Bài 38. Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama

Chia sẻ bởi Châu Diệu Loan | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Bài 38. Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM


GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: QUAN VĂN ÚT

THÀNH VIÊN CỦA NHÓM:
Trương Thanh Hải
Võ Kim Phúc
Châu Diệu Loan
Vũ Minh Tân
Hồ Xuân Phát

VIẾT BÁO CÁO NGẮN VỀ
KÊNH ĐÀO XUY-Ê
VÀ KÊNH ĐÀO PA-NA-MA
Bài 38: THỰC HÀNH
CHỦ ĐỀ
KÊNH ĐÀO XUY-Ê
KÊNH ĐÀO XUY-Ê
I. VỊ TRÍ KÊNH ĐÀO XUY-Ê (SUEZ)
1
II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
2
III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
3
4
IV. VAI TRÒ
4
4
I. VỊ TRÍ KÊNH ĐÀO XUY-Ê (SUEZ)

- Là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc-Nam đi ngang qua eo Xuy-ê tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Xuy-ê, 1 nhánh của Biển Đỏ. Hai bên là vùng Đông Bắc Ai Cập và hoang mạc Et-tic.

+ Dài 195 km (121 dặm).
+ Trọng tải 250 nghìn tấn.
+ Không cần âu tàu khi đi qua kênh (vì mực nước biển Địa Trung Hải và vịnh Xuy-ê gần bằng nhau)
+ Thời gian qua kênh trung bình từ 11 – 12 giờ.


- Kênh đào cung cấp 1 lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu-Châu Mỹ đến những cảng phía nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương.

II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

- Kênh được bắt đầu khởi công ngày 25/4/1859 và hoàn thành vào ngày 17/11/1869.
- Ý tưởng nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ có từ thời Pha-ra-ông, tuy nhiên, phải đến năm 1859 công trình mới được khởi công do Công ty Universal Suez Ship Canal điều hành. Hơn 2,4 triệu công nhân Ai Cập đã tham gia xây dựng. Trải qua 10 năm xây dựng với rất nhiều khó khăn (125.000 công nhân bỏ mạng), ngày 17-11-1869, kênh đào Xuy-ê khánh thành và đi vào sử dụng với trọng tải 150 nghìn tấn. Sau lần tu bổ năm 1984, trọng tải các tàu qua có thể lên tới 250 nghìn tấn.

- Khi hoàn thành, kênh đào Xuy-ê dài 193,30km (120,11 dặm), khúc hẹp nhất là 60m, và độ sâu tại đó là 24m đủ khả năng cho tàu với trọng tải lớn lưu thông dễ dàng.
- Kể từ khi được mở cửa lưu thông, kênh đào Xuy-ê nhanh chóng tác động đến sự phát triển của nền giao thương thế giới. Lúc đầu, quyền khai thác kênh thuộc về một Công ty Anh - Pháp nhưng từ năm 1956 kênh đã được quốc hữu hóa. Đến giữa năm 1967, I-xra-en xâm chiếm Ai Cập, hoạt động của kênh phải tạm dừng, đến 6-1975 mới tiếp tục hoạt động trở lại.
- Ngay từ năm 1869, đế quốc Anh đã dùng thử đoạn chiếm hết 44% cổ phần Công ty kênh đào của phó vương Ai Cập. Anh và Pháp trở thành 2 nước nắm giữ cổ phần chủ yếu trong suốt những năm 1869-1956.
De Lesseps – Tổng công trình sư Kênh đào Suez


- Mãi cho đến tháng 6/1956, Ai Cập mới tuyên bố quốc hữu hóa kênh Xuy-ê và đòi lại quyền làm chủ kênh đào Xuy-ê.

- Kênh dài 162, 5km nếu kể cả đoạn mở ra Địa Trung Hải và Hồng Hải là 174km. Năm 1869, mặt kênh rộng 58m, đáy kênh rộng 22m sâu 6m tàu bè qua lạimất 48 giờ. Qua nhiều lần tu sửa và nạo vét năm 1955 mặt kênh rộng 135m, đáy rộng 50m và sâu 13m, tàu thuyền đi qua chỉ mất 14 tiếng.
III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

- Kể từ năm 1979, Ai Cập đã nhận hơn 60 tỷ USD viện trợ của Mỹ. Các quan chức Mỹ thừa nhận rằng khoản viện trợ đó nhằm hỗ trợ cho chính sách đối ngoại và các mục tiêu an ninh của Mỹ tại khu vực này.
- Hiện nay, cùng với du lịch, việc khai thác kênh đào Xuy-ê là một trong những ngành dịch vụ thương mại quan trọng của Ai Cập.
- Do có con đường biển chiến lược trong bối cảnh khu vực Trung Đông luôn đầy biến động, Ai Cập được Mỹ xem là “hòn đá tảng” trong chính sách Trung Đông của mình. Trong cuộc chiến I-rắc, Ai Cập đã cho phép tàu chiến Mỹ qua lại tự do trên kênh đào Xuy-ê.

- Hiện mỗi ngày trung bình có hơn 40 lượt tàu qua kênh đào Suez, khiến nó trở thành một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Ai-Cập cùng với du lịch và xuất khẩu dầu.

- Năm 2005, hơn 18.700 tàu của các nước chở theo 665 triệu tấn hàng hoá các loại qua kênh đào Suez, mang lại cho Ai Cập 3,42 tỷ USD so với 3,275 tỷ USD của năm 2004.


IV. VAI TRÒ
- Kênh đào Xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
- Giảm cước phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
- Tránh được ảnh hưởng của thiên tai.
- Đem lại nguồn lợi lớn cho Ai Cập thông qua thuế hải quan.
- Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Châu Âu, Châu Phi và Châu Á.
- Quãng đường được rút ngắn.
- Kênh đào 50 năm qua vẫn là nơi của thương mại và chiến tranh.
- Con đường tắt cho các tàu chở hàng hóa giữa các châu lục.
- Chiến lược về mặt an ninh trong khu vực Trung Đông
 Tiết kiệm thời gian, tiền bạc, cước phí, nhiên liệu  Hạn chế rủi ro và giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường
 Công trình của thế kỉ


Nếu kênh bị đóng cửa:

- Đối với Ai Cập:
+ Mất đi khoản thu lớn từ thuế hải quan (4-5 tỉ/năm)
+ Hạn chế sự giao lưu kinh tế giữa Ai Cập với các nước trên thế giới.

- Đối với các nước ven Địa Trung Hải và biển Đen:
+ Chi phí vận chuyển hàng hoá tăng lên, khả năng cạnh tranh hàng hoá giảm mạnh.
+ Rủi ro trong quá trình vận chuyển tăng.

THANKS FOR YOUR ATTENTION
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Châu Diệu Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)