Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Chia sẻ bởi Dương Thị Vân Anh | Ngày 09/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng đến với bài thuyết trình
nhóm 5
Bài 38
Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển ở động vật
-Khái niệm: Hoocmon là một chất hóa học do tuyến nội tiết sản ra và được máu đưa đến các nơi mà nó cần phải tác động.
- Đặc tính:
 Tham gia vào sự điều tiết các quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
 Tham gia vào sự điều tiết các quá trình trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cơ thể.
 Tham gia vào sự điều tiết cân bằng bài tiết của nội môi dịch thể, điều tiết thích nghi quá trình sinh sản.
Hoocmôn là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
Nhân tố bên trong
1. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ĐVCXS
2. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ĐVKXS
1. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ĐVCXS
a. Hoocmon sinh trưởng
b. Hoocmon Tiroxin
c. Hoocmon Ơstrogen (ở nữ)
d. Hoocmon Testosteron (ở nam)
Tuyến yên
(tiết GH)
Kích thích
Do tế bào α của thuỳ trước tuyến yên tiết ra ở giai đoạn còn non.
- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào.
- Kích thích phát triển xương, cơ.
Quan sát hình dưới đây và cho biết tác động
Của GH đến sinh trưởng trong các trường
hợp khác nhau?
Thừa GH ở giai đoạn thiếu niên làm tăng q.trình phân
chiatế bào, tăng số lượng và kích thước tế bào,
xương dài racơ thể p.triển thành khổng lồ


Thiếu GH ở giai đoạn thiếu niên làm giảm q.trình phân
chia tế bào, giảm số lượng và kích thước tế bào,
xương dài không sinh trưởng cơ thể ngừng lớn
( lùn cân đối)

Tiết Tiroxin
Tiroxin do tuyến giáp tiết ra, có cấu tạo chủ yếu từ Iôt
- Kích thích chuyển hoá ở tế bào
Kích thích quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể
 Cơ thể sinh trưởng phát triển bình thường
Iot là thành phần cấu tạo nên tiroxin, hãy nêu những hiện
tượng do thiếu Iot gây nên?
Các hiện tượng do thiếu Iốt:
Ở trẻ em: Gây đần độn, chậm lớn, chịu lạnh kém, sự phát triển sinh dục bị ngừng trệ ( A )
Ở người lớn: Gây bệnh:
+ Niêm thủng ( B )
+ Bướu cổ ( C )
+ Bazơđô ( D )
A
D
B
C
Ở ếch nhái: Tiroxin còn gây biến thái từ nòng nọc thành ếch. Thiếu Tiroxin: Nòng nọc không biến thành ếch được.
* Ơstrogen : Ở con cái. Do buồng trứng tiết ra. Có tác dụng:
Kích thích sinh trưởng ở tuổi dậy thì
Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp: Tiết sữa, nuôi con, hình thái …

* Testosteron: Ở con đực. Do tinh hoàn tiết ra. Có tác dụng:
- Kích thích sinh trưởng ở tuổi dậy thì
- Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp: Biết gáy (Ở gà), Có bờm ( Sư tử), Hình thái …
2. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ĐVKXS
Ở sâu bọ: Sự biến thái được điều hoà bởi 2 loại hoocmôn Ecđixơn và Juvenin.
2. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ĐVKXS
Ngoài ra nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của động vật còn có nhân tố di truyền
và giới tính
Cá voi: 150 tấn, 33 m
Cá chép: 1,5kg, 20cm
Ếch hoa: 0,8kg, 13 cm
Mỗi loài có đặc điểm sinh trưởng phát triển khác
nhau về tuổi thọ, tốc độ lớn, khối lượng,
kích thước. Đó là do yếu tố di truyền qui định
Ảnh hưởng của Yếu tố giới:
Cùng một loài, thường thì ở giai đoạn đầu con cái có kích thước, khối lượng, tốc độ lớn nhanh, sống lâu hơn con đực, nhưng ngừng lớn sớm hơn.
CỦNG CỐ BÀI MỚI
Hoocmôn kích thích phân chia tế bào, tăng kích thước tế bào & kích thích phát triển xương đó là:
A. Testosteron
B. Hoocmon sinh trưởng
C. Juvernin & Ecdison
D. Oestrogen & Testosteron
CỦNG CỐ BÀI MỚI
Ở giai đoạn trẻ em, nếu tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmon sinh trưởng sẽ :
A. Trở thành người khổng lồ
B. Chậm lớn hoặc ngừng lớn
C. Trở thành người nhỏ bé
D. Sinh trưởng và phát triển bình thường
CỦNG CỐ BÀI MỚI
Các hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở côn trùng :
A. Juvernin, Tirôxin, Hoocmôn sinh trưởng
B. Oestrogen, Ecdison, Tiroxin
C. Juvernin, Oestrogen
D. Juvernin, Ecdison
Điều bạn nên biết
Stadnik, 37 tuổi, là cựu bác sĩ thú y. Lúc nhỏ, Stadnik cũng phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Tuy nhiên, chiều cao của Stadnik bắt đầu "phát triển" đột biến vào năm anh 14 tuổi sau khi trải qua một ca phẫu thuật não.
Jyoti Amge được mệnh danh là thiếu nữ nhỏ nhất TG theo sách kỉ lục của Ấn Độ. 15 tuổi nhưng chỉ cao 58cm, em thậm chí còn thấp hơn đứa trẻ 13 tháng tuổi của nhà hàng xóm
Jyoti Amge
trong lớp học
Giống bất kì bạn trẻ nào, Jyoti thích nghe nhạc
và xem đĩa DVD
Cảm ơn cô và các bạn
đã theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Vân Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)