Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma

Chia sẻ bởi Đỗ Thái Nguyên | Ngày 10/05/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

VĂN HÓA HI- LẠP CỔ ĐẠI

MỤC LỤC
1- KHÁI NIỆM VĂN HÓA
2 - VĂN HÓA HILAP CỔ ĐẠI
A/ VĂN HỌC
B/ TRIẾT HỌC
C/SỬ HỌC
D/ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
E/ NGHỆ THUẬT , KIẾN TRÚC , ĐIÊU KHẮC VÀ HỘ HỌA
KHÁI NIỆM VĂN HÓA
VĂN HÓA HOẶC VĂN MINH LÀ CHỈNH THỂ HỢP NHẤT BAO GỒM TRI THỨC , TÍN NGƯỞNG , NGHỆ THUẬT , ĐẠO ĐỨC ,PHÁP LUẬT , TẬP TỤC , VÀ BẤT KÌ NĂNG LỰC THÓI QUEN NÀO KHÁC MÀ CON NGƯỜI CẦN CÓ VỚI TƯ CÁCH LÀ THÀNH VIÊN CỦA XÃ HỘI - NHÀ DÂN TỘC HỌC NGƯỜI ANH TOYLOR ĐÃ ĐƯA RA ĐỊNH NGHĨA NHƯ THẾ . NÓ BAO GỒM NHỮNG GÌ DÂN TỘC NÀY LÀM VỚI DÂN TỘC KHÁC , LÀ NƠI THỂ HIỆN RÕ NHẤT TINH THẦN DÂN TỘC
HIỆN NAY ĐA SỐ HỌC GIẢ PHƯƠNG TÂY CHO RẰNG VĂN HÓA LÀ TỔNG THỂ NHỮNG GIÁ TRỊ VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN DO CON NGƯỜI SÁNG TẠO RA TRONG QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ
VĂN HÓA HI-LẠP CỔ ĐẠI
Thế kỉ 5 - những năm 30 thế kỉ 4 tcn - là giai đoạn cổ điển .Đây là thời đại phát triển cao nhất của văn hóa HI-LẠP ,cho dù không kéo dài . người HI-LẠP đã giành thắng lợi chống lại người BA TƯ . Những năm 30 thế kỉ 4 là thời đại HI-LẠP hóa . Nhà nước Makêdonia chinh phục HI-LẠP . Giai đoạn này có sự tổng hợp văn hóa HI-LAP và văn hóa phương đông
Văn hóa HI-LAP tồn tại và phát triển trước hết và chủ yếu trên nền tảng phát triển mạnh mẽ của kinh tế công thương nghiệp và mậu dịch , trên nền tảng chế độ chính trị ưu việt thời cổ
1-VĂN HỌC
Trên cơ sở mậu tự của người Phenixi người HiLAP đã cải biên và sáng tạo ra hệ thống mẫu tự HiLap . Năm 403 tcn nhà nước athens quy định hệ thống chữ viết từ trái sang phải và giảm từ 40 xuống 24 chữ cái . Loại chữ này được sử dụng rộng rãi , được coi lànthứ chữ đẹp nhất thế giới
Hệ thống chữ cái HILAP đạt trình khái quát rất cao .Hệ thống chữ cái Slax và chữ cái latinh đều bắt nguồn từ chữ cái HILAP
Nền văn học HILAP bai gồm 3 bộ phận chính có liên quan chặt chẻ với nhau là thần thoại , thơ , và kịch
bảng chử cái HILAP
a/ THẦN THOẠI
Danh từ "thần thoại" trong tiếng HILAP có nghĩa là truyền thuyết , là cổ tích . Thần thoại là phương thức cảm nhận thế giới một cách phổ quát vá khởi thủy . Nó tích lũy và chuyển tải kinh nghiệm sống , tri thức từ đời này sang đời khác . Đặc trưng của nó là tính đa logíc .Thần thoại không phải là đối tượng tranh luận , không cần chứng minh mà mọi người đều tin vào
Người HILAP cần phải biết thần thoại , không những để thần thoại giải thích cho họ biết thế giới và phương thức tồn tại của họ mà điều quan trọng hơn là tái hiện và nhớ đến chúng .Thần thoại định trước cho con người những khuôn mẫu nhất định . Vào thời gian chưa có khoa học hay chữ viết , việc chuyển tải thói quen , quy tắt ứng xử ,từ cha đến con từ thầy đến trò , từ thế hệ này dến thế hệ khác là điều kiện sống còn



