Bài 38. Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama

Chia sẻ bởi Hà Ngọc Điệp | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Bài 38. Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Thực Hành
TỔ 1
Kênh đào Suez
Kênh đào Suez là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc - Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ.
Giới thiệu
Ảnh chụp kênh đào Suez từ vệ tinh
- Kênh Suez xuyên qua eo biển Suez lãnh thổ Ai cập nối giữa địa trung Hải và Hồng Hải được đào vào giữa thế kỷ XIX. Đây là điểm giao thông trọng yếu nhất giữa Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu – Châu Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương.
- Kênh đào Suez dài 195km (121dặm), khúc hẹp nhất là 60m, và độ sâu tại đó là 16m.
- Kênh dài 162,5 km nếu kể cả đoạn mở ra Địa Trung Hải và Hồng Hải là 174km. Năm 1869, mặt kênh rộng 58m, đáy kênh rộng 22m sâu 6m tàu bè qua lại mất 48 giờ. Qua nhiều lần tu sửa và nạo vét năm 1955 mặt kênh rộng 135m, đáy rộng 50m và sâu 13 m, tàu thuyền đi qua chỉ mất 14 tiếng.
THIẾT KẾ
Kênh được thiết kế cho tàu có trọng tải 150.000 tấn, sau đó vào năm 1984 thì tàu chở dầu 250.000 tấn qua được. Kênh đào ban đầu (năm 1869) chỉ sâu 8m, bề rộng chỗ hẹp nhất là 22m, rộng nhất là 58m.
Năm 1967, kênh được nâng cấp với chiều sâu 12m, và chỗ hẹp nhất là 55m, dự kiến năm 2020 kênh sẽ được nạo vét để tăng chiều sâu lên 22m. Để tránh các tai nạn có thể xảy ra, các tàu thuyền phải di chuyển với tốc độ cố định (khoảng 8 hải lý 1 giờ), cách khoảng trước sau và hai bên cố định. Các đoàn tàu được tính toán cẩn thận để chạy ngược chiều nhau trên hồ lớn Bitter.
1. Địa Trung Hải
2. Hải cảng Said
3. Hồ Al-Manzala
4. Hồ Timsah
5. Biển Đỏ
6. Sông Nile
7. Kênh đào Suez
Quãng đường được rút ngắn khi đi qua kênh Suez
Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC HIỆN NAY
Rút ngắn khoảng cách, thời gian đi lại giữa các khu vực trên thế giới, tiết kiệm được năng lượng, thời gian vận chuyển, đảm bảo được an toàn hàng hải.
Mang lại nhiều lợi ích cho các nước, đặc biệt là những nước có kênh đào. Nằm trên một tuyến thương mại quốc tế lớn, kênh đào Suez là một trong những nguồn thu ngoại tệ quan trọng của Ai Cập bên cạnh du lịch, xuất khẩu dầu khí và kiểu hối.
Mỗi ngày, trên kênh đào có hai đoàn tàu đi từ phía nam lên mạn bắc và một đoàn tàu đi từ phía bắc xuống, với tổng số tàu bè qua lại vào khoảng 80 chiếc. Hàng năm, có vào khoảng 20,000 con tàu chuyên chở từ 300 tới 400 triệu tấn hàng, với một nửa là tàu chở dầu và chở hàng hóa.
Tàu đi lên mạn bắc chở theo dầu lửa từ Vịnh Ba Tư để tới các nước Tây Âu, còn xuôi về nam là các con tàu chở sản phẩm kỹ nghệ và ngũ cốc, từ châu Âu và Bắc Mỹ, để đi tới miền nam châu Á và Viễn Đông.
Ngoài ra còn có các con tàu chiến và tàu du lịch. Năm 2005 đã có 18193 thuyền đi qua kênh. Năm 1955 gần 2/3 tàu dầu của châu Âu đi qua kênh, và chiếm khoảng 7,5% vận tải đường biển.
Ngoài việc giúp lưu thông đường biển thuận lợi, kênh đào Suez đã mang lại cho Ai Cập một nguồn thu vô cùng lớn. Vào tháng 01 năm 2015, cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) vừa cho biết tuyến đường thủy chiến lược này đã đạt doanh thu 5,3 tỷ USD, cao hơn 22 triệu USD so với năm ngoái và là mức thu cao nhất kể từ khi đưa vào sử dụng năm 1869.
Thúc đẩy giao thông đường biển phát triển mạnh hơn nữa, nối liền các trung tâm kinh tế với nhau, làm tăng mối quan hệ giữa các quốc gia.
Kênh đào Suez ngày càng thu hút giao thương bởi tiến độ mở rộng kênh đào Panama bị chậm trễ so với dự kiến. Theo Drewry Maritime Research, tốc độ mở rộng kênh đào Panama bị chậm trễ là nguyên nhân cho việc kênh đào Suez ngày càng thu hút đều đặn nhiều lượt tàu từ châu Á đến bờ Đông Bắc Mỹ bởi hiệu quả kinh tế nó mang lại cho các hãng tàu dẫn đến việc gia tăng chia sẻ thị phần.
Kênh này đã tăng thị phần trên tuyến này từ khoảng 1/3 (chiếm 42% thị phần) từ giữa tháng 10/2010 đến tháng 10/2013, trong khi đó, thị phần của kênh đào Panama lại giảm 2/3.
Kênh đào Suez năm 1934
MỘT VÀI CỘT MỐC LỊCH SỬ ĐÁNG NHỚ
- 25/04/1859, công trình được khởi công do công ty Universal Suez Ship Canal điều hành.
- 17/02/1867, con tàu thử nghiệm đầu tiên đi xuyên hết kênh đào.
- 17/11/1869, kênh được khánh thành và đi vào sử dụng sau hơn 10 năm xây dựng với rất nhiều khó khăn.
- Kênh bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 đến 1975 trong cuộc chiến Ả Rập – Israel.
- Sau lần tu bổ vào năm 1984, tàu chở dầu 250 nghìn tấn qua được kênh.
Những tổn thất kinh tế đối với Ai Cập, các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen nếu kênh đào ngừng hoạt động?
- Đối với Ai Cập:
+ Mất nguồn thu nhập thông qua thuế hải quan và các hoạt động dịch vụ.
+ Hạn chế to lớn đối với việc giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới.
- Đối với các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen:
+ Do phải đi vòng qua châu Phi nên chi chí vận chuyển người và hàng hóa tăng.
+ Việc phải đi xa và thời gian trên biển lâu, dẫn đến thiếu an toàn cho người và hàng hóa.
Một số thông tin khác xung quanh kênh đào Suez
1. Từ 4000 năm về trước, người Ai Cập đã có ước mơ mở một kênh đào trên dải đất Suez khi Vua Pharaoh cho đào một con kênh đầu tiên nối dòng sông Nile với hồ lớn Bitter. Cũng vì chưa có kênh đào Suez nên trong nhiều thế kỉ, việc thương mại của miền Trung Đông với châu Âu phải đi qua phần đất liền của châu Á rồi sau đó, các con tàu biển chở hàng hóa từ Biển Đỏ đã phải dương buồm qua mỏm cực Nam của châu Phi để đi tới biển Địa Trung Hải.
2. Được thiết kế và thi công bởi nhà ngoại giao người Pháp Ferdinand de Lesseps.
Không phải là kỹ sư, cũng chẳng phải nhà tài chính, không ai có thể nghĩ ông lại thực hiện được công việc vĩ đại là khơi thông kênh đào Suez – tuyến đường biển ngắn nhất nối liền lục địa Á – Âu mà không phải qua châu Phi, được ví như động mạch của nền kinh tế thế giới.
3. Được xây dựng năm 1858 và chính thức mở cửa năm 1869.
4. Ước tính luôn có 30 000 người lao động trên công trường cho đến khi hoàn thành.
5. Có khoảng 120 000 người đã thiệt mạng trong tổng số 2,4 triệu người.
6. Tổng chi phí ước tính khoảng 100 000 000 USD.
7. Anh và Pháp trở thành hai nước nắm giữ cổ phần chủ yếu trong suốt những năm từ 1869-1956.
8. Cho đến tháng 6 năm 1956, Ai Cập tuyên bố quốc hữu hóa kênh đào Suez.
9. Từ 1967-1975, kênh phải đóng cửa do chiến tranh Israel với Ai Cập. Tháng 6 năm 1975 kênh đào mở cửa trở lại.
10. Kênh đào Suez dài gấp hai lần kênh đào Panama nhưng lại dễ thực hiện hơn nhiều vì đi qua một miền đất bằng phẳng, ngang với mặt nước biển nên không cần loại cửa cống khóa nước.
KẾT LUẬN
Kênh đào Suez là huyết mạch giao thông Đông – Tây, là tuyến đường biển ngắn nhất nối liền lục địa Á – Âu mà không phải đi qua châu Phi, kênh đào Suez – một công trình nhân tạo khổng lồ, đã tác động mạnh đến sự phát triển của giao thương không chỉ của Ai cập mà trên toàn thế giới.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KÊNH ĐÀO SUEZ
1. Bùi Nguyễn Minh Quân
2. Lê Đình Đức
3. Vũ Quỳnh Phương Nga
4. Trần Cao Diễm Kiều
5. Trần Thị Thu Diễm
6. Hoàng Định
7. Lê Thị Hoàng Oanh
8. Hà Ngọc Điệp
9. Nguyễn Vũ Hoàng Vương
Danh sách thành viên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Ngọc Điệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)