Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Lan | Ngày 09/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Bài 38
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT



Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển ở động vật? Mối liên hệ giữa sinh trưởng và phát triển?

Sinh trưởng: là sự gia tăng kích thước, khối lượng cơ thể động vật (cả ở mức độ tế bào, mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể) theo thời gian.
Phát triển: bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau: Sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
Sinh trưởng và phát triển có mối liên hệ mật thiết, đan xen lấn nhau và luôn liên quan đến môi trường sống.
Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triến
Phát triển ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng
Biến thái hoàn toàn ở bướm

Câu 2: Quan sát các sơ đồ sau.Hoàn thành bảng theo gợi ý.
Biến thái không hoàn toàn ở châu chấu
Biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn
- Hợp tử phân chia nhiều lần
tạo phôi
Tế bào của phôi phân hóa tạo
các cơ quan
Hình thái, cấu tạo sinh lý
của ấu trùng khác con
trưởng thành
Sự khác biệt về hình thái
và cấu tạo giữa các lần lột
xác là nhỏ
Ở bướm
Ở châu chấu
Câu 3: Ghép các con vật với kiểu biến thái tương ứng.
Phát triển không qua biến thái
Phát triển qua biến thái hoàn toàn
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
Bài mới
Ngày 16/07/2007, tại vùng Nội Mông, Trung Quốc đã diễn ra một cuộc gặp gỡ kì lạ!
Nhân vật chính là người cao nhất thế giới - Bao Xishun (56 tuổi, cao 2.36m) và ứng cử viên của kỉ lục người thấp nhất thế giới - Ping Ping (19 tuổi, cao 73cm).
Đây được coi là cuộc hội ngộ giữa “người khổng lồ” và “tí hon” thời hiện đại, một phiên bản “kì khôi” của chuyện cổ tích!
“Người khổng lồ” hội ngộ “tí hon”.
Tại sao lại có những hiện tượng …lạ lùng như thế? Tại sao có người khổng lồ như Bao Xishun, lại có người lùn như Ping Ping ?
Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm ra lời giải đáp!
Bài 38
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
QUY ƯỚC
Chữ màu đen: nội dung ghi bài

Chữ màu đỏ: câu hỏi, lệnh.

Chữ màu xanh dương: câu trả lời, tên sơ đồ, hình vẽ.

Chữ màu xanh lục: kiến thức mở rộng. Học sinh không phải ghi.

Chữ màu nâu: lời dẫn.
Theo em, những yếu tố nào có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?


Giới tính, hoocmon…  nhân tố bên trong cơ thể
Thức ăn, khí hậu, nơi ở…  nhân tố môi trường



Bài hôm nay chỉ nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng, phát triển ở động vật. Nội dung còn lại chúng ta sẽ nghiên cứu ở tiết sau.
Nội dung

I. Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong
1. Giới tính
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng
b. Hoocmon điều hòa phát triển
So sánh tầm vóc của nam và nữ trong cùng độ tuổi.
Tuổi thọ của nam và nữ có gì khác nhau?
Những hiện tượng này chứng tỏ điều gì?
 Rõ ràng, giới tính có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở người nói riêng và động vật nói chung.
Chúng ta sẽ nghiên cứu về sự ảnh hưởng đó trong nội dung phần 1: Giới tính.
1. Giới tính
Tốc độ sinh trưởng ở người
Quan sát sơ đồ. So sánh tốc độ sinh trưởng giữa con trai và con gái
1. Giới tính
 Ở người, con trai và con gái có tốc độ sinh trưởng không giống nhau.
1.Giới tính
Trong cùng một loài, sự sinh trưởng và phát triển của con đực và con cái có thể khác nhau về:
Tốc độ lớn
Giới hạn lớn
1. Giới tính
Tùy theo loài, có thể con cái có tốc độ lớn nhanh hơn, tầm vóc lớn hơn và sống lâu hơn con đực; hoặc ngược lại.








1. Giới tính
 Ví dụ: mối chúa lớn rất nhanh, cơ thể dài gấp đôi và nặng gấp 10 lần so với mối đực.
Mối lính và mối thợ (mối đực) rất bé và không có khả năng sinh sản.
Như trên đã nói: bên cạnh giới tính, thì còn một nhân tố bên trong quan trọng - tác động lên sự sinh trưởng và phát triển ở động vật, đó là : CÁC HOOCMON.
Vậy: Có những hoocmon sinh trưởng và phát triển nào? Tác động của chúng ra sao?

