Bài 37. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Chia sẻ bởi Phạm Hữu Trữ | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Bài 37. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

TRUNG TÂM GDNN- GDTX A LƯỚI
NĂM HỌC: 2016- 2017
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY, CÔ GIÁO
ĐẾN DỰ TIẾT ĐỊA LÝ HÔM NAY !
Giáo viên giảng dạy: Phạm Hữu Trữ
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THÁC THẾ MẠNH Ở
TÂY NGUYÊN
Giáo viên giảng dạy: Phạm Hữu Trữ
TÂY NGUYÊN
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở
TÂY NGUYÊN
Khái quát chung
Khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi
Phát triển cây CN lâu năm
Khai thác và chế biến lâm sản
TÂY NGUYÊN
(Gồm 5 tỉnh)
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở