Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Chia sẻ bởi Nguyễn Đạt | Ngày 19/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

Bài 39
VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ

Bài thuyết trình: Tổ 2
Công nghiệp | Dịch vụ | Nông, lâm nghiệp | Tổng hợp kinh thế biển
ĐÔNG NAM BỘ
Có 1 thành phố và 5 tỉnh:
Thành phố Hồ Chí Minh
Bà Rịa-Vũng Tàu
Bình Dương
Bình Phước
Đồng Nai
Tây Ninh
Dân số 14 triệu người, chiếm 16,34% dân số cả nước (*)
Diện tích 23.597,9 km² .
(*): Số liệu thống kê năm 2009.
Ý nghĩa vị trí địa lý
Rất thuật lợi cho giao lưu văn hóa kinh tế với đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ .

Thuận lợi giao lưu kinh tế văn hóa với các nước trong khu vực Đông Nam Á
CÔNG NGHIỆP
Nhà máy thủy điện Trị An
(400MV)
Nhà máy thủy điện Thác Mơ
(150MV)
* Chiếm tỉ trọng công nghiệp cao nhất nước.
Việc phát triển công nghiệp đặt ra nhu cầu lớn về năng lượng.
Qua đó công nghiệp năng lượng phát triển rất mạnh.
Clip: «Dập thủy điện Trị An»
Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), với tổng công suất 3.900 MW cung cấp khoảng 40% lượng điện của Việt Nam.
Công Ty TNHH Hansae Việt Nam
(Khu Công Nghiệp Tây Bắc - Củ Chi)


Sự phát triển Công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư nước ngoài.
DỊCH VỤ
Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
Hoàn thiện CSHT giúp các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng.
Dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả ngành dịch vụ.
Ngân hàng
Viễn thông
Du lịch
** Khu du lịch Đại Nam (tọa lạc tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương)
Thương mại
Hàng hải
**Cảng Sài Gòn, hay Cảng TP.HCM, là một hệ thống các cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh ,
NÔNG NGHIỆP
Vấn đề thủy lợi mang ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.
Hồ Dầu Tiếng (*) trên thượng nguồn sông Sài Gòn là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay, dùng để tưới tiêu cho 170,000 ha đất thiếu nước vào mùa khô ở Tây Ninh và Củ Chi.
(*): Hồ Dầu Tiếng thuộc tỉnh Tây Ninh nằm cách thị xã Tây Ninh 25 km về hướng đông,
Với diện tích mặt nước là 270 km² và 45,6 km² đất bán ngập nước, dung tích chứa 1,58 tỷ m³ nước.
Dự án thủy lợi Phước Hòa sẽ giúp cung cấp nước sạch sinh hoạt và sản xuất
(*) Dự án thuộc huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước và các huyện Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng Tỉnh Bình Dương.
Bình Dương là 1,3 triệu m3/ngày; Bình Phước là 432 ngàn m3/ngày; Tây Ninh 300 ngàn m3/ngày và Tp.HCM là 900 ngàn m3/ngày.
LÂM NGHIỆP
Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao vị trí của vùng Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh công nghiệp lớn nhất nước.
(Rừng cao su mùa thay lá ở xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi)
Cao su được phân bố chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước (chiếm 87.62% diện tích năm 1980 và 92.61% năm 1990). Cây cao su thực sự trở thành sản phẩm chuyên môn hóa chính của Đông Nam Bộ.
+  Các cây công nghiệp ngắn ngày gồm có lạc, đỗ tương, cói, mía…mía chiếm 22.5% về diện tích và 21.6% về sản lượng của toàn quốc, đậu tương 20.15% và 15.17%, và thuốc lá 56.4% và 52.9%. năng suất đậu tương cao hơn năng suất bình quân của cả nước là 45%, còn năng suất thuốc lá của vùng cũng cao hơn 3%.
+  Đông Nam Bộ còn là vùng trồng bông nhờ có điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp, diện tích bông 2002 là 1600 ha, năng suất 2000 tấn.
+  Các cây công nghiệp lâu năm gồm có cao su, cà phê, chè, điều, dâu tằm…cây lâu năm là thế mạnh của đông nam bộ và chiếm 36% diện tích cây lâu năm của toàn quốc. trong số diện tích cây lâu năm, ưu thế là cây công nhiệp (76.6%), còn cây ăn quả thì ít hơn nhiều.
+  Ở Đông Nam Bộ đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả. Cơ cấu cây trồng tương đối ổn định nhằm sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nông nghiệp của vùng. (*)
(*): Theo cổng thông tin Nông thôn Việt Nam .
Rừng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng. Đặc biệt rừng quốc gia Cát Tiên là một cơ sở cho nghiên cứu lâm sinh và thắng cảnh.
(Vườn quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai)
Diện tích rừng của Đông Nam Bộ không lớn, còn khoảng 532.200 ha chiếm 2,8% diện tích rừng cả nước và phân bố không đều ở các tỉnh. Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước với 15,2 nghìn ha; Bà Rịa - Vũng Tàu 14,3 nghìn ha.

