Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hiệp Ngọc | Ngày 09/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Bài 4
ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
Tiết 6
3. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC ASEAN (HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á)

a. Thành lập
* Nguyên nhân: Do yêu cầu cần hợp tác và hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn.
* Ngày 8.8.1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc (TL), gồm 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Tháí lan và Philippin.
* Tính chất : Là một tổ chức liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của khu vực Đông Nam Á.

* Mục tiêu : Phát triển kinh tế, văn hóa trên cơ sở hợp tác giữa các nước thành viên, duy trì hòa bình và ổn định khu vực nhằm tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh.
b. Quá trình hoat động và phát triển của ASEAN
* 1967-1975: Là một tổ chức còn non yếu, chưa có tên tuổi trên trường quốc tế, hợp tác mới chỉ là bước đầu
* Từ 1975 đến nay: - Hiệp ước Bali (2/1976) xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
- Từ sau Hiệp ước Bali, ASEAN có bước phát triển mới và khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
* Sự phát triển của ASEAN: - Năm 1967: có 5 nước; 1984 kết nạp Brunây; 7/1995: Việt Nam; 9/1997: Lào và Mianma; 1999: Campuchia.
- ASEAN là một tổ chức có uy tín, là đối tác quan trọng của EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Mĩ…

HỘI NGHỊ BALI (INĐÔNÊXIA) - 2/1976
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội - 12.1996
II- ẤN ĐỘ



1. Cuộc đấu tranh giành độc lâp
ẤN ĐỘ SAU “KẾ HOẠCH MAOBATTON”
Bangladet
26.3.1971
15.8.1947

- Sau CTTG II, cuộc đấu tranh đòi độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ.
- Trước sức ép của phong trào đấu tranh, thực dân Anh hứa sẽ trao quyền tự trị theo phương án Maobáttơn.
- Ngày 15/8/1947, hai nhà nước tự trị được thành lập: Ấn Độ (AĐ giáo) và Pakitxtan (Hồi giáo).
- Nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.
1. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LÂP
Mountbatten và Đảng Quốc Đại
2. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
- Trong thời kì xây dựng đất nước, Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp.
a. Đối nội
Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp: từ giữa những năm 70 cuả thế kỷ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực, từ 1995 là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới.
Đứng thứ 10 về sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 là 7,4%; năm 2000 là 3,9%.
- Trong lĩnh vực Khoa học kỹ thuật, văn hóa - giáo dục, Ấn Độ có những bước tiến nhanh chóng.
+ Cường quốc về công nghệ phần mềm “cách mạng xám”.
+ Công nghệ hạt nhân,vũ trụ: năm 1974, thử thành công bom nguyên tử; năm1975, phóng thành công vệ tinh nhân tạo bằng tên lửa của mình.
+ Đội ngũ những nhà khoa học đứng thứ 3 thế giới.
b. Đối ngoại

- Theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
- Ngày 7/1/1972, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Nehru và Indira Gandhi
Indira Gandhi
Rajib Gandhi
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
BÀI 4
TIẾT 6
CỦNG CỐ BÀI HỌC
1. Bài tập về nhà:
Nêu những thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng đất nước
Đọc trước bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ La tinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hiệp Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)