Thần thoại Hilap rất phong phú bao gồm các truyền thuyết về khai thiên lập địa , về các lĩnh vực đời sống , xã hội , về các anh hùng dũng sĩ . Cá thần linh được xếp có hệ thống trật tự cùng với sự phát triển của gia đình phụ quyền
Một số vị thần tiêu biểu như thần Demete là nữ thần nghề nông , thần Dớt là chúa tể các vị thần , Hera là vợ của thần Dớt , Aphrôdit thần tình yêu , Apolo là thần mặt trời

Thần thoại HILAP phản ánh nguyện vọng của nhân trong việc giải thích và đấu tranh với thiên nhiên , đồng thời phản ánh cuộc sống lao động và sinh hoạt xã hội .Thần của HILAP cổ đại cũng có tình cảm yêu ghét ,vui buồn ,cũng có khuyết điểm giống như con người hẹp hòi , ghen tuông , đa tình...như thần Dớt tối cao có vợ là Hera mà còn lén lút quan hệ vớt nhiều nữ thần khác .Thần tình yêu Aphrôdit có chồng là thần thợ rèn Hephaitot mà còn ngoại tình với thần Aret
Thần thoại Hilap ảnh hưởng rất lớn đối với văn học nghệ thuật Hilap . Nó cung cấp đề tài cho thơ , kịch , điêu khắc và hội họa Hilap cổ
thần dớt , chúa tể các vị thần
b/ THƠ
Nói đến thơ ca của Hilap cổ đại , trước hết phải kể đến hai tập sử thi nổi tiếng Iliat và Ôdixe . Tương truyền tác giả củ hai bộ sử thi này là Hôme , nhà thơ mù ở mộ thành phố vùng tiểu Á
Cội nguồn văn hóa Hilap là hai bộ sử thi nổi tiếng này của Hôme . Các sử thi Iliat và Odixe đã hệ thống hóa các thần thoại , đã giữ gìn kí ức lịch sử về sự vị đại của thời đại đã qua ,đã trở thành đối tượng bắt buộc và mang tính khuôn mẫu để bắt chước
con ngựa thành Troy
Theo Platon , Hône đã giáo dục toàn bộ HILAP . Ông không những đã trình bày tôn giáo trong tác phẩm của mình mà chủ yếu đã hình thành nó
Với đề tài của Iliat và Odixe đều khai khác từ cuộc chiến thành Troy , giữa các quốc gia ở HILAP với thành TROY ở vùng tiểu Á . Nguyên là vào đầu thế kỉ VII tcn vì muốn chiếm của cải thành troy vua Mixen ở Hilap đã tấn công thành Troy cuộc chiến kéo dài 10 năm ( 1194-1184tcn ) kết quả là thành Troy thất bại, bị người HILAP hủy diệt
Sử thi Hôme đã hình thành hàng thiên niên kỉ .Và xã hội miêu tả trong đó là một xã hội thường biến , bất ổn . Ta thấy sự phản chiếu thờ Myxen vĩ đại
Ngoài hai bộ sử thi trên còn nhiều tác phẩm thơ của Hediopt , Teonhit, Xapho...
KỊCH

Nghệ thuật kịch của Hilap bắt nguồn từ các hình thức ca múa , hóa trang trong các ngày lễ hội , nhất là lễ hội thần rượu nho Diônixốt . Trong những ngày lễ hội này , người ta múa hát hóa trang khoác da cừu , đeo mặt nạ diễn lại những sự tích trong thần thoại.Lúc đầu chỉ có những đồng ca hát những bài hát ca ngợi thần rượu nho , sau thêm một vài diễn viên hát đế , nhu vậy đã có đối đáp . Cơ sở củ a kịch bắt đầu xuất hiện
Kịch ra đời , thì các sâu khấu ngoài trời cũng được xây dựng như sâu khấu ở Athens chứa được 1700 người , sâu khấu Magalopoit ở trung tâm bán đảo Peloponeis chứa được 4400 ngàn người . Chính quyền Hilap thường xuyên tổ chức những cuộc điễn kịch , có thời kì còn phát tiền cho công dân mua vé xem kịch
Kịch ở HIlap có hai loại chính là hài kịch và bi kịch . Những nhà soạn kịch tiêu biểu như Etsin , Xophodơ , ơripít ...
sâu khấu ở Athents
Etsin (525- 426 tcn) xuất thân trong một một gia đình quý tộc . Etsin sáng tác 90 vở kịch nay còn 7 vở . Trong đó có vở Orextơ và promete là tiêu biểu
Xôphốcdơ ( 497- 406 tcn ) .Xôphốdơ sáng tác 123 vở bi hài kịch này còn 7 vở
Ơripit (480-406tcn) người xứ Alamin , sáng tác 92 vở bi kịch và 1 vở hài kịch , tiêu biểu là " Mêđê" . Ơripit được coi là người sáng tạo ra thể loại kịch tâm lí xã hội HIlap
b/TRIẾT HỌC
Triết học Hilap đã tiếp nhận và sử dụng những tư tưởng , đề tài cơ bản của thần thoại Hilap , như sự thống nhất và sự linh hồn hóa của vũ trụ , cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập . Nhưng nó đã không còn là thần thoại nữa
Herait (550-448 tcn) thể hiện quan điểm triết học của mình qua câu nói tóm tắt " vũ trụ cũng như mọi vật không phải do bất cứ thần linh nào tạo ra .Trước kia , hiện nay và sau này , nó là ngọn lửa viễn và linh hoạt thiêu đốt theo quy luật và cũng tắt theo quy luật
Hêralit nhận xét vạn vật đều nằm trong cuộc đấu tranh . Ánh sáng đối lập với bóng tối , lạnh đối lập với nóng . Mỗi mặt đối ,lập sinh ra mặt kia , là nguyên nhân của nó . Do vậy thế giới có trật tự có nghĩa, cấu thành từ những mặt đối lập cần đến nhau
Pytago và những môn đệ của ông đã khẳng định rằng thế giới phục tùng những quy luật toán học nghiêm ngặt .Mặt trăng quay quanh bầu trờ trong một tháng , sao thủy tháng 3, mặt trời - 1năm.Con số là nguyên nhân đầu tiên của vạn vật .Có thể nhận thức được bản chất của vũ trụ nhờ những thủ thuật logíc, các phép tính..