Do vùng này là trung tâm công nghiệp nên rừng và cây công nghiệp ít, ô nhiễm nặng, trong đô thị rất dễ bị lũ lụt do không có cây giữ lại. Cần bảo vệ vốn rừng trên thượng lư để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm. Cần cứu vùng ngập mặn đang bị phá để nuôi tôm và lấy than làm củi. Các vườn quốc gia cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN
Bờ biển Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Du Lịch Biển
(*): Video thuộc khu du lịch biển Vũng Tàu
Thời lượng 2 phút 30 giây.
Khai Thác
(*): Hình ảnh một giàn khoang tại khu vực mỏ Bạch Hổ ngoài khơi biển Vũng Tàu
Giao Thông Vật Tải Biển
Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẻ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
(Ảnh minh họa)
Phần câu hỏi
Mời các bạn tham gia phần trả lời câu hỏi dưới đây.
Trả lời đúng liên hệ bạn Bình để nhận phần thưởng.
Câu 1:
Trong các đáp án sau đây - tỉnh thuộc Đông Nam Bộ là?
A. Bình Định
B. Bình Phước
C. Bình Hưng Hòa
D. Bình Thuận
Phần câu hỏi
Mời các bạn tham gia phần trả lời câu hỏi dưới đây.
Trả lời đúng liên hệ bạn Bình để nhận phần thưởng.
Câu 2:
Theo bạn các địa danh khu du lịch sau đây không thuộc Đông Nam Bộ ?
A. Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ
B. Khu du lịch lịch sử Địa đạo Củ Chi
C. Khu du lịch đường mòn Hồ Chí Minh
D. Khu du lịch biển Long Hải
(*): Khu du lịch đường mòn Hồ Chí Minh thuộc tỉnh Quảng Trị
Phần câu hỏi
Mời các bạn tham gia phần trả lời câu hỏi dưới đây.
Trả lời đúng liên hệ bạn Bình để nhận phần thưởng.
Câu 3:
Phía Bắc, Tây- Bắc của Đông Nam Bộ giáp với nước nào?
A. Campuchia
B. Lào
C. Thái Lan
D. Trung Quốc
Phần câu hỏi
Mời các bạn tham gia phần trả lời câu hỏi dưới đây.
Trả lời đúng liên hệ bạn Bình để nhận phần thưởng.
Câu 4:
Theo bạn các huyện đảo sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Vân Đồn
B. Phú Quý
C. Côn Đảo
D. Phú Quốc
(*): Côn Đảo là một quần đảo trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Phần câu hỏi
Mời các bạn tham gia phần trả lời câu hỏi dưới đây.
Trả lời đúng liên hệ bạn Bình để nhận phần thưởng.
Câu 4:
Tổng số quận và tổng số huyện ở Thành Phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là?
A. 12 quận - 12 huyện
B. 18 huyện – 6 quận
C. 15 quận – 9 huyện
D. 19 quận - 5 huyện
(*): Tổng số quận huyện ở TP.HCM là 24 quận huyện (Wikipedia)
TỔNG KẾT BÀI
1. Thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế.
- Vị trí: Nằm liền kề ĐBSCL, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến, dễ dàng giao lưu bằng đường bộ,kể cả với Campuchia,Duyên hải NTB Cụm cảng Sài Gòn,Vũng Tàu là cửa ngõ giao thông quốc tế.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thích hợp hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Điều kiện kinh tế xã hội: lực lượng lao động lành nghề, có chuyên cao; nguồn lao động năng động, thích ứng với cơ chế thị trường, Có cơ sở vật chất-kỹ thuật hoàn thiện nhất nước, đặc biệt là GTVT & TTLL. Mạng lưới dịch vụ, thương mại, ngân hàng… phát triển hơn các vùng khác.
2. Một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng.
- Nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và KT-XH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
- Phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất, nâng cao, hoàn thiện CSHT, nhất là GTVT-TTLL.. Mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài, chú trọng các ngành trọng điểm, công nghệ cao, đặc biệt ngành hóa dầu trong tương lai. Tuy nhiên vấn đề môi trường cần phải quan tâm, tránh ảnh hưởng tới ngành du lịch.
3. Xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng.
Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng. Công trình thủy lợi Dầu Tiến trên thượng lưu sông Saigon (tỉnh Tây Ninh) là công trình thủy lợi lớn nhất của nước ta hiện nay. Dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương – Bình Phước) được thực thi sẽ giúp chia một phần nước của sông Bé cho sông Saigon và sông Vàm Cỏ Tây, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Nhờ giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà, diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất trồng hằng năm cũng tăng và khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.
4. Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng. Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa.
Vùng biển và bờ biển Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển : khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển. Việc phát hiện dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông của nước ta và việc khai thác dầu khí (từ năm 1986) với quy mô ngày càng lớn, có sự hợp tác đầu tư của nhiều nước, đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, nhất là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lý tưởng cho vùng Nam Bộ và cả nước, nay còn là cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí. Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý giải quyết ván đề ô nhiễm môi trường trong quá trình hai thác, vạn chuyển và chế biến dầu mỏ.
Mời các bạn đặt câu hỏi thắc mắc.
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI
Bài thuyết trình: Tổ 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)