Bai 4
Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Hệ |
Ngày 26/04/2019 |
77
Chia sẻ tài liệu: bai 4 thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Tiết 8 Ngày soạn 20/08/2009
Bài 4
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
-Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực: hôn nhân và gia đình,
-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình
đẳng trong hôn nhân và gia đình,
2.Về kiõ năng:
Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình
3.Về thái độ:
Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình,
II. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
Nói công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là gì?
3. Giảng bài mới:
Chúng ta, ai cũng mong ước được sống trong một gia đình, một xã hội mà ở đó mọi người được bình đẳng với nhau về cơ hội học tập, lao động, cống hiến nhằm xây dựng gia đình hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyện vọng chính đáng đó đã được Nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện trên thực tế. Vậy, quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được thể hiện như thế nào? Tìm hiểu quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, lao động và kinh doanh sẽ giúp chúng ta giải đáp được phần nào câu hỏi đó.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
GV giải thích cho HS thấy được hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện các chức năng sinh con, nuôi dạy con và tổ chức đời sống vật chất, tinh thần của gia đình.
GV giúp HS hiểu khái quát sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình:
Trong hôn nhân và gia đình có các mối quan hệ chủ yếu như: quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha, mẹ và các con, quan hệ giữa các anh, chị, em, và quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình.
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong các mối quan hệ đó, ở phạm vi gia đình trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau và không phân biệt đối xử.
Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
( Bình đẳng giữa vợ và chồng
GV đặt vấn đề:
Điều 63 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”. Trong gia đình “vợ chồng bình đẳng” (Điều 64 Hiến pháp 1992).
Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong gia đình. Theo Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình : “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”.
Điều này được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
GV hỏi:
Thế nào là quanhệ nhân thân giữa vợ và chồng?
Thế nào là quan hệ tài sản giữa vợ và chồng?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý:
+ Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là những quyền và nghĩa vụ mang yếu tố tình cảm gắn liền với bản thân vợ, chồng, không thể chuyển giao cho người khác được, như vợ , chồng có nghĩa vụ chung thuỷ, yêu thương, quý trọng nhau, bình đẳng về nghĩa vụ nuôi dạy con, có quyền lựa chọn nghề nghiệp chính đáng, nơi cư trú, tín ngưỡng, tôn giáo,…
+ Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng bao gồm: quyền sở hữu tài sản chung (chiếm hữu,sử dụng, định đoạt), có quyền có tài sản riêng (có trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng, được tặng, cho riêng), quyền thừa kế, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng,..
GV sử
Bài 4
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
-Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực: hôn nhân và gia đình,
-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình
đẳng trong hôn nhân và gia đình,
2.Về kiõ năng:
Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình
3.Về thái độ:
Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình,
II. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
Nói công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là gì?
3. Giảng bài mới:
Chúng ta, ai cũng mong ước được sống trong một gia đình, một xã hội mà ở đó mọi người được bình đẳng với nhau về cơ hội học tập, lao động, cống hiến nhằm xây dựng gia đình hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyện vọng chính đáng đó đã được Nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện trên thực tế. Vậy, quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được thể hiện như thế nào? Tìm hiểu quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, lao động và kinh doanh sẽ giúp chúng ta giải đáp được phần nào câu hỏi đó.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
GV giải thích cho HS thấy được hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện các chức năng sinh con, nuôi dạy con và tổ chức đời sống vật chất, tinh thần của gia đình.
GV giúp HS hiểu khái quát sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình:
Trong hôn nhân và gia đình có các mối quan hệ chủ yếu như: quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha, mẹ và các con, quan hệ giữa các anh, chị, em, và quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình.
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong các mối quan hệ đó, ở phạm vi gia đình trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau và không phân biệt đối xử.
Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
( Bình đẳng giữa vợ và chồng
GV đặt vấn đề:
Điều 63 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”. Trong gia đình “vợ chồng bình đẳng” (Điều 64 Hiến pháp 1992).
Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong gia đình. Theo Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình : “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”.
Điều này được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
GV hỏi:
Thế nào là quanhệ nhân thân giữa vợ và chồng?
Thế nào là quan hệ tài sản giữa vợ và chồng?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý:
+ Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là những quyền và nghĩa vụ mang yếu tố tình cảm gắn liền với bản thân vợ, chồng, không thể chuyển giao cho người khác được, như vợ , chồng có nghĩa vụ chung thuỷ, yêu thương, quý trọng nhau, bình đẳng về nghĩa vụ nuôi dạy con, có quyền lựa chọn nghề nghiệp chính đáng, nơi cư trú, tín ngưỡng, tôn giáo,…
+ Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng bao gồm: quyền sở hữu tài sản chung (chiếm hữu,sử dụng, định đoạt), có quyền có tài sản riêng (có trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng, được tặng, cho riêng), quyền thừa kế, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng,..
GV sử
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thế Hệ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)