Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Thuận | Ngày 09/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Câu hỏi kiểm tra bài cũ
1. Sau Chiến tranh chống Nhật, từ năm 1946 đến năm 1949 ở Trung Quốc diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng nào?
Đảng Cộng sản và Đảng Quốc dân hợp tác.
Nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Đảng Quốc dân.
Cách mạng Trung Quốc thắng lợi.
Liên Xô và Trung Quốc kí hiệp ước hợp tác.
2. Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại như thế nào từ năm 1949 - 1959 ?
Không thiết lập quan hệ đối ngoại với nước nào.
Thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình.
Thi hành chính sách đối ngoại chống Liên Xô.
Hợp tác bắt tay với Mĩ.
3. Những biến động lớn về chính trị trong giai đoạn từ năm 1929 - 1978 ở Trung Quốc là gì?
Thực hiện đường lối "Ba ngọn cờ hồng".
Thực hiện đường lối "Đại nhảy vọt".
Các hợp tác xã được sáp nhập thành các "Công xã nhân dân".
Diễn ra cuộc "Đại cách mạng văn hóa vô sản".
4. Đường lối cải cách kinh tế - xã hội được Trung Quốc khởi xướng vào thời gian nào?
Tháng 10 - 1977 .
Tháng 10 - 1978 .
Tháng 12 - 1978 .
Tháng 12 - 1979 .
5. Nước CHND Trung Hoa được thành lập vào thời gian nào?
Tháng 10 - 1948 .
Tháng 10 - 1949 .
Tháng 10 - 1950 .
Tháng 10 - 1951 .
6. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Kết thúc 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa; kết thúc ách thống trị phong kiến, tư sản mại bản trên đất nước Trung Quốc.
Đưa nhân dân Trung Quốc bước vào kĩ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH.
Tăng cường hệ thống của lực lượng XHCN trên thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc.
Cả A, B, C đều đúng.
7. Từ năm 1959 đến năm 1978 Trung Quốc bước vào thời kì nào?
Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân.
O�n định về kinh tế, thực hiện đường lối đối ngoại tích cực.
Không ổn định về kinh tế, thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
Thực hiện công cuộc cải cách mở cửa Trung Quốc.
8. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Trung Quốc bắt đầu đề ra chủ trương cải cáh - mở cửa?
Hội nghị BCHTƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 12 năm 1978.
Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XII tháng 9 - 1982 .
Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XIII tháng 10 - 1987 .
Bình thường hóa quan hệ Xô - Trung năm 1989 .
9. Ai là người đề xướng và lãnh đạo đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc?
Hoa Quốc Phong.
Triệu Tử Dương.
Đặng Tiểu Bình.
Giang Trạch Dân.
10. Sau 20 năm thực hiện đường lối cải cách đất nước Trung Quốc đã đạt được những thành tựu gì?
Nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Nền kĩ thuật, văn hóa giáo dục đạt thành tựu khá cao.
Vị trí của Trung Quốc ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Cả A, B, C đều đúng.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
-Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời như thế nào? Ý nghĩa?
-Sự thành lập nước CHND Trung Hoa :
+Từ năm 1946 – 1949 Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến Quốc – Cộng. Cuối năm 1949 cuộc nội chiến kết thúc, lục địa Trung Quốc được giải phóng. Ngày 1 – 10 – 1949 nước CHND Trung Hoa được thành lập.
-Ý nghĩa :
+Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
+Chấm dứt 100 năm nô dịch, thống trị của đế quốc, xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến.
+Mở ra kỉ nguyên mới độc lập, tư do và chủ nghĩa xã hội.
+Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
TRƯỜNG THPT DĨ AN – BÌNH DƯƠNNG
LỊCH SỬ 12
Nguyễn Chí Thuận
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
Năm học : 2009 - 2010
BÀI 4
ĐÔNG NAM Á
CHÂU ÂU
TRUNG QUỐC
ÂN ĐỘ
LIÊN XÔ
MÔNG CỔ
NHẬT BẢN
Câu hỏi 1 :
Đông Nam Á bao gồm những nước nào ?
