Bài 4

Chia sẻ bởi Đỗ Vũ Hiệp | Ngày 10/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 4 thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Bài 4:
Học tích cực: Khái niệm chính, thuật ngữ và định nghĩa


Hoạt động 1
Làm việc theo nhóm (20’) trả lời câu hỏi sau:
Thế nào là phương pháp học tích cực?
Nêu các phương pháp và kĩ thuật học tích cực mà đ/c biết?

Cách thực hiện: PP khăn trải bàn.
Tổng hợp ý kiến từ trình bày của các nhóm
Khái niệm học tích cực?
Học tích cực đặt học sinh vào trong những tình huống bắt buộc học sinh phải đọc, phát biểu, nghe, suy nghĩ kĩ và viết.
Học tích cực lôi cuốn học sinh tham gia vào giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, thảo luận, giải thích, tranh luận hoặc động não trong lớp học.
Học tích cực là bất kì những hoạt động nào mà học sinh thực hiện trong lớp học hơn là việc ngồi nghe bài giảng.
Học tích cực khiến cho những gì mà học sinh học được là một phần của bản thân họ. Học sinh phải thảo luận về những cái họ đang học, đang viết, liên hệ với những kiến thức đã học và ứng dụng nó vào cuộc sống hàng ngày.
Cơ sở của học tích cực
Năm 1951, Ralph W. Tyler viết trong bài lập kế hoạch và điều hành một chương trình giáo dục: “...Học tập là một quá trình chủ động, do vậy, thầy không thể học thay trò. Họ có thể mở rộng hiểu biết hay không phụ thuộc vào cái đang diễn ra trong đầu họ, chứ không phụ thuộc vào cái đang diễn ra trong đầu người thầy...”

Hình ảnh này thể hiện người học là trung tâm của bất kì quá trình học nào – không quan tâm đến yếu tố giáo viên hay giảng viên, dạy học hay bồi dưỡng, đào tạo.

Hoạt động học không thể diễn ra nếu không có người học, vì vậy hình ảnh được kết hợp này thể hiện người học đang tích cực tiếp thu hoạt động học. Chúng ta gọi hoạt động này là sự vận động nội tại trong não của người học/học chủ động/học độc lập (internalised learning).
Sơ đồ trên chỉ trình bày một khía cạnh của học tích cực: (internalised learning) – mỗi cá nhân tham gia vào trong quá trình tư duy/đồng hoá/tiếp thu kiến thức, không có sự tham gia với thế giới quan bên ngoài bộ não của người học.

Trong thực tế, phần lớn hoạt động học được xuất phát từ một số động cơ bên ngoài, bằng việc người học tương tác với (interacting with) và hiểu về sự vật hoặc một ai đó.
Người học có thể có nhiều cách tương tác sự vật bên ngoài để tăng cường việc học. Ví dụ: nghe giảng, tranh luận với học viên khác, phối hợp với học viên khác để giải quyết vấn đề, đọc một cuốn sách, xem một bộ phim, vào mạng internet, tháo dỡ máy móc, vẽ tranh …Vòng tròn bên ngoài thể hiện học tương tác (interactive learning).
Một hình thức tương tác cụ thể có tầm quan trọng trong lớp học hoặc trong lớp tập huấn: tương tác với HS/học viên khác (interacting with other people). Đó là khi có thể tập trung suy nghĩ của mọi người để hiểu biết sâu sắc hơn. Đây là lý do khuyến khích hình thức làm việc cộng tác trong một nhóm/đội. Vòng tròn ở giữa thể hiện hình thức tương tác đặc biệt, đó là tập trung các ý tưởng (“hai cái đầu luôn tốt hơn một cái đâu”) đó là học tập hợp tác (collaborative learning).
Cả ba thuật ngữ:
học chủ động/học độc lập (internalised learning),
học tương tác (interactive learning)
học hợp tác (collaborative learning)
Là tất cả các phần của học tích cực (active learning).

Làm việc nhóm
Phiếu học tập 1
Các nhóm trình bày kết quả
DL TT CT
1:
2:
3:
4:
5:
6:

Phiếu học tập số 2
Làm việc theo nhóm với phiếu bài tập số 2 (7 phút)

Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý bổ sung.

Phiếu học tập số 3
Làm việc theo nhóm với phiếu bài tập số 3 (15 phút)

Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý bổ sung.

Phiếu học tập số 4
Làm bài tập theo cặp đôi (15 phút).

Các nhóm trình bày kết quả thảo luận


Giới thiệu PPDHTC
Đọc tài liệu tập huấn giáo viên: Trang 11 – 16.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Vũ Hiệp
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)