Chúng ta cùng nghiên cứu phần tiếp theo nhé!
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng
Đọc SGK, phần 2.a/144 – 145. Cho biết các hoocmon quan trọng điều hòa sinh trưởng.
Hoocmon sinh trưởng (GH)
Tiroxin.
Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về các hoocmon điều hòa sinh trưởng.
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng
1
2
3
4
Tuyến yên
Tuyến giáp
GH được tiết ra từ tuyến yên.
Tiroxin được tiết ra từ tuyến giáp.
Các hoocmon đó được tiết ra từ tuyến nội tiết nào?
Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt từng hoocmon này.
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng
GH:

Thực hiện lệnh SGK/145.
Giải thích vì sao ở giai đoạn trẻ em:
- Thừa GH dẫn đến khổng lồ
- Thiếu GH dẫn đến lùn
- Muốn chữa lùn, cần tiêm GH ở giai đoạn nào? Vì sao?
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng
Thông qua tăng tổng hợp Protein, GH thúc đẩy sinh trưởng nhanh.
Thừa GH gây khổng lồ (có thể cao tới 2,4m)
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng
Người lùn nhất hành tinh - Cậu bé người Nepal, 14 tuổi. Cao 50cm, nặng 4,5kg.
Thiếu GH dẫn đến lùn (chỉ cao tối đa 0,7 – 1m khi trưởng thành)
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng
Muốn chữa lùn, cần tiêm GH ở giai đoạn trẻ em .

GH làm cho xương trẻ em dài ra, nhưng không có tác dụng với xương người lớn.
Trở lại với câu hỏi ở đầu tiết học: tại sao có người khổng lồ, tại sao có người lùn?
Giờ thì chúng ta đã tìm ra lời giải đáp!
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng

Hoocmon sinh trưởng (GH)
Được tiết ra từ: thùy trước tuyến yên
Tác dụng: tăng cường tổng hợp protein trong tế bào, mô và cơ quan
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng
Tiroxin:

Nghiên cứu sgk/145. cho biết: tác dụng của Tiroxin?
Tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản sinh trưởng bình thường của cơ thể.
Ở trẻ em, thiếu Tiroxin dẫn đến hậu quả gì?
Xương và mô thần kinh sinh trưởng không bình thườngđần độn.
Thiếu tiroxin gây đần độn ở trẻ em.
Iốt là thành phần cấu tạo nên Tiroxin.
Thiếu iốt trong thức ăn và nước dẫn đến thiếu Tiroxin, gây bướu cổ, đần độn.
 Hãy thực hiện tốt khẩu hiệu: “toàn dân dùng muối iốt” của Bộ y tế
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng
Tirôxin:
Được tiết ra từ: tuyến giáp
Tác dụng: làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản  sinh trưởng bình thường của cơ thể.
Chúng ta biết rằng:
Sinh trưởng tạo tiền đế cho phát triển. Sinh trưởng đến một mức nào đó thì phát triển sẽ diễn ra.
Chúng ta hãy tìm hiểu xem: hoocmon sẽ tiếp tục duy trì tác động đối với cơ thể ở giai đoạn này như thế nào?

b. Hoocmon điều hòa sự phát triển

Nghiên cứu sgk. Cho biết: Tác dụng của hoocmon điều hòa sự phát triển là gì?
Điều hòa sự biến thái
Điều hòa sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh
Điều hòa chu kì kinh nguyệt (chu kì động dục)

Ta sẽ nghiên cứu lần lượt các tác dụng này của hoocmon.
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng
Điều hòa sự biến thái:
Xem sgk/145. Sự biến thái ở sâu bọ được điều hòa bởi những hoocmon nào?
Sự biến thái của châu chấu
Hoocmon Juvenin
Hoocmon Ecđixon
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng

Điều hòa sự biến thái:
Thực hiện lệnh 2/145, SGK:
Biến thái ở ếch nhái được điều hòa bởi hoocmon nào?
(xem lại bài 37, trang 142)
 Hoocmon Tiroxin
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
b. Hoocmon điều hòa phát triển
Cắt bỏ tuyến giáp: nòng nọc không biến đổi thành ếch
Thêm Tirôxin vào nước: nòng nọc nhanh chóng biến đổi thành ếch (kích thước chỉ bằng con ruồi)
Tirôxin gây biến đổi nòng nọc thành ếch
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng

Điều hòa sự biến thái:
Ở sâu bọ:
Ecđixơn
Juvenin
Ở ếch : Tirôxin
Tuyến ngực
Hoạt động nhóm trong 1 phút, hoàn thành phiếu học tập số 1:
-Quan sát sơ đồ.
-Cho biết tác dụng của hoocmon Ecđixon và Juvenin.
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng
Sơ đồ ảnh hưởng của hoocmon đến biến thái của bướm
Ecđixon:
Gây lột xác ở sâu bướm
Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
Juvenin:
Phối hợp với ecđixon gây lột xác ở sâu bướm
Ức chế quá trình sâu biến đổi thành nhộng và bướm
Theo dõi 2 đoạn phim sau, chúng ta sẽ biết rõ hơn về sự biến thái của bướm!
Sư tử đực có bờm
Sư tử cái không có bờm
Phân biệt giới tính của sư tử ở hai hình sau. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt?
Bờm chính là tính trạng sinh dục thứ sinh (thứ cấp) ở sư tử, giúp ta phân biệt giới tính của chúng.
Sự hình thành các tính trạng này (ở giai đoạn trưởng thành) của động vật cũng nằm trong sự điều hòa của hoocmon.
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng
Điều hoà các tính trạng sinh dục thứ sinh

Phân biệt tính trạng sinh dục thứ sinh (thứ cấp) và tính trạng sinh dục nguyên sinh (sơ cấp)? Cho ví dụ.
Tính trạng sinh dục nguyên sinh (sơ cấp): cấu tạo cơ quan sinh dục
- Con đực có tinh hoàn
- Con cái có buồn trứng
Tính trạng sinh dục thứ sinh (thứ cấp): đặc điểm hình thái và sinh lí.
Ở loài công, con đực mới là “phái đẹp”!
Công đực có mào và bộ cánh rực rỡ, còn công cái thì không.
Hươu đực có sừng, còn hươu cái thì không.
Bộ sừng quý khiến hươu đực trở thành đối tượng bị con người “săn lùng” ráo riết.
Hãy nói “không” với săn bắt và buôn bán động vật hoang dã nói chung, loài hươu nói riêng .
Nếu không, những “tuyệt tác” của tự nhiên như thế này sẽ chỉ còn trong sách vở!
Những hoocmon nào điều hòa các tính trạng sinh dục thứ sinh?


 Ơstrogen (hoocmon sinh dục cái)
 Testosteron (hoocmon sinh dục đực)
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng
Điều hoà các tính trạng sinh dục thứ sinh
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng
Điều hoà các tính trạng sinh dục thứ sinh
Ơstrogen (hoocmon sinh dục cái):
Tiết ra từ: buồng trứng
Tác dụng: điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục cái.
Testostêrôn (hoocmon sinh dục đực):
Tiết ra từ: tinh hoàn
Tác dụng: điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục đực.
Đối với động vật bậc cao và con người, khi đến tuổi trưởng thành sinh dục, khả năng sinh sản thường được biểu hiện bằng chu kì sinh sản.
Chu kì sinh sản ở động vật được gọi là chu kì động dục, ở người gọi là chu kì kinh nguyệt.
Ở chó, một năm có 2 chu kì
Đối với con người, chu kì diễn ra liên tục, kéo dài trung bình 28 ngày…

 Trong nội dung của phần tiếp theo, chúng ta sẽ chỉ đi sâu tìm hiểu về các hoocmon điều hòa chu kì kinh nguyệt ở người.
2. Hoocmon điều hòa sinh trưởng và phát triển
b. Hoocmon điều hòa sự phát triển
Điều hòa chu kì kinh nguyệt
Tuổi dậy thì:
Đọc SGK/146,xem thêm phần “em có biết” (SGK/148 – 149).
Hoạt động nhóm trong 1 phút, hoàn thành phiếu học tập số 2:
Cho biết:
Tuổi dậy thì? Đặc điểm của tuổi dậy thì?
Vì sao không nên làm bố mẹ khi còn ở tuổi dậy thì?

Tuổi dậy thì
Là giai đoạn phát triển, trong đó trẻ em đã phát triển thành người lớn có khả năng sinh sản.
- Đối với nữ: khoảng 13 – 14 tuổi
- Đối với nam: khoảng 14 – 15 tuổi
Đặc điểm:


Tuổi dậy thì
Hoocmon
2. Hoocmon điều hòa sinh trưởng và phát triển
b. Hoocmon điều hòa sự phát triển
Điều hòa chu kì kinh nguyệt
Biến đổi ở nam và nữ trong tuổi dậy thì

