Bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Lê Văn Thành | Ngày 09/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Kính chào các thầy cô giáo và các em học sinh
GV dạy: Lê Văn Thành - THPT chuyên Hùng Vương Gialai
Câu hỏi 1: Sự sinh trưởng và phát triển của động vật chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Nêu sơ lược ảnh hưởng của hoocmon lên sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Các nhân tố ảnh hưởng lên sự ST và PT ở động vật gồm: - Nhân tố bên trong có: tính di truyền, giới tính, hoocmon sinh trưởng.
- Nhân tố nên ngoài có: thức ăn và các nhân tố môi trường khác. + Hoocmon điều hoà sự phát triển biến thái và lột xác của sâu bọ có ecdixon và juvenin, ở ếch nhái có tiroxin. + Hoocmon điều hoà sinh trưởng quan trọng nhất có GH (từ tuyến yên) tăng cường quá trình sinh trưởng của cơ thể, hoocmon tiroxin (từ tuyến giáp) tăng tốc độ sinh trưởng. + Hoocmon điều hoà chu kì động dục và chu kì kinh nguyệt ở người có FSH, LH, ostrogen, progesteron, HCG…
Câu hỏi 2: Chu kì kinh nguyệt được điều hoà bỡi những loại hoocmôn nào? Tại sao nói các hoocmôn này có tác động ngược?
Chu kì kinh nguyệt được điều hoà bỡi các hoocmôn là FSH, LH do tuyến yên tiết, hoocmôn ostrogen, progesteron do nang trứng và thể vàng tiết. Ngoài ra còn có 1 số loại hoocmôn khác như HCG do nhau thai tiết nếu được thụ thai.
Tác động ngược là: thuỳ trước tuyến yên tiết hoocmôn FSH và LH kích thích nang trứng và thể vàng tiết ostrogen và progesteron, nhưng khi lượng ostrogen và progesteron nhiều sẽ tác động ngược lại tuyến yên, ức chế tiết hoocmôn FSH và LH.
BÀI 39
Bài tập nhận thức
Các tổ làm việc theo sự phân công sau:
Nhóm 1: Đọc mục II. Bài 39 SGK nêu ảnh hưởng của nhân tố thức ăn và các nhân tố môi trường khác lên sinh trưởng và phát triển của động vật.
Nhóm 2: Đọc mục III.1 và 2 SGK các biện pháp cải tạo vật nuôi.
Nhóm 3: Đọc mục III.2 SGK nêu biện pháp cải thiện dân số và kế hoách hoá gia đình.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
1. Nhân tố thức ăn:
Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng (cacbohydrat, prôtêin, lipit, axit nuclêic, vitamin, khoáng…) cần thiết cho động vật để sinh trưởng và phát triển.
? Tại sao thức ăn cũng là một nhân tố bên ngoài nhưng lại được tách riêng để nghiên cứu?
Vì động vật là sinh vật dị dưỡng, phải lấy thức ăn từ môi trường.
? Hãy phân tích câu nói của các nhà chăn nuôi tằm: “ăn như tằm ăn rỗi” là với ý nghĩa gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của tằm?
Ở giai đoạn ăn rỗi, tằm có tốc độ sinh trưởng mạnh nhất nên cần nhiều thức ăn nhất, cung cấp cho quá trình đồng hoá.
Trẻ em nếu ăn không đủ lượng và chất dinh dưỡng sẽ bị còi xương, chậm lớn, sức đề kháng yếu.
Nhưng nếu ăn quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ mắc chứng béo phì.
Nuôi lợn thịt ở giai đoạn cai sữa, nếu tăng hàm lượng lizin trong khẩu phần ăn từ 0,45% lên 0,85% lợn sẽ lớn nhanh hơn (tăng trọng từ 80g/ngày lên 210g/ngày, tăng gấp ba lần)
Chăn nuôi gia súc, gia cầm nếu thức ăn thiếu vitamin, thiếu nguyên tố khoán vi lượng thì vật nuôi sẽ bị còi cọc, sản lượng kém.
2. Các nhân tố môi trường khác:
- Hàm lượng O2, CO2, nước, muối khoáng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm … đều ảnh hưởng lên sự phát triển của động vật.
- Các yếu tố môi trường khác tác động liên quan nhau và liên quan đến các nhân tố bên trong.
+ Nhiệt độ:
- Cá rô phi ở Viêt nam có giới hạn chịu nhiệt từ 5oC– 42oC, sinh trưởng và phát triển tối ưu ở 30oC. Dưới 18oC, cá ngừng lớn và ngừng đẻ.
-Thân nhiệt của động vật biến nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
1. Nhân tố thức ăn:
2. Các nhân tố môi trường khác:
+ Nhiệt độ:
+ Ánh sáng:
- Sưởi ấm, tổng hợp vitamin D.
+ Độ ẩm và nước: ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật.
+ Các chất độc hại: gây đột biến, quái thai… VD: dioxin gây rối loạn tuyến giáp, tuyến tuỵ, ảnh hưởng đến hoocmôn, gây đột biến già trước tuối, dị tật, quái thai…  nhân tố bên ngoài đã tác động lên quan đến các nhân tố bên trong
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
1. Nhân tố thức ăn:
Hiểu biết về các nhân tố môi trường tác động lên sinh trưởng và phát triển giúp ích gì cho con người?
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI

1. Cải tạo vật nuôi:
a) Cải tạo giống:
III. KHẢ NĂNG ĐIỀU KHIỂN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI
Bằng phương pháp lai giống, kết hợp với thụ tinh nhân tạo, công nghệ phôi đã tạo các giống vật nuôi năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương
Lợn ỉ
Lợn Ladrat
Lợn lai nặng 1 tạ sau 10 tháng tuổi, tỉ lệ nạc trên 40%
Bò Vàng Việt Nam
Nặng 150 -200 kg
Thích nghi tốt, thịt ngon.
Bò Honstein Hà Lan
Nặng 550 – 600 kg
NS sữa 2900 kg/năm
Bò lai Vàng-Honstein
Nặng 480 kg
NS sữa 1800 kg/năm
Sơ đồ lai kinh tế phức tạp
b) Cải thiện môi trường:
1. Cải tạo vật nuôi:
a) Cải tạo giống:
Cải thiện môi trường sống thích hợp tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi nhằm thu được sản phẩm tối đa với chi phí tối thiểu.
VD: Sử dụng thức ăn nhân tạo chứa đủ chất dinh dưỡng, cải tạo chuồng trại, dùng chất kích thích sinh trưởng, hoocmôn
2. Cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình:
a. Cải thiện dân số:
Tư vấn và kĩ thuật y, sinh học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm, công nghệ tế bào gốc… đã góp phần chữa một số bệnh.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
III. KHẢ NĂNG ĐIỀU KHIỂN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI
1. Cải tạo vật nuôi:
2. Cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình:
a. Cải thiện dân số:
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
III. KHẢ NĂNG ĐIỀU KHIỂN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI
1. Cải tạo vật nuôi:
b. Kế hoạch hoá gia đình:
Áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát sự sinh đẻ.
Các biện pháp tránh thai hiện có
1. Viên thuốc tránh thai hàng ngày .
2. Bao cao su (dành cho nam)
3. Bao cao su nữ (mũ cổ tử cung)
4. Triệt sản nam / nữ
5. Đặt vòng tránh thai
6. Thuốc diệt tinh trùng.
7. Tính vòng kinh / xuất tinh ngoài âm đạo
8. Tình dục không giao hợp / không quan hệ tình dục.
Bao cao su
Vòng tránh thai
Thuốc diệt tinh trùng
Viên tránh thai( uống, cấy dưới da)
Phẩu thuật đình sản:
Thắt ống dẫn tinh
Thắt ống dẫn trứng
An toàn tự nhiên:
- Giai đoạn an toàn
- Xuất tinh ngoài
Ngăn cản không cho tinh trùng xâm nhập vào dạ con. Hiệu quả 90%
Có thể làm gián đoạn sự tự nhiên của quá trình giao hợp.
Ngăn cản sự làm tổ của phôi ở dạ con. Hiệu quả 90%
Có thể liên quan đến bệnh viêm khung xương chậu
Diệt tinh trùng
ức chế rụng trứng
Ngăn cản tinh trùng vào dạ con
Ngăn cản trứng vào vòi dẫn trứng
Tránh tinh trùng gặp trứng:
Không có trứng rụng
Ngăn cản tinh trùng gặp trứng
Một số tinh trùng có thể đã ra ngoài theo chất dịch ở dương vật trước khi xuất tinh.
Có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện chứng huyết khối
Câu 1: Hãy chọn phương án đúng. Các chất độc hại gây quái thai vì:
A. chất độc gây sai lệch quá trình sinh trưởng và phát triển.
B.chất độc gây chết tinh trùng
C. chất độc gây chết trứng.
D. chất độc gây chết hợp tử
Câu 2: Con người điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi bằng cách nào?
A. Cải tạo giống.
B. Cải thiện môi trường sống.
C. Cho vật nuôi ăn nhiều thức ăn.
D. Câu A và B đúng.

Câu 3: Dùng bao cao su có tác dụng
A. hạn chế sự rụng trứng
B. ngăn cản sự tiếp xúc của tinh trùng và trứng
C. ngăn cản sự làm tổ của hợp tử
D. Tất cả đều đúng.
Bài tập về nhà:
Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài 40 thực hành chương 3.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)