Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Lâm | Ngày 08/05/2019 | 71

Chia sẻ tài liệu: Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Chào các em, chúc các em chăm ngoan học giỏi
Kiểm tra bài cũ:
Chọn phương án đúng nhất trong các câu hỏi sau:
Câu 1:Trong tự nhiên, khi quần thể chỉ còn một số cá thể sống sót thì khả năng nào sẽ xảy ra nhiều nhất?
A. Sinh sản với tốc độ nhanh
B. diệt vong
C. Phân tán
D. ổ định hoặc phục hồi
2. Khi mật độ quần thể mọt bột quá cao có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của ấu trùng là do:
A. Thiếu thức ăn
B. Ô nhiễm
C. Cạnh tranh
D. Điều kiện bất lợi
3. Số lượng cá thể trong quần thể có xu hướng ổn định là do:
A. Có hiện tượng ăn lẫn nhau
B. Sự thống nhất giữa tỉ lệ sinh - tỉ lệ tủ
C. Tự điều chỉnh
D. Khi số lượng cá thể nhiều thì tự chết
Bài 38:Các đặc trưng cơ bản của quần
thể sinh vật (tiếp theo)
V – Kích thước của quần thể sinh vât:
1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa
Hãy nghiên cứu SGK và quan sát tranh vẽ Hình 38.1 cho biết: Kích thước quần thể là gì? Kích thước tối đa và kích thước tối thiểu là gì?
Kích thước tối đa
Kich thước tối thiểu
- Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể) phân bố trong khoang không gian của quần thể.
- Mỗi quần thể có kích thước đặc trưng
- Kích thước của quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trrị tối đa và sự giao động này là khác nhau giữa các loài.
* Kích thước tối thiểu:
- Kích thước tối thiểu là số lượng ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
- Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
- Nguyên nhân là do:
+ Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với cá thể cái ít
+ Số lượng cá thể trong quần thể qua ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những đổi thay của môi trường
+ Số lượng cá thể trong quần thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe doạ sự tồn tại của quần thể.
- Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
- Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật,... Tăng cao, dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong cao.
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể sinh vật.
Hãy quan sát hình 38.2 cho biết có những nhân tố nào ảnh hưởng tới kích thước của quần thể?
Nhập cư
Sinh sản
Tử vong
Xuất cư
Kích thước của quần
thể sinh vật
- Mức sinh sản của quần thể: là số lượng cá thể của quần thể sinh ra trong một đơn vị thời gian
- Mức tử vong của quần thể: là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian
- Phát tán của quần thể:
+ Xuất cư: là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể đang sông đến sinh sống ở nơi khác.
+ Nhập cư: là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể
VI- Tăng trưởng của quần thể sinh vật:
Quan sát tranh vẽ hình 38.3 cho biết sự tăng trưỏng của quần thể sinh vật trong điều kiện môi trường khác nhau?
Cản trở của điều kiện môi trường
Số cá thể đạt tới mức cân bằng
1. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trương không bị giới hạn:
- Nếu nguồn sống của môi trường rất dồi dào và hoàn toàn thoả mãn nhu cầu của các cá thể, không gian cư trú của quần thể không giới hạn, mọi điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của các cá thể đều thuận lợi cho sự sinh sản của quần thể thì quần thể tăng theo tiềm năng sinh học (đường cong sinh trưởng có hình chữ J).
2. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn:
- Trong thực tế, tăng trưởng của quần thể thường bị giới hạn bởi nhiều nguyên nhân như: điều kiện sống không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài, sự biến động số lượng cá thể do xuất cư theo mùa,...
- Đường cong tăng trưởng có hình chữ S
-Hãy giải thích tại sao số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn thay đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?
- Do số lượng cá thể tăng nhanh, khai thác ngày cang nhiều nguồn sống từ môi trường, dẫn tới thiếu hụt nguồn sống. Quần thể trở nên thiếu thức ăn, nơi ở ngày càng chật chội, chất thải ngày một nhiều...dẫn tới dịch bệnh, sự cạnh tranh giữa các cá thể tranh dành nhau thức ăn, nơi ở ngày một trở nên gay gắt. Trong điều kiện sống ngày càng khó khăn đó, sức sinh sản của quần thể giảm dần và mức độ tử vong tăng lên, từ đó tiến tới giai đoạn ổn định trên đường cong tăng trưởng thực tế.
VII- Tăng trưởng của quần thể người:
Quan sát hình 38.4 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Dân số thế giới đã tăng trưởng với tố độ như thế nào? Tăng mạnh vào thời gian nào?
2. Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt được mức độ tăng trưởng đó?
Củng cố:
Qua nội dung bài học, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Thế nào là kích thước quần thể? Trong các loại kích thước của quần thể loại nào đặc trưng cho loài, loại kích thước nào phụ thuộc vào khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường?
2. Hãy trình bày những yếu tố làm tăng hoặc giảm kích thước của quần thể?
3. Hãy giải thích vì sao nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học mà tăng trưởng thực tế?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)