Đặc điểm chính trị của các nước Đông Nam Á (trước, trong và sau CTTG II) ?
1. Khái quát :
* Đông Nam Á gồm 11 nước :
.Việt Nam - Lào - Campuchia
.Thái Lan
.Mianma - Malaixia -Xingapo - Brunây
.Inđônêxia
.Philippin
.Đông Timo
* Trước CTTG II : đều là thuộc địa, nửa thuộc địa hoặc thị trường của các nước tư bản phương Tây.
* Trong CTTG II : đều bị phát xít Nhật chiếm
* Sau CTTG II : có những biến đổi lớn (3) :
a . Đều giành được độc lập
VN
Lào
Campuchia

b. Sau khi độc lập, đều ra sức xây dựng nền kinh tế, xâ hội và đạt nhiều thành tựu to lớn nhất là Xingapo - con "rồng nhỏ" của châu Á và nước công nghiệp mới ( NIC )
Thắng Pháp (1954) và Mỹ (1975) bảo vệ độc lập, chủ quyền
c. Đến 30.4.1999 , 10 nước gia nhập Hiệp hội các nước ĐNÁ - gọi tắt là ASEAN ( Association of South East Asian Nations ).
* Liên minh kinh tế - chính trị , nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình , hữu nghị , hợp tác giữa các nước trong khu vực .
Philippin
Viet Nam
Laò
Campuchia
Mianma
Thai lan
Malaixia
XIngapo
Inđonê xia
Brun�y
Đông Timo
I. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai
   
Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập
-Gồm 11 nước ,rộng 4,5 triệu km2, 528 triệu dân (2000), có vị trí chiến lược quan trọng.
-Trước CTTG II : đều là thuộc địa của phương Tây (trừ Thái lan ).
-Trong CTTG II: Nhật chiếm đóng, khi Nhật đầu hàng đồng minh nhiều nước đã giành độc lập : Inđônêxia (17/8/1945),Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945).
- Ngay sau đó các nước phương Tây lại quay lại xâm lược nhân dân Đông Nam Á lại tiếp tục đứng lên kháng chiến chống xâm lược và lần lượt giành độc lập .
VIETNAM 2.9.1945
LAO
12.10.1945
CAMPUCHIA
9.11.1953
Hà nội
Vien chan
Phnom Penh
Câu hỏi 1 :
Tóm tắt các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào từ sau CTTG II đến nay ?

Ba giai đoạn :
1. 1945 - 1954 : chống Pháp
* Tuyên bố độc lập 12.10.1945
* Hiệp định Giơnevơ 7.1954
2. 1954 - 1975 : chống Mỹ
* Thành lập nước CHDCND Lào 2.12.1975
3. 1975 - nay : phát triển theo định hướng XHCN
b. Lào (1945-1975)


LAO : Hoang th�n XUPHANUVONG
Souphanouvong là một trong ba con trai của hoàng thân Bounkhong, Uparat (phó vương) cuối cùng của Luang Prabang. Không giống như các anh em cùng cha khác mẹ của mình là Souvanna Phouma và Phetsarath có mẹ là dòng dõi hoàng tộc, mẹ của ông là một người thường dân, bà Mom Kham Ouane. Năm mới 11 tuổi, Xuphanuvông đã đến Việt Nam học tập tại trường Anbe Xarô, Hà Nội. 10 năm sau, năm 1920 sang học tại Pháp. Tốt nghiệp đại học quốc gia cầu đường Pari, trở thành kỹ sư cầu đường đầu tiên ở Đông Dương. Ông về Trung kỳ Việt Nam công tác đã từng đảm nhận chức vụ Kiến trúc sư trưởng khu Công chánh Nha Trang, thời lượng làm việc khá nhiều các công trình thủy lợi trên đất Việt Nam, trong đó có 7 công trình cho đến nay vẫn đang còn sử dụng, tiêu biểu như Tháp nước Phan Thiết, đập Bái Thượng ở Thanh Hóa. Ông gặp Hồ Chí Minh, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và bắt đầu sự nghiệp cách mạng.
