Bài 4

Chia sẻ bởi Hứa Thu Thương | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: bài 4 thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

XIN CHÀO CÔ CÙNG TOÀN THỂ CÁC BẠN
BÁO CÁO SINH HỌC TẾ BÀO
NHÂN VÀ SỰ PHÂN CHIA TẾ BÀO
GVHD: Lê Thị Trung
SVTH:Lớp Sinh 1B
Nhóm 8- Seven_
Vũ Thị Sen
Ngô Lê Bảo Trung
Hoàng Thị Phúc
Đỗ Kiên Cường
Thị Oanh
Huỳnh Thanh Thiện
Trần Thị Tuyết
X
Nhân
NHÂN
Vùng nhân của tế bào nhân sơ (Procaryote)
1.Hình dạng:
Dễ bị thay đổi bởi các tác nhân hóa lý như: nồng độ NaCl, tia cực tím, tia X,…
Vùng nhân ở Procaryote
2.Cấu tạo
Không có màng nhân
Vùng nhân được cấu tạo bởi một sợi xoắn DNA có đường kính 3-8 nm => ưa kiềm, dễ bắt màu với base,sợi DNA này đóng kín, thường có dạng vòng tròn(ở vi khuẩn) và cũng có khả năng tự sao chép
Vùng nhân ở Procaryote
Chưa có các bào quan chính thức: phức hệ Golgi, thể lizosom…
Chưa có nhân con(hạch nhân)
NHÂN
Nhân ở tế bào nhân thực ( Eucaryote).
1. Hình dạng
Phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5 micromet
NHÂN Ở EUCARYOTE
2. Cấu tạo: gồm các thành phần
Màng nhân:
Là màng kép gồm màng ngoài và màng trong , mỗi màng dày 6-9 nm.
Màng ngoài: được nối với lưới nội chất, trên bề mặt có rất nhiều lỗ nhân, lỗ nhân này gắn với các phân tử protein.

NHÂN Ở PROCARYOTE
Chất nhiễm sắc: chứa DNA, nhiều protein mang tính kiềm.
Qua quá trình xoắn, các sợi chất nhiễm sắc =>NST.
Mỗi loài có số lượng bộ NST đặc trưng.
Nhân con (hạch nhân):
Là 1 hoặc vài thể hình cầu trong nhân bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc.
Nhân con gồm chủ yếu protein và rRNA.
CHU KÌ TẾ BÀO
Kì trung gian(gồm 3 pha:G1,S,G2) là một giai đoạn nằm trong chu kì tế bào nhưng không nằm trong quá trình phân bào
Sơ đồ chu kì tế bào
KÌ TRUNG GIAN
Trong kì này:
Teá bào tích trữ một lượng lớn các chất cần thiết từ môi trường => tăng thể tích và khối lượng.
NST cũng nhân đôi ñeå böôùc vào phân bào chính thức.
Sơ đồ chu kì tế bào






NGUYÊN PHÂN
I. NGUYÊN PHÂN

Nguyên phân là quá trình phân chia của tế bào nhân thực mà kết quả của quá trình là từ một tế bào mẹ sinh ra hai tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ .
Nguyên phân chiếm 10% trong chu kì tế bào gồm hai phần :phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
Phân chia nhân diễn ra trong 4 kì :kì đầu ,kì giữa ,kì sau và kì cuối, nhưng trước khi bước vào các kì nêu trên tế bào phải trải qua một kì gọi là kì trung gian.


NGUYÊN PHÂN
Kì trung gian là một giai đoạn trong chu kì tế bào nhưng không nằm trong nguyên phân và giảm phân .Trong kì này tế bào tích trữ một lượng lớn các chất từ môi trường để tăng về thể tích và khối lượng. Nhiễm sắc thể nhân đôi để bước vào nguyên phân.
NGUYÊN PHÂN
1.Phân chia nhân
a.Kì đầu
Ở kì đầu, NST co xoắn và rút ngắn, ở tâm động của mỗi NST hình thành một cặp tiểu thể được gọi là động thể (Kinetochore) => điểm gắn giữa NST và thoi vô sắc.
Kéo dài từ 2–270 phút tùy thuộc loại tế bào
Tới cuối kì đầu, các NST tách nhau ra và nằm ở ngoại biên của nhân, nhân con và màng nhân dần tiêu biến, sợi thoi vô sắc dần xuất hiện.
NGUYÊN PHÂN
b.Kì giữa:
Ở đa số các loại tế bào kì giữa tương đối ngắn(0.3 – 170 phút).
Tại kì giữa, NST co xoắn cực đại và di chuyển tập trung lại thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo.
Mỗi NST kép bám vào 2 Kinetochore, mỗi Kinetochore lại bám vào 1 NST đơn.
NGUYÊN PHÂN
c. Kì sau:
Là một thời kì diễn ra rất nhanh(0.3-122 phút)
Trong kì này, 2 nhiễm sắc tử(Chromatid) trong mỗi NST kép tách khỏi nhau ở phần tâm động và mỗi sợi di chuyển tới một trong hai cực của thoi vô sắc.
Đồng thời, các trung tử(cực của thoi vô sắc) cũng tách xa nhau hơn khiến sợi thoi vô sắc ở kì sau có dạng kéo dài.
Cơ chế của bộ di chuyển NST hiện mới hiểu biết về đại thể:
Trong quá trình này, các sợi cực bé của thoi vô sắc đóng vai trò quyết định: Bất kì tác nhân nào làm tổn thương hay ngăn cản sự hình thành các sợi thoi vô sắc(như lúc xử lí Colchicin đều làm giảm sự di chuyển của NST=> tốc độ phân bào bị chậm lại hay ngừng hẳn.
NGUYÊN PHÂN
Một số ý kiến cho rằng các sợi thoi vô sắc có khả năng co dãn tương tự như sợi cơ.
Ngoài ra, còn có một số giả thuyết khác giải thích sự di chuyển của NST dưới tác động của từ trường, điện trường, dòng tế bào chất…
NGUYÊN PHÂN
d. Kì cuối:
Kéo dài từ 1.5-140 phút.
Kì cuối bắt đầu khi mọi NST con mới được tạo thành đã di chuyển tới 2 cực của thoi vô sắc.
Trong kì này, các biến đổi diễn ra theo hướng ngược với kì trước: NST giam dần độ bện xoắn, duỗi ra và trở nên mảnh hơn, có dạng tương tự như ở gian kì. Do đó, chúng không thể quan sát được bằng kính hiển vi quang học.
Sợi thoi vô sắc và trung tử bị phân giải.
Nhân con xuất hiện trở lại: màng nhân được hình thành lại và bao quanh các NST.
Sơ đồ nguyên phân
NGUYÊN PHÂN
2.Phân chia tế bào chất:
Diễn ra đồng thời với phân chia nhân, quá trình phân chia này khác nhau ở tế bào động vật và thực vật.
Ở tế bào thực vật, tế bào chất được chia bằng cách hình thành vách ngăn giữa 2 nhân con ở kì cuối.
Sự hình thành vách ngăn này được tiến hành nhờ sự tham gia của nhiều cấu trúc tế bào như: phức hệ Golgi, các sợi thoi vô sắc, các sợi celluloz cực nhỏ…
NGUYÊN PHÂN
Ở tế bào động vật, tế bào chất được phân chia do sự xuất hiện và lấn sâu của eo thắt ở vị trí mặt phẳng xích đạo.
Quá trình tách đôi của tế bào động vật được thực hiện nhờ vành đai các sợi thật nhỏ(Microfilament) cỏ khả năng co rút tập trung ở vùng giữa, dưới màng sinh chất của tế bào mẹ.Các sợi này bản chất là protein actin.
NGUYÊN PHÂN
Trong nhiều trường hợp sự phân chia nhân không đi đôi với phân chia tế bào chất => tạo thành các tế bào có 2 hay nhiều nhân.
VD: Tế bào trứng ở một số sâu bọ chứa tới hàng nghìn nhân.
Ở một số mô chuyên hóa của động vật và thực vật, sự nhân đôi NST lúc phân bào có tơ vẫn chỉ được tiến hành trong 1 nhân hình thành các tế bào đa bội thể có nhân rất lớn.
VD: Ở chuột con, tế bào gan là 2n
Ở chuột trưởng thành, gan thường chứa tế bào 4n hoặc 8n.
GIẢM PHÂN



Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở tế bào sinh dục chín, gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi có một lần.
GIẢM PHÂN I
a.Kì đầu
Các NST xoắn kép, co ngắn, đính vào nhân sắp định hướng.

GIẢM PHÂN I
Sau đó dieãn ra sự bắt đôi của các NST kép tương đồng suốt theo chiều dọc và có thể diễn ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em => sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đã đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng, do đó đã tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng.
Tiếp theo là sự tách rời các NST trong cặp NST tương đồng và NST tách khỏi màng nhân.
GIẢM PHÂN I
b.Kì giữa:
Các cặp NST kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và tập trung thành 2 hàng .
Sợi thoi vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
So sánh kì giữa của nguyên phân và giảm phân I
Kì giữa giảm phân I
Kì giữa nguyên phân
GIẢM PHÂN I
c.Kì sau:
Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo sợi thoi vô sắc về một cực của tế bào .
So sánh kì sau của nguyên phân và giảm phân I
Kì sau nguyên phân
Kì sau giảm phân I
GIẢM PHÂN I
d.Kì cuối :
Sau khi đi về cực của tế bào ,các NST kép dần dần dãn xoắn màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện .
Thoi vô sắc tiêu biến ,sau đó là quá trình phân chia tế bào chất tạo nên hai tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa.

Sơ đồ giảm phân I
GIẢM PHÂN I
Sau kì cuối giảm phân I là kì trung gian diễn ra rất nhanh , trong thời điểm này không xảy ra sao chép DNA và nhân đôi NST.
GIẢM PHÂN II

Sau kì trung gian giảm phân II diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với lần I và cũng trải qua 4 kì :
GIẢM PHÂN II
a.Kì đầu :
NST ñôn boäi keùp co xoaén cöïc ñaïi=>Thấy rõ số lượng NST kép đơn bội .
GIẢM PHÂN II
b.Kì giữa .
Các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc .Mỗi NST kép gắn với một sợi tách biệt của thoi vô sắc .
Thông thường, các nhiễm sắc tử chò em đã tách nhau một phần.
GIẢM PHÂN II
c.Kì sau:
Hai nhiễm sắc tử chị em đã tách nhau hòan toàn ở phần tâm động và mỗi chiếc đi về một cực của tế bào .
GIẢM PHÂN II
d.Kì cuối :
Màng nhân, nhân con xuất hiện,TB chất phân chia
=>Tạo ra 4 tế bào con có chứa n NST đơn bội.

GIẢM PHÂN II
Sự tan biến và tái hiện của màng nhân, sự hình thành và mất đi của thoi phân bào ở 2 lần phân bào của giảm phân cũng diễn ra như ở nguyên phân
2 TB( n kép) => 4 TB(n đơn)
Kết quả giảm phân II
Kì đầu II
Kì giữa II
Kì sau II
Kì cuối II
Ý NGHĨA CỦA GIẢM PHÂN

Nhờ có giảm phân ,giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n NST) và qua thụ tinh bộ NST luỡng bội 2n được phục hồi trở lại ở thế hệ sau
Nếu không có hiện tượng giảm phân thì sau mỗi lần thụ tinh bộ NST của loài lại tăng gấp đôi về số lượng .
Sự kết hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những lòai sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể .Nhờ đó thông tin di truyền được truyền đạt ồn định qua các đời ,đảm bảo cho thế hệ sau mang những đặc điểm của thế hệ trước
Tài liệu tham khảo:
Sinh học Tế Bào - Nguyễn Như Hiền
Sinh học Đại Cương - Phan Cự Nhân
SGK Sinh học 10 (nâng cao)
Sinh học Đại Cương - Phạm Thành Hổ
Và một số tài liệu khác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hứa Thu Thương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)