Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tuấn | Ngày 08/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Câu 1:
? Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó. Lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 2:
? Quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi khác nhau như thế nào. Nhóm tuôỉ của quần thể có thay đổi không và phụ thuộc vào những nhân tố nào.
BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT ( TIẾP)
V. Kích thước của quần thể sinh vật
1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa
Kích thước tối thiểu của quần thể là số lượng cá thể ít nhất
mà quần thể cần có để duy trỡ và phát triển.
Kích thước tối đa của quần thể là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được,phù hợp với khả nang cung cấp nguồn sống của môi trường.
Sơ đồ mô tả hai giá trị kích thước của quần thể
* Kích thước của quần thể là số lượng cá thể
( hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể .
BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT ( TIẾP)
V. Kích thước của quần thể sinh vật
1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa
? Điều gì sẽ xảy ra nếu số lượng cá thể của quần thể giảm xuống thấp hơn kích thước tối thiểu. Nguyên nhân nào dẫn tới điều này.
Khi số lượng cá thể của quần thể giảm xuống thấp hơn kích thước tối thiểu,quần thể
rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong vì:
+ Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể
giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
+ Khả năng sinh sản giảm.
+ Số lượng cá thể trong quần thể qúa ít nên sự giao phối gần thường xảy ra
đe doạ sự tồn tại của quần thể.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu kích thước quần thể vượt quá kích thước tối đa.
Khi kích thước của quần thể quá lớn sẽ dẫn tới sự di cư của một số cá thể trong quần thể và mức tử vong của quần thể tăng cao vì:
+ Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.
+ Ô nhiễm môi trường,bệnh tật,.... tăng cao.
BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT ( TIẾP)
V. Kích thước của quần thể sinh vật
1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa
2.Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể
? Kể tên những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật
a.Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật:

b
i
e
d
Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

- Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật phụ thuộc vào: số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể cái trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể,...và tỷ lệ đực cái của quần thể.
BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT ( TIẾP)
V. Kích thước của quần thể sinh vật
1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa
2.Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể
b
d
i
e
b. Mức độ tử vong của quần thể sinh vật
- Mức độ tử vong của quần thể sinh vật là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các điều kiện sống của môi trường.
BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT ( TIẾP)
V. Kích thước của quần thể sinh vật
1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa
2.Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể
c. Phát tán cá thể của quần thể thể sinh vật
Phát tán cá thể của quần thể sinh vật
Nhập cư
Xuất cư
b
d
i
e
BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT ( TIẾP)
V. Kích thước của quần thể sinh vật
1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa
2.Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể
b
d
i
e


( r : hệ số tăng trưởng (chỉ số gia tăng cá thể) của quần thể.

r = b – d + i – e
BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT ( TIẾP)
V. Kích thước của quần thể sinh vật
VI. Tăng trưởng của quần thể sinh vật
? Quần thể vi khuẩn : Nếu mọi điều kiện về nguồn sống của môi trường dồi dào và hoàn toàn thoả mãn nhu cầu của các cá thể, không gian cư trú không bị giới hạn, mọi điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của các cá thể đều thuận lợi cho sự sinh sản của quần thể thì số lượng cá thể sẽ tăng trưởng ntn.
1. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học
- Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường không bị giới hạn.
- Trong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học đường cong sinh trưởng có hình chữ J ( tăng trưởng luỹ thừa )
BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT ( TIẾP)
V. Kích thước của quần thể sinh vật
VI. Tăng trưởng của quần thể sinh vật
2. Tăng trưởng thực tế
- Tăng trưởng thực tế của quần thể diễn ra trong điều kiện môi trường bị giới hạn.
- Trong tăng trưởng thực tế đường cong tăng trưởng có hình chữ S. (đường cong logistic).
BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT ( TIẾP)
V. Kích thước của quần thể sinh vật
VI. Tăng trưởng của quần thể sinh vật
? Hãy nêu nguyên nhân vì sao số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn thay đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
Do số lượng cá thể của quần thể sinh vật tăng nhanh, khai thác ngày càng nhiều nguồn sống từ môi trường dẫn tới sự thiếu hụt nguồn sống. Quần thể trở nên thiếu thức ăn, nơi ở ngày càng trật trội, chất thải ngày càng nhiều....dẫn tới dịch bệnh, sự cạnh tranh...mặt khác, trong điều kiện sống ngày càng khó khăn đó, sức sinh sản của quần thể giảm dần và mức độ tử vong tăng lên,từ đó quần thể tiến tới giai đoạn ổn định trên đường cong thực tế.
BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT ( TIẾP)
V. Kích thước của quần thể sinh vật
VI. Tăng trưởng của quần thể sinh vật
VII. Tăng trưởng của quần thể người
Đồ thị tăng trưởng dân số TG
BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT ( TIẾP)
V. Kích thước của quần thể sinh vật
VI. Tăng trưởng của quần thể sinh vật
VII. Tăng trưởng của quần thể người
? Dân số TG tăng trưởng với tốc độ như thế nào. Tăng mạnh vào thời gian nào.
? Nhờ những thành tựu nào mà con người đạt được mức độ tăng trưởng đó.
Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số một cách đột ngột trong khoảng thời gian tương đối ngắn của lịch sử phát triển của loài người.
Bùng nổ dân số xuất hiện mạnh mẽ từ đầu thế kỷ XVIII đến chiến tranh TG lần II ( dân số tg đạt 1tỷ người vào 1830, tăng gấp đôi vào năm 1930 và khoảng 2,5 tỷ năm 1945) đây là thời kỳ phát triển xã hội công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp và các thành phố lớn.
Dân số tăng nhanh nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ II (đạt 5 tỷ năm 1987 và 6 tỷ năm 2000).

? Em hãy nêu hậu quả của việc bùng nổ dân số và các biện pháp hạn chế sự gia tăng dân số
Hậu quả của việc bùng nổ dân số:
Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống : tình trạng đói nghèo gia tăng, chế độ nuôi dưỡng và giáo dục thấp kém, gây nên ô nhiễm môi trường.
Biện pháp hạn chế sự gia tăng dân số
- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
- Phân bố dân cư hợp lý.
- Tuyên truyền giáo dục về dân số.
Củng cố
1. Câu nào sau đây là đúng khi nói về sự sinh trưởng của quần thể sinh vật trong điều
kiện môi trường không bị giới hạn ?
a. Trong điều kiện không bị giới hạn thì quần thể sinh vật đạt kích thước tối đa.
b. Trong điều kiện môi trường không bị giới hạn thì quần thể sinh vật tăng trưởng
theo đồ thị logistic.
c. Trong điều kiện môi trường không bị giới hạn thì quần thể sinh vật tăng trưởng
luỹ thừa.
d. Trong điều kiện môi trường không bị giới hạn thì quần thể sinh vật tăng trưởng
không giới hạn.

2. Những nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng đễn sự sinh trưởng của quần thể sinh vật ?
a. Mức độ sinh sản, tử lệ tử vong.
b. Sự xuất cư và nhập cư của các cá thể.
c. Mức độ sinh sản và sự xuất cư của các cá thể.
d. Cả a và b.





* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)