* 5 giai đoạn :
1. 1945 - 1954 : chống Pháp
2. 1954 - 1970 : hoà bình trung lập
3. 1970 - 1975 : chống Mỹ
4. 1975 - 1979 : chống Pôn Pôt - Iêng Xa ri
5. 1979 - nay : hồi sinh - xây dựng lại
Câu hỏi 4
Tóm tắt các giai đoạn phát triển của cách mạng Campuchia từ sau CTTG II đến nay ?

2
3
c. Campuchia (1945-1993)
Tóm tắt quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á theo bảng sau
Norodom Sihanouk; sinh 1922, quốc vương Cămpuchia. Lên ngôi vua 1941. Tháng 2.1953, tiến hành cuộc vận động ngoại giao ở nhiều nước đòi Pháp trao trả độc lập cho Cămpuchia.
Ngày 9.11.1953, Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Cămpuchia.
Tháng 3. 1955, ông trao ngôi vua cho cha là Nôrôđôm Xuramarit (Norodom Suramarit) nhưng vẫn nắm quyền lực. Thành lập Cộng đồng Xã hội Bình dân (Sangkum) là mặt trận đoàn kết dân tộc dựa trên sự liên minh giữa Ngôi vua - Tôn giáo - Nhân dân.
Năm 1960, sau khi vua cha qua đời, ông được bầu làm quốc trưởng, thi hành đường lối hoà bình, trung lập.
3.1970 phái thân Hoa Kì tiến hành đảo chính lật đổ Nôrôđôm Xihanuc
Pôn Pốt
Tháng 5.1970, ông thành lập "Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Cămpuchia" ở nước ngoài với vai trò nòng cốt là những người thuộc phái Khơ Me Đỏ. Sau ngày 17.4.1975, phái Khơ Me Đỏ do Pôn Pôt cầm đầu đã thi hành chính sách diệt chủng tàn bạo, ông mất chức quốc trưởng, bị giam lỏng trong Hoàng cung.
Tháng 1.1979, khi lực lượng cách mạng Cămpuchia giành lại chủ quyền từ phe Khơ Me Đỏ, ông sang Trung Quốc. Xihanuc đứng đầu Mặt trận Dân tộc Thống nhất vì Độc lập, Hoà bình và Hợp tác Cămpuchia (FUNCINPEC).
Tháng 6.1982, ông là chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Cămpuchia Dân chủ gồm 3 phái: Khơ Me Đỏ, Xihanuc, Xon Xan và tổ chức này trở thành phe đối lập với Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Cămpuchia ở Phnôm Pênh do Hun Xen (Hun Sen) làm thủ tướng. Chủ trương đường lối hoà giải và hoà hợp dân tộc. Tháng 7.1991, ông trở thành chủ tịch Hội đồng Dân tộc Tối cao (SNC).
HUNXEN - RANARIT
Sau hội nghị quốc tế ở Pari về Cămpuchia (10.1991), nhân dân Cămpuchia tổ chức bầu cử quốc hội (5.1993). Quốc hội mới đã ban hành hiến pháp, thiết lập chế độ Vương quốc do quốc vương Xihanuc đứng đầu.
2.Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á
a. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN
Xingapo –quốc đảo sư tử
Lý Quang Diệu (tiếng Anh: Lee Kuan Yew, đôi khi cũng viết là Lee Kwan-Yew; tiếng Hán: 李光耀; bính âm: Lǐ Guāngyào; sinh ngày 16 tháng 9 năm 1923) là thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hoà Singapore, ông đảm nhiệm chức vụ này từ năm 1959 đến năm 1990. Mặc dù đã rời bỏ chức vụ, hiện nay ông vẫn được xem là chính khách có ảnh hưởng lớn thứ nhì tại đảo quốc này (chỉ sau thủ tướng).
