-395 TCN) : ông là nhà sử học đầu tiên ghi chép lại các sự kiện lịch sử trên cơ sở có khảo sát,nghiên cứu, chỉnh lý, có giải thích hoặc phê phán các sự kiện lịch sử; với bộ sử nổi tiếng “ Lịch sử cuộc chiến tranh Pêlôpône”.
- Xê nô phôn( 430-359 TCN): với tác phẩm “ Lịch sử Hy Lạp”.
3. KHOA HỌC TỰ NHIÊN

3.1: những thành tựu:
Hy Lạp là nơi sản sinh những con người “ khổng lồ” với kiến thức uyên bác, để lại những thành tựu vô cùng giá trị đóng góp cho kho tàng khoa hoc tự nhiên của nhân loại.
Đã phát minh và đặt cơ sở cho môn hình học.
đã tính được độ dài quả đất ( 39.700km), đường kính, diện tích, chu vi với việc tìm ra giá trị số π
3.2 : những nhà toán học tiêu biểu:
Ta-lét
Ác-si-mét:
 
Euclid
Pitago
4. Nghệ thuật :nghệ thuật tạo hình hoàn mỹ, đậm tính hiện thực, tính dân tộc.
4.1 Kiến trúc:
Đâu đâu cũng có các công trình kiến trúc đồ sộ, guy nga và lộng lẫy: nhà ở đền miếu, sân vận động, kịch trường…
Tiêu biểu là đền Pác tê nông, đền thờ thần Dớt và đền thờ nữ thần Atêna.
Đền Páctênông
4.2. điêu khắc:
Nghệ thuật điêu khắc của người Hy Lạp cổ được xem là một mẫu mực hoàn mỹ của điêu khắc thế giới.
Các tác phẩm tiêu biểu như tượng “ Người ném đĩa”của Mirrông, “ thần Héc mét”, “ Thần Vệ nữ” của Praxiten, tượng “ Thần Atêna” …
4.3. Hội họa:
-Vẽ trên vải, tường, trên các đồ gốm , sành sứ( kể cả gốm màu)
-các họa sĩ tiêu biểu như:Pô lin hốt với tác phẩm “ chiến dịch Maratong”; Apô tô đo là người phát minh ra phép bối cảnh trong hội họa, chú ý khoảng cách xa gần cần thiết của các nhân vật và cảnh trong tranh.
Thần Atêna
5. Triết học:
Hy lạp là quê hương của nền triết học phương Tây, hình thành trên cơ sở nền kinh tế công thương nghiệp phát triển, xã hội chiếm nô đạt tới mức cao và nền tảng của những thành tựu khoa học tự nhiên, ít bị chi phối bởi tôn giáo.
Bao gồm 2 trường phái chính: phái duy tâm và phái duy vật.
+ đại biểu cho các trường phái duy vật: Talet, Anaximăng, Đêmôcơrít.
+ đại biể cho các trường phái duy tâm: Prôt gô rát, Gioocgiát, Xôcơrát, Aritốt, Platông…
Hết
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Xanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)