Nhà triết học Xôrát (470-399tcn) đã đi tới chân lí , đã hoài nghi , đưa ra hàng loạt suy luận . Ông ta có thể tiến tới một người và hỏi " phúc lợi là gì " -phúc lợi là một con ngựa tốt - người kia trả lời . Vậy phải chăng ngoài con ngựa ra không còn phúc lợi nào nữa ?. Rốt cuộc Xorát nói với người đối thoại " chúng ta không tìm kiếm cái phúc lợi hay cái không phải là phúc lợi mà tìm kiếm cái mà mọi cái phúc lợi đều có can hệ với nó". Điều này giống như , vũ khí cần nơi chiến tranh , nhưng lại vô ích trong tay người nông dân .
Cách suy luận như vậy dạy cho con người một cách tư duy , chặt chẻ và hệ thống . Nó triệt phá tính bất diệt của tư duy thần thoại

PYTAG0 (580-572TCN)
HERALIT
(550-480TCN)
nhà triết học Xôrát (470-399tcn)
Platôn (1127- 347tcn) là nhà triết học duy tâm lớn nhất của Hilap . Hạt hân triết học của Platôn là ý niệm và linh hồn bất diệt . Ý niệm vĩnh viễn không đổi và là mẫu hình của sự vật cá biệt . Vì vậy thế giới thực tại xung quanh chúng ta không phải là một thế giới chân thực mà chỉ là sự phản ánh ý niệm không đầy đủ của ý niệm hoàn thiện .Chỉ có ý niệm mới là chân lí .
Bằng cách này Platon dã chứng minh sự hiện diện mối liên hệ giữa con người và chân lí tuyệt đối
Platôn ( 1127-347TCN)
Đỉnh cao tư duy duy lý ở HIlap gắn liền với tên tuổi của Aritôt ( 384- 322TCN) ông muốn đạt tới sự hoàn hảo về logíc, đã thay thế các khái niệm khoa học cho các hình tượng thần thoại . Theo ông mỗ sự vật đều là tổng thể của 4 nguyên nhân : vật chất , hình thức , vận động , mục đích.
Aritôt (384-322 tcn)
Tóm lại triết học duy lí chủ nghĩa đã giáng một đòn chí tử vào các tín ngưỡng, truyền thống . Nhưng nó không thể thủ tiêu bản thân nhu cầu về kinh nghiệm thần bí , về niềm tin , về sự sáng tạo thần thoại
C/ SỬ HỌC
Trước kia người ta biết đến lịch sử xa xưa của Hilap chủ yếu nhờ vào truyền thuyết và sử thi . Đến thế kỉ thứ V TCN , HIlap mới chính thức có sử liệu thành văn
Những nhà sử học nổi tiếng của Hilap là Herodot , tuxidit, Xenophon
Herodot (484- 425tcn) là nhà sử học đầu tiêu của Hilap , được coi là " người cha của nền sử học phương tây " . Tác phẩm tiêu biểu của Herodot gồm có 9 quyển , viết về sử học Hilap và các nước phương đông Babilon , Aicâp , nhưng trong đó quan nhất là tác phẩm " lịch sử cuộc chiến tranh Hilap-Batư.Ông hết ca ngợi của cuộc kháng chiến chống Batư và chiến công của người HILAP .Hạn chế là ông ghi chép tất cả sự kiện , thậm chí có khi tự tạo ra sự kiện , mặc dù vậy đây là tác phẩm hết sứ có giá trị
Túxiđít (460-395TCN) là một trong những nhà sử học quan trọng của Hilap ,ông là một chỉ huy quân sự trong quân đội Athens . Ông đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe một cách nghiêm túc , ông viết tác phẩm " cuộc chiến tranh pôlôpônedơ" nhằm để lại cho đời sau biết rõ ràng về quá khứ
Ông còn chú ý phê phán các sự kiện , nhận định , giải thích trong bối cảnh của chúng .Đồng ông cho rằng sử học còn có tác dụng giáo dục
Xênôphôn (430-359tcn). Tác phẩm chính của ông là quyển " lịch sử Hilap" là quan trọng nhất . Để ghi chép lại những sự kiện mà Tuxidit còn bỏ dở ( những sự kiện từ 411-362 tcn).Ông mong muốn kế thừa sư nghiệp của Tuxidit nhưng ông còn kém xa
D/ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Về khoa học tự nhiên HILAP cổ đại có nhiều cống hiến quan trọng về các măt như toán học , thiên văn học , vật lí học, y học .... thành tựu gắn với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Talet, Pytago , Ơlit , Asimét.
Talét( thế kỉ VII- IV TCN) quê ở Milô , phát minh quan trọng nhất là tỉ lệ thức .Dực vào công thức này để tính chiều cao kim tử tháp .Ông còn là nhà thiên văn học ,ông dựa đoán đúng ngày nhật thực
Talet ( tk VII- IV TCN)
Pytago (580- 500 TCN ) trên cơ sở thành tựu của các nước phương đông về toán học ,ông phát triển định lí mang tên ông về quan hệ ba cạnh của tam giác vuông .Ông còn phân biệt số chẵn , số lẽ và số không chia hết . Về thiên văn ông có quan niệm đúng về quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất định
Ơlit (khoảng 330 - 375 tcn ) là nhà khoa học hàng đầu ở Alếchxăngria ,ông soạn cuốn " toán học sơ đẳng ", sơ sở của hình học , trong đó có chứa đựng tiên đề Ơlip nổi tiếng .
Pytago (580-500tcn)
Ơlít (330-275 tcn)
Acsimet ( 287- 212tcn) ông tính được sốc pi chính xác nhất trong lịch sử, về vật lí ông phát minh ra nguyên lí đòn bẩy ,về quân sự ông chế tạo máy ném đá , máy phóng gỗ , máy hút nước ra khỏ thuyền khi bị thủng
Ông bị quân Hilap giết khi đang vẽ một đồ án
E/ KIẾN TRÚC , ĐIÊU KHẮC, HỘI HỌA
A- Kiến trúc
Trong các thành bang của Hilap ,Athens là nơi có nhiều công trình kiến trúc : đền miếu , rạp hát , sân vận động .... trong các công trình ấy tiêu biểu nhất là đền Páctênông. Ngôi đền này được bằng đá trắng , hành lang 46 cột tròn , tường dài 276 métoợc trng trí phù điêu thần thoại và sinh hoạt ở Athens . Cuối thế kỉ XVII trong chiến tranh giữa Thổ Nhĩ Kì và Venêxia nghôi đền bị mất rất nhiều hiện vât
Ngoài Athens ở các nơi khác cũngcó nhiều công trình kiến trúc đẹp như đền thần Dớt ở Olempi...
đền Páctenong ở Athens
B/ ĐIÊU KHẮC
Nghệ thuật điêu khắc Hilap đến thế kỉ V tcn có nhiều kiệt tác gắn liền với tên tuổi các nghệ sĩ tài năng như Mirông , Phidíat .Pôdiclét
Mirong chuyên mô tả người ở tư thế vận đông mà tác phẩm tiêu biểu nhất là tượng " lực sĩ ném đĩa "
Phidíat nổi tiếng thế giới nhờ tác phẩm các pho tương nữ thần Atena - như tương đồng Atena , tương Atena đồng trinh đặt tại đền Patenong. pho tượng này bằng gỗ khảm vàng và ngà voi cao 12 mét.
C/ HỘI HỌA
Nghệ thuật hội họa Hilap cổ đại rất đẹp nhưng tiếc rằng nhiều tác phẩm về lĩnh vữc này truyền lại rất ít. Những họa sĩ tiêu biểu của Hilap cổ đại là Pôlinhốt, Ôpôlođo. Tác phẩm còn lại là một số hình trang trí trên đồ . Đó là mẫu mực mà người đời sau thường bắt chước. Còn Apolođo tương truyền chính là người sáng tác ra luật sáng tối và viện cận hội họa

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thái Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)