Lý Hiển Long (chữ Hán giản thể: 李显龙; chữ Hán phồn thể: 李顯龍; Pinyin: Lǐ Xiǎnlóng; phiên âm tiếng Anh: Lee Hsien Loong, sinh ngày 10 tháng 2 năm 1952) là Thủ tướng thứ ba của Singapore 2004, từng là Bộ trưởng Tài chính. Lý Hiển Long là con cả của thủ tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu. Vợ của Lý Hiển Long, Ho Ching (Hồ Tinh), là Giám đốc điều hành và CEO của công ty quốc doanh Temasek Holdings.
Xingapo : 639 km2 - 3.476.000 d�n
Th? dơ : Xingapo
Thành phố XINGAPO
Thai Lan : 513.115 km2 - 60.300.000 d�n
Th? dơ : Bang C?c
Hoàng cung THAI LAN
Thành phố Băng Cốc – THÁI LAN
Malaixia
KualaLămpua
IN ĐÔ NÊ XIA
Borobudur
Gia cac ta
T?ng th?ng XUCACNƠ
XUHACTO- 1965
T?ngTh?ng M�gawati
T T XUCACNƠ
Philippin : 300.000 km2 - 72.944.000 d�n
Th? dơ : Ma ni la
Ruộng
Bậc
thang
Philippin
Manila
b. Nhóm các nước Đông Dương
-Kinh tế phát triển theo hướng kinh tế tập trung, đạt một số thành tựu song còn nhiều khó khăn .
-Việt Nam : Từ 1986 thực hiện đường lối đổi mới đất nước, kinh tế phát triển, chính trị, xã hội ổn định …
Lào : vẫn là nước nông nghiệp, từ cuối 1986 thực hiện đổi mới ., GDP năm 2000 tăng 5,7%, SX nông nghiệp tăng 4,5%, SX công nghiệp tăng 9,2%.
Cămpuchia : vẫn là nước nông nghiệp, SX công nghiệp tăng 7% (1995)
Vi?t Nam : 330.991 Km2
Th? dơ : H� N?i
SÂN VẬN ĐỘNG QUỐC GIA MY ĐÌNH
Ch�a m?t c?t
Hội nghị cấp cao ASEAN VI taị Hà nội-12.1996
Việt Nam hội nhập với phong trào  thể thao Đông Nam Á
c. Các nước khác ở Đông Nam Á
Brunây : dầu mỏ và khí đốt tự nhiên … nhập lương thực và thực phẩm tới 80%. Hiện nay đa dạng hóa nền kinh tế.
-Mianma : 30 năm thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội nên tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. Cuối 1988 thực hiện mở cửa, tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 là 7%, năm 2000 là 6,2%, bình quân thu nhâp đầu người 100 USD (2003)
Banđa Xêri Begaoan
Tổng Thống Gloria Macapagal Arroyo
Đông Timo
ĐILI
Dơng Timo : 14.609 km2 - 857.000 d�n
Th? dơ : Dili
Trung qu?c
Thái lan
Bang la det
Mianma
Rang gun
Các nước Đông Nam Á
3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN : (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)
* Thành lập :
Yêu cầu hợp tác ,hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn…
8.8.1967 ở Băng Cốc, gồm 5 nước Thaílan, Malaixia, Xingapo, Inđônexia và Philippin.
* Tính chất : Là Liên minh kinh tế – chính trị của khu vực Đông Nam Á .
* Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hóa trên cơ sở hợp tác giữa các nước thành viên, duy trì hòa bình và ổn định khu vực nhằm tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh
Hoat động :
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asia Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị HSC , kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên
Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên ( Đông Timo chưa kết nạp).
Mục đích hoạt động
Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một cộng đồng hòa hợp, hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế-xã hội.