Không nên làm bố mẹ ở tuổi dậy thì vì:
Chưa chín muồi về mặt sinh dục
Chưa ổn định về tâm sinh lí
Chưa đủ hiểu biết để làm bố, mẹ.
Ở lứa tuổi này, chỉ nên dừng lại ở mức độ tình bạn, tình yêu trong sáng.
Tập trung vào học tập, đồng thời trang bị cho mình những kiến thức về bảo vệ sức khỏe sinh sản để có một tương lai tốt đẹp.
2. Hoocmon điều hòa sinh trưởng và phát triển
b. Hoocmon điều hòa sự phát triển
Điều hòa chu kì kinh nguyệt
- Tuổi dậy thì
- Điều hòa chu kì kinh nguyệt

Nghiên cứu sgk/147.
Kể tên các hoocmon
điều hòa chu kì kinh nguyệt.
2. Hoomon sinh trưởng và phát triển
b. HM điều hòa sự phát triển


Điều hòa chu kì kinh nguyệt:
HM kích nang trứng (FSH)
HM tạo thể vàng (LH)
Prôgestêron
HM kích dục nhau thai (HCG)
2. Hoocmon điều hòa sinh trưởng và phát triển
b. Hoocmon điều hòa sự phát triển
Hoạt động nhóm trong 2 phút. Hoàn thành phiếu học tập số 3 :

- Quan sát sơ đồ.
- Phân tích và điền đầy đủ bảng theo gợi ý.
Sơ đồ các hiện tượng trong chu kì kinh nguyệt
Kích thích phát triển
nang trứng
Gây rụng trứng
Ức chế tiết FSH và LH
Phát triển dạ con, chuẩn bị
cho sự làm tổ của phôi
Duy trì thể vàng tiết
Progesteron
Nhau thai
Thể vàng
Tuyến yên
Tuyến yên
Thời kì có kinh và lượng máu xuất ra (từ thành dạ con) tùy thuộc từng cá nhân, nhưng thường gây các biến đổi về tâm sinh lí như rối loạn cảm xúc, mệt mỏi…
Nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lí, lối sống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
Chế độ ăn uống, lối sống, tình trạng sức khỏe gây chu kì kinh nguyệt không đều hoặc tắt kinh, do đó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chức năng sinh sản.
Bài học về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật đã hoàn thành.
Chúng ta không chỉ trả lời được câu hỏi đặt ra ở đầu tiết học, mà còn biết thêm những thông tin thú vị về ảnh hưởng của giới tính, về sự biến thái của động vât, về tuổi dậy thì và chu kì kinh nguyệt….
Hãy vận dụng những kiến thức đó để trả lời các câu hỏi sau đây:
E.4. Củng cố
1. Sự biến thái của sâu bọ được điều hòa bởi những hoocmon nào?

A. Tirôxin
B. Ơstrogen
C. Testostêron
D. Ecđixơn và Juvenin
Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong
Giới tính
Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
Hoocmon điều hòa sinh trưởng
Hoocmon điều hòa phát triển
- Điều hòa sự biến thái
-điều hòa sự tạo thành tính trạng sinh dục thứ sinh
Điều hòa chu kì kinh nguyệt
E.4. Củng cố
2. Chú thích tên tuyến nội tiết và hoocmon tương ứng cho hình sau.


Trong đó:
Chữ số là tên tuyến nội tiết
Chữ cái là tên hoocmon.
I. Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong
Giới tính
Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a.Hoocmon điều hòa sinh trưởng
b.Hoocmon điều hòa phát triển
- Điều hòa sự biến thái
-điều hòa sự tạo thành tính trạng sinh dục thứ sinh
Điều hòa chu kì kinh nguyệt
1
2
4
3
A
B
C
D
Tuyến yên
Tuyến giáp
Tuyến sinh dục cái
Tuyến sinh dục đực
GH, FSH, LH
Tiroxin
Ơstrogen
testosteron
E.4. Củng cố
3. Hoàn thành bảng sau:
Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong
Giới tính
Các hoocmon sinh trưởng và phát triển
a.Hoocmon điều hòa sinh trưởng
b.Hoocmon điều hòa phát triển
- Điều hòa sự biến thái
-điều hòa sự tạo thành tính trạng sinh dục thứ sinh
Điều hòa chu kì kinh nguyệt
E.5. Dặn dò

Học bài.
Trả lời câu hỏi 1, 2, 5 (trang 148, SGK)
Chuẩn bị bài 39:
Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, ví dụ minh họa… về khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở người và động vật:
Tổ 1: cải tạo giống vật nuôi
Tổ 2: cải tạo môi trường thích ứng với vật nuôi
Tổ 3: cải thiện dân số
Tổ 4: kế hoạch hóa gia đình
Tìm hiểu về các biện pháp tránh thai và hoàn thành bảng sau:
Cảm ơn quý thầy cô và các em !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)