Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoài | Ngày 09/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Trường THPT An Biên – KIÊN GIANG
Tiết 3 môn Sinh học lớp 11a2
Ngày 29 - 3 – 2018 (Thứ 5)
KIỂM TRA BÀI CŨ
Tiết 40, Bài 38
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ở ĐỘNG VẬT
Các nhân tố
ảnh hưởng đến
sinh trưởng
& phát triển
Nhân tố bên trong
Nhân tố bên ngoài
Nhân tố di truyền
Giới tính
Hoocmôn
Các nhân tố vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ…)
Các nhân tố hữu sinh (thức ăn, sinh vật khác…)
Giống heo Ỉ
Giống heo Đại bạch
1. Di truyền
2. Giới tính
Sư tử đực
Sư tử cái
NHÂN TỐ BÊN TRONG: HOOCMÔN

Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.

Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống.
NỘI DUNG BÀI 38
Hoocmôn
Sinh trưởng
Tirôxin
Ơstrôgen
(Ở nữ)
Testostêrôn
(Ở nam)
Hình 38.1: Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của động vật.
Cho biết tên các hoocmôn và do tuyến nội tiết nào tiết ra?


Các hoocmôn đó tác động như thế nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của con người và các động vật?

Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin.
Kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên).
- Kích thích chuyển hoá ở tế bào.
- Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

Sinh
Trưởng
(GH)
Tiroxin
Tuyến
yên
Tuyến
giáp
Tên hoocmôn
Nơi
Sản
xuất
Tác dụng sinh lí
- Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
- Riêng testosteron còn làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.

Ơstrogen
Testosteron
Buồng
trứng
Tinh
hoàn
Nơi
Sản
xuất
Tên hoocmôn
Tác dụng sinh lí
- Riêng đối với lưỡng cư, tirôxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch. Thiếu tirôxin, nòng nọc không biến thành ếch được.
Có tirôxin
Không có Tirôxin
Công thức cấu tạo của Tirôxin
Iot là thành phần cấu tạo nên tirôxin.
Thiếu iot trong thức ăn và nước uống sẽ dẫn đến thiếu tiroxin
Hình 38.2 minh họa 3 người:
Người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ.
Hãy cùng trao đổi với nhau để tìm ra câu trả lời cho các câu lệnh ở trang 153 SGK:
Ghép 2 bàn là một nhóm. Lớp sẽ có 6 nhóm
Các nhóm cử cho nhóm trưởng và thư kí để ghi chép ý kiến của nhóm mình
Nhóm trưởng sẽ thay mặt nhóm để trình bày ý kiến mà nhóm đã thống nhất
- Thời gian thảo luận là 5 phút
ĐÁP ÁN

1. Hãy chỉ ra trường hợp nào là do tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc nhiều hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em?
Người bình thường: Do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng (GH) vừa phải vào giai đoạn trẻ em.

Người bé nhỏ: Do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá ít vào giai đoạn trẻ em.

- Người khổng lồ: Do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá nhiều vào giai đoạn trẻ em.

2. Tại sao tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng lại gây ra hậu quả như vậy?
- Hoocmôn sinh trưởng (GH) quá nhiều  tăng cường phân chia, số lượng và kích thước tế bào, xương phát triển mạnh  Người khổng lồ.

- Hoocmôn sinh trưởng (GH) quá ít  phân chia, giảm số lượng và kích thước tế bào, xương kém phát triển  Trẻ em chậm lớn


Ở giai đoạn này tốc độ sinh trưởng diễn ra mạnh  GH phát huy tác dụng; còn đến giai đoạn đã trưởng thành, tốc độ sinh trưởng chậm lại  GH không phát huy được tác dụng, mà còn có thể gây tác hại như gây to đầu xương chi.
 Nên tiêm GH ở giai đoạn còn nhỏ để điều trị sự sinh trưởng không bình thường.
3. Tại sao hoạt động KHÔNG BÌNH THƯỜNG của TUYẾN YÊN ở giai đoạn trẻ em lại gây ra nhiều hậu quả mà không phải là ở các giai đoạn khác?

4. Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
Iôt là 1 trong 2 thành phần cấu tạo nên tirôxin nên thiếu Iôt sẽ dẫn đến thiếu Tirôxin.
Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào ==> động vật và người chịu lạnh kém.
Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào ==> trẻ em và động vật non chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tế bào não giảm, dẫn đến trí tuệ thấp.

5. Tại sao gà trống con sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không hình thường: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục,...?
=> Hoocmôn testostêrôn do tinh hoàn tiết ra kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp (phát triển mào, cựa, thanh quản, bản năng sinh dục…) ở động vật. Vì vậy, thiếu hoocmôn testrostêrôn (sau khi cắt bỏ tinh hoàn) sẽ gây ra hậu quả gà trống con phát triển không hình thường.
I. NHÂN TỐ BÊN TRONG
2. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống.
Những hoocmôn nào tác động đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống? Vai trò của các hoocmôn đó?
+ Gây lột xác ở sâu bướm.
+ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

+ Phối hợp với ecđisơn gây lột xác ở sâu bướm.
+ Ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
Ecđisơn
Juvenin
Tuyến trước ngực
Thể allata
Tên hoocmôn
Nơi
sản xuất
Tác dụng sinh lí
Các vị trí trên cơ thể côn trùng sinh ra hoocmon
Sơ đồ ảnh hưởng của hooc môn Juvenin và Ecdixơn
đến sự phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm.

Sâu bướm có thể lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecđixơn, nhưng không thể biến đổi thành nhộng và bướm được là do tác dụng ức chế của juvenin. Khi nồng độ juvenin giảm (thể hiện bằng vạch đen mảnh dần ở trên hình 38.3) đến mức không còn gây tác dụng ức chế nữa, thì ecđixơn biến sâu thành nhộng và nhộng thành bướm.


ÔN TẬP CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Nếu ta cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc có biến thành ếch được không? Tại sao?
ÔN TẬP CUỐI BÀI HỌC
Ở ếch nhái: Tiroxin do tuyến giáp tiết ra gây biến thái từ nòng nọc thành ếch.
Nòng nọc không biến thành ếch được.
Ếch sinh trưởng không bình thường
Nòng nọc biến thành ếch và phát triển bình thường
Câu 2: Sự biến thái của sâu bọ được điều hòa bởi những hoocmon nào?
A. Tirôxin
B. Ơstrôgen
C. Eđixơn và Juvenin
D. Testostêrôn
ÔN TẬP CUỐI BÀI HỌC
Câu 3: Điền vào chỗ trống từ thích hợp
Thiếu hoocmôn …………….thì con đực sẽ mất khả năng sinh sản.
Chậm lớn, trí tuệ kém phát triển là do thiếu hoocmôn………..
testostêrôn
tirôxin
- Học và làm bài tập cuối bài trong sách giáo khoa (Tr154)
- Xem trước bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tt)
CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Vì sao ếch nhái phát triển qua biến thái hoàn toàn nhưng lại không có SỰ LỘT XÁC?
CẢM ƠN THẦY,CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoài
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)