Nguyên tắc hoạt động
-Nguyên tắc về quan hệ song phương và đa phương: Tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của nhau, và tiến tới tuân thủ các quy định chung trong Hiến chương ASEAN khi Hiến chương này được tất cả mười thành viên trong Khối phê chuẩn và có hiệu lực. Hiến chương này được xem là Hiến pháp của toàn Khối. Hiến chương Asean được thông qua vào Tháng Mười Hai, 2008. Hiến chương có hiệu lực từ ngày thứ 30 sau khi Văn kiện Phê chuẩn được đệ trình lên Tổng Thư ký của Khối.
- Nguyên tắc điều phối hoạt động: có 3 nguyên tắc chủ yếu là nguyên tắc nhất trí, nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc 6-X -Trong quan hệ với nhau, các thành viên của khối đều tuân theo 6 nguyên tắc chính được nêu lên trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Ba-li), kí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Ba-li năm 1976, là:
1. Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;
2. Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;
3. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
4. Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;
5. Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;
6. Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức
Bộ máy hoạt động của ASEAN được quy định như sau:
1. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (ASEAN Summit): Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, họp chính thức 3 năm 1 lần, không chính thức 1 năm 1 lần. Cho đến nay đã có 7 hội nghị cấp cao được tổ chức.
2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM): theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết.
3. Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM):AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trong AEM có hội đồng AFTA được thành lập theo quyết định của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 tại Singapore.
4. Hội nghị Bộ trưởng các ngành: Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM

5. Các hội nghị bộ trưởng khác: Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi trường, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này.
6. Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting-JMM):JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.
7. Tổng thư ký ASEAN: Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng. Tổng thư ký hiện nay là ông Surin Pitsuwan.
8. Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC): ASC bao gồm chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM.

Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối hợp có lập trường chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối (Coordinating Country) chủ trì và báo cáo cho ASC.
1. Ban thư ký ASEAN quốc gia: Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách
2. Ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba: Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nước đối thoại. Uỷ ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại. Hiện có 10 Uỷ ban ASEAN tại: Bon (Đức), Brussel (Bỉ), Canberra (Úc), Geneva (Thụy Sĩ), London (Anh), Ottawa (Canada), Paris (Pháp), Seoul (Hàn Quốc), Washington, (Hoa Kỳ), Wellington (New Zealand).
2. Ban thư ký ASEAN: Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Bali,1976 tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN
II ẤN ĐỘ
1.CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
Diện tích 3,3 triệu km2,dân số 1tỷ 20 triệu người (2000)
Sau chiến tranh thế giới II phong trào đấu tranh chống thực dân Anh lên cao dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại :
Ấn Độ (tiếng Hindi: Bharat (भारत गणराज्य); tên cổ: Thiên Trúc 天竺, Quyên Độc 身毒) là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết tiểu lục địa Ấn Độ. Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích.
Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có nền văn minh Ấn hà (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Trước ngày độc lập, Ấn Độ là một bộ phận trong tiểu lục địa Ấn Độ thuộc Anh.
Mahātmā Gāndhī còn gọi là ông thánh Cam Địa (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), nguyên tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi (Devanagari: मोहनदास करमचन्द गांधी; Gujarati: મોહનદાસ કરમચંદ ગાંધી), là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lí bất bạo lực (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lí (sa. satyāgraha) đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ (American Civil Rights Movement) được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr...
Từ lúc lãnh đạo cuộc đấu tranh giành tự do và đứng đầu đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ (Indian National Congress) năm 1918, ông được hàng triệu dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahātmā, nghĩa là "Linh hồn lớn", "Vĩ nhân" hoặc "Đại nhân". Danh hiệu có gốc tiếng Phạn này được triết gia và người đoạt giải Nobel văn chương Rabindranath Tagore dùng lần đầu khi đón chào Gandhi tại Mumbai (hay Bombay) ngày 9 tháng 1 năm 1915.
Ngoài việc được xem là một trong những môn đồ Ấn Độ giáo và những nhà lãnh đạo Ấn Độ vĩ đại nhất, ông còn được nhiều người Ấn tôn kính như một Quốc phụ (gọi theo tiếng Hindi là Bapu). Ngày sinh của ông, 2 tháng 10, là ngày lễ quốc gia của Ấn Độ. Năm 2007, Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lấy ngày 2 tháng 10 là Ngày Quốc tế Bất Bạo động.
(Jawaharlãl Nehru; 1889 - 1964), nhà hoạt động chính trị Ấn Độ, người cộng tác xuất sắc của Ganđi M. K. (M. K.Gandhi) trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Thủ lĩnh Đảng Quốc đại, thủ tướng đầu tiên của nước Ấn Độ độc lập (1947). Đề xướng đường lối chiến lược phát triển nền kinh tế - xã hội của nước cộng hoà. Là một trong những người đề ra 10 nguyên tắc chung sống hoà bình tại hội nghị Băngđung (Bandung; 1955) và khởi xướng Phong trào các Nước Không liên kết. Ông được coi là nhà kiến trúc xã hội mới của nhân dân Ấn Độ.
 
2. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp : từ giữa những năm 70cuả thế kỷ XX Ấn Độ đã tự túc được lương thực, từ 1995 là nước xuất khảu gạo đứng thứ 3 thé giới .
Đứng thứ 10 về sản xuất công nghiệp : tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 là 7,4%năm 2000 là 3,9%.
Khoa học kỹ thuật : Là cường quốc về công nghệ phần mềm “cách mạng xám”, công nghệ hạt nhân ,vũ trụ, 1974 thử thành công bom nguyên tử, 1975 phóng thành công vệ tinh nhân tạo bằng tên lửa của mình. Đội ngũ những nhà khoa học đứng thứ 3 thế giới .
Đối ngoại : Hòa bình trung lập tích cực luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc
Ngày 7/1/1972 chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Cách mạng Xanh có hai nội dung quan trọng hỗ trợ và bổ sung cho nhau là tạo ra những giống mới và năng suất cao chủ yếu là cây lương thực và sử dụng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy khả năng của các giống mới.
Cuộc Cách mạng Xanh được bắt đầu ở Mêhico cùng với việc hình thành một tổ chức nghiên cứu quốc tế là: "Trung tâm quốc tế cải thiện giống ngô và mì CIMMYT và Viện nghiên cứu quốc tế về lúa ở Philippin - IRRI VÀ Ở ẤN ĐỘ - IARI".
Như vậy, Cách mạng Xanh đã tạo ra những thành tựu lớn trong sản xuất lương thực của thế giới. Bên cạnh đó, Cách mạng Xanh vẫn tiềm ẩn những hạn chế như yêu cầu vốn lớn để đầu tư cho sản xuất, sử dụng nhiều loại phân bón có thể làm tăng mức độ ô nhiễm khu vực canh tác nông nghiệp, sử dụng đại trà giống mới làm giảm dự trữ các nguồn gen về cây lương thực.
Các ngành công nghiệp chính gồm dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, mỏ, dầu khí và cơ khí.
Gần đây, Ấn Độ cũng đã lợi dụng được số lượng đông đảo dân số có trình độ học vấn cao, thành thạo tiếng Anh để trở thành một vị trí quan trọng về dịch vụ thuê làm bên ngoài (outsourcing), tư vấn khách hàng (customer service) và hỗ trợ kỹ thuật của các công ty toàn cầu. Nó cũng là một nước xuất khẩu hàng đầu về nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm, tài chính và chế tạo phần mềm. Đối tác thương mại quan trọng nhất của Ấn Độ là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Trong khi nhiệm vụ với chính phủ Quốc đại là chú ý hơn tới nhu cầu của người nghèo , thì các nước láng giềng và đồng minh của Ấn Độ đang băn khoăn vị trí của họ trong danh sách ưu tiên đối ngoại. Điều này đúng với Pakistan, Trung Quốc và Mỹ, những nước có quan hệ được cải thiện dưới thời chính quyền BJP
Câu hỏi củng cố
1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Nam Á có biến đổi gì quan trọng nhất ?
Các nước Đông Nam Á đều tham gia Asean.
Hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
Kinh tế các nước Đông Nam Á đều phát triển.
Các nước Đông Nam Á đều tham gia tổ chức Liên hợp quốc.
2. Lào giành độc lập vào thời gian nào?
Ngày 22 - 8 - 1945 .
Ngày 25 - 8 - 1945 .
Ngày 23 - 8 - 1945 .
Ngày 02 - 12 - 1945 .
3. ASEAN thành lập nhằm mục tiêu gì?
Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Chống lại sự thao túng của Mĩ về kinh tế.
Chống lại sự xâm lược của Mĩ.
Hình thành liên minh quân sự để bành trướng thế lực ra bên ngoài.
4. Thực dân Anh chia ?n Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở nào?
Trên cơ sở văn hóa.
Trên cơ sở lãnh thổ.
Trên cơ sở kinh tế.
Trên cơ sở tôn giáo.
5. Ngày 2 - 12 - 1975 ở Lào diễn ra sự kiện lịch sử lớn gì?
Thủ đô Viêng Chăn được giải phóng.
Việc giành chính quyền trong cả nước đã hoàn thành.
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập.
Đế quốc Mĩ và tay sai buộc phải kí Hiệp định Viêng Chăn Lào chính thức được thành lập.
6. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, nhân dân Campuchia đã tiến hành nhiệm vụ gì?
Bước đầu tiến lên xây dựng xã hội mới.
Tiếp tục đấu tranh chống lại lực lượng Pôn pốt - Iêng xari phản động.
Liên kết, hợp tác với lực lượng Pôn pốt.
Tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc.
7. Các nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là những nước nào?
Mailaixia, Philippin, Miến Điện, Thái Lai và Xingapo.
Mailaixia, Inđônêxia, Miến Điện, Thái Lai và Xingapo.
Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia và Bru nây.
Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia và Philippin.
8. Hội nghị cấp cao ASEAN ở Bali (Inđônêxia) năm 1976 đã nêu rõ mục tiêu gì?
Xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực.
Thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập ở Đông Nam Á.
Cả A, B, C đều đúng.
9. Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở A�n Độ là đảng nào?
Đảng Quốc Đại.
Đảng Dân tộc.
Đảng Nhân dân.
Đảng Cộng sản.
10. Sau khi giành được độc lập, đường lối đối ngoại của A�n Độ thực hiện như thế nào?
Chính sách hòa bình, trung lập, tích cực.
Không ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc.
Tiến hành xâm lược các nước láng giềng.
Chạy đua vũ trang.
TỰ LUẬN
Hãy nêu những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Biến đổi nào là quan trọng nhất?
-Những biến đổi khu vực ĐNÁ sau CTTG thứ II :
+Trước CTTG thứ II, các nước trong khu vực ĐNÁ hầu hết là thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước đế quốc. Sau CTTG thứ II, hầu hết các nước trong khu vực đều đã giành được độc lập như Việt Nam, Inđônêxia, (8 – 1945)...
+Sau khi giành được độc lập, các nước trong khu vực xây dựng và củng cố nền độc lập, ra sức phát triển kinh tế, văn hóa và đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhiều nước đã trở thành con rồng châu Á như Xingapo, Thái Lan, Mailaixia.
+Đời sống vật chất và tinh thần người dân các nước trong khu vực ĐNÁ được nâng cao hơn trước chiến tranh, phúc lợi xã hội được bảo đảm.
+Đến nay, hầu hết các nước đều tham gia tổ chức ASEAN, đây là liên minh chính trị - kinh tế thúc đẩy sự hợp tác cùng nhau phát triển.
-Biến đổi quan trọng nhất là : hầu hết các nước trong khu vực đều đã giành được độc lập. Có giành được độc lập thì mới có điều kiện phát triển kinh tế - văn hóa ...
TUẦN SAU
CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH
Bài 5
29.11.2004 DTCT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chí Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)