Bài 38. Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Hà | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Bài 38. Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Bài 38:Thực hành
Viết báo cáo ngắn về kênh đào Pa-na-ma
Các thành viên:
Dương Phạm Thu Uyên
Nguyễn Thị Ninh Hà
Võ Thị Hà Trang
Nguyễn Hoàng Hà
Một số hình ảnh về kênh đào Pa-na-ma
1. Mở bài
Kênh đào Pa-na-ma là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
Năm 1/1/1882, người Pháp, dưới sự chỉ huy của Ferdinand de Lesseps bắt đầu xây dựng kênh. Năm 1893, kế hoạch bị hủy bỏ. 1904, việc xây dựng kênh đào được bắt đầu trở lại với sự tham gia của Hoa Kì. 15/8/1914, kênh đào chính thức mở với sự quá cảnh của của tàu chở hàng Ancon.
Từ năm 1904-1979, kênh đào Panama thuộc quyền của Hoa Kì. Do sự đấu tranh kiên quyết và bền bỉ của nhân dân Pa-na-ma, Hoa Kì kí Hiệp ước kênh đào Pa-na-ma năm 1977. Kênh đào được trao trả hoàn toàn cho nhân dân Pa-na-ma vào 31/12/1999.
Các kĩ sư đã tham xây dựng kênh là John Findlay Wallace, John Frank Stevens, George Washington Goethals
Kênh đào Pa-na-ma có chiều dài là 80km. Một con tàu trung bình sẽ mất khoảng 8 đến 10 giờ để đi qua kênh. 
Kênh đào được cấu thành bởi các bộ phận chính: Hồ Gatun, đoạn cắt Culebra và ba bộ âu tàu: Miraflores và Pedro Miguel ở phía Thái Bình dương, Gatun ở phía Đại Tây dương.
2. Thân bài
a) Một số thông tin về kênh đào:
Vị trí địa lí: cắt qua eo đất Panama, nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

b) Lợi ích mà kênh đào Panama mang lại cho ngành hàng hải

*Đối với hàng hải thế giới:
Là con đường ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương  rút ngắn đáng kể được quãng đường và thời gian vận chuyển, dễ mở rộng thị trường tiêu thụ (đặc biệt là đối với Hoa Kỳ) và đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các vùng thuộc châu Á - Thái Bình Dương với Hoa Kỳ
Giảm chi phí vận tải, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa.
Độ an toàn cho người và hàng hoá cao, có thể tránh được thiên tai so với việc vận chuyển đường dài

b) Lợi ích mà kênh đào Panama mang lại cho ngành hàng hải

*Đối với Panama:
Đem lại nguồn thu nhập lớn cho Panama trong việc cho thu tiền các tàu đi qua hải quan, tiền thu được bằng 8% GDP hàng năm của nước này.
Giúp Panama giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực

c) Những tổn thất khi kênh đào Panama bị đóng cửa:

*Đối với các nước châu Mỹ và các nước châu Á – Thái Bình Dương:
Tàu thuyền muốn đi từ Đông Bắc Mỹ đến Tây Bắc Mỹ buộc phải đi vòng xuống phía Nam của Nam Mỹ  Kém an toàn cho người đi tàu và hàng hóa; chi phí vận chuyển tăng cao, độ an toàn giảm xuống  Giá thành sản phẩm tăng.
Đặc biệt đối với Hoa Kỳ: kênh đào đã thực sự là một căn cứ thương mại và quân sự quan trọng của Hoa Kỳ ở Trung Mỹ
Hạn chế sự giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa giữa các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với Hoa Kỳ.
*Đối với Panama: mất đi nguồn thu nhập đáng kể trong việc thu phí qua hải quan
d) Tính khoảng cách rút ngắn và phần trăm rút ngắn
3. Kết bài:

KẾT LUẬN: Kênh đào Pa-na-ma có tầm quan trọng đối với thế giới nói chung và nước Pa-na-ma nói riêng cả về kinh tế và về giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi ^^
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)