Bài 38. Cân bằng hoá học
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh An |
Ngày 10/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: Bài 38. Cân bằng hoá học thuộc Hóa học 10
Nội dung tài liệu:
Bài 38:
CÂN BẰNG HÓA HỌC
I/ Cân bằng hóa học
1. Phản ứng một chiều:
Là phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều từ trái sang phải (trong cùng điều kiện).
Vd: 2KClO3 MnO2, to 2KCl + 3O2
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
2. Phản ứng thuận nghịch:
- Trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau gọi là phản ứng thuận nghịch.
Vd: Cl2 + H2O Phản ứng thuận HCl + HClO
Phản ứng nghịch
3. Cân bằng hóa học:
Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi vận tốc phản ứng thuận bằng vận tốc phản ứng nghịch.
Vd: H2 + I2 2HI
Cân bằng hóa học là cân bằng động vì ở trạng thái cân bằng phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn đang xảy ra.
Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không đổi.
Hằng số cân bằng (tính theo nồng độ) của phản ứng thuận nghịch:
Nếu: A + B C + D K =
Tổng quát: aA + bB cC + dD K= [C]c[D]d
[A]a[B]b
II/ Sự chuyển dịch cân bằng hóa học
Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.
2NO2 (khí màu nâu đỏ) N2O4 (khí không màu)
III/ Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
1. Nồng độ: Khi tăng hoặc giảm nồng độ một chất trong cân bằng thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động của việc tăng hoặc giảm nồng độ của chất đó.
Vd: C + CO2 2CO
Khi cho thêm một lượng khí CO2 vào phản ứng, nồng độ CO2 tăng lên, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (từ trái sang phải).
Lưu ý: Việc thêm bớt lượng chất rắn không ảnh hưởng đến cân bằng tức cân bằng không chuyển dịch.
2. Áp suất:
Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng, thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động của việc tăng hoặc giảm áp suất đó.
Số mol khí ở hai vế bằng nhau hoặc không có chất khí thì áp suất không ảnh hưởng tới cân bằng:
- Vd: H2 + I2 2HI
-Khi tăng áp suất chung của hệ lên
thì số mol NO2 giảm bớt đồng thời
số mol khí N2O4 sẽ tăng thêm
cân bằng chuyển dịch theo chiều
nghịch
Vd: N2O4 2NO2
3. Nhiệt độ
Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt; khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt.
Vd: N2O4 2NO2 (H = 58 kJ)
(không màu) (màu nâu đỏ)
Khi đun nóng hỗn hợp khí, màu nâu đỏ của hỗn hợp đậm lên Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, chiều của phản ứng thu nhiệt.
4. Vai trò của chất xúc tác
- Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học mà chỉ đưa hệ nhanh chóng đạt tới trạng thái cân bằng.
Kết luận
Từ 3 yếu tố trên nhà hóa học người Pháp đã tổng kết thành nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier:
Khi thay đổi điều kiện bên ngoài (về nồng độ, áp suất, nhiệt độ) của một cân bằng hóa học thì phản ứng thuận nghịch dịch chuyển theo hướng ngược lại sự thay đổi điều kiện đó.
Phần thuyết trình của tổ 4 xin kết thúc
CÂN BẰNG HÓA HỌC
I/ Cân bằng hóa học
1. Phản ứng một chiều:
Là phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều từ trái sang phải (trong cùng điều kiện).
Vd: 2KClO3 MnO2, to 2KCl + 3O2
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
2. Phản ứng thuận nghịch:
- Trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau gọi là phản ứng thuận nghịch.
Vd: Cl2 + H2O Phản ứng thuận HCl + HClO
Phản ứng nghịch
3. Cân bằng hóa học:
Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi vận tốc phản ứng thuận bằng vận tốc phản ứng nghịch.
Vd: H2 + I2 2HI
Cân bằng hóa học là cân bằng động vì ở trạng thái cân bằng phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn đang xảy ra.
Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không đổi.
Hằng số cân bằng (tính theo nồng độ) của phản ứng thuận nghịch:
Nếu: A + B C + D K =
Tổng quát: aA + bB cC + dD K= [C]c[D]d
[A]a[B]b
II/ Sự chuyển dịch cân bằng hóa học
Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.
2NO2 (khí màu nâu đỏ) N2O4 (khí không màu)
III/ Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
1. Nồng độ: Khi tăng hoặc giảm nồng độ một chất trong cân bằng thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động của việc tăng hoặc giảm nồng độ của chất đó.
Vd: C + CO2 2CO
Khi cho thêm một lượng khí CO2 vào phản ứng, nồng độ CO2 tăng lên, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (từ trái sang phải).
Lưu ý: Việc thêm bớt lượng chất rắn không ảnh hưởng đến cân bằng tức cân bằng không chuyển dịch.
2. Áp suất:
Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng, thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động của việc tăng hoặc giảm áp suất đó.
Số mol khí ở hai vế bằng nhau hoặc không có chất khí thì áp suất không ảnh hưởng tới cân bằng:
- Vd: H2 + I2 2HI
-Khi tăng áp suất chung của hệ lên
thì số mol NO2 giảm bớt đồng thời
số mol khí N2O4 sẽ tăng thêm
cân bằng chuyển dịch theo chiều
nghịch
Vd: N2O4 2NO2
3. Nhiệt độ
Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt; khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt.
Vd: N2O4 2NO2 (H = 58 kJ)
(không màu) (màu nâu đỏ)
Khi đun nóng hỗn hợp khí, màu nâu đỏ của hỗn hợp đậm lên Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, chiều của phản ứng thu nhiệt.
4. Vai trò của chất xúc tác
- Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học mà chỉ đưa hệ nhanh chóng đạt tới trạng thái cân bằng.
Kết luận
Từ 3 yếu tố trên nhà hóa học người Pháp đã tổng kết thành nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier:
Khi thay đổi điều kiện bên ngoài (về nồng độ, áp suất, nhiệt độ) của một cân bằng hóa học thì phản ứng thuận nghịch dịch chuyển theo hướng ngược lại sự thay đổi điều kiện đó.
Phần thuyết trình của tổ 4 xin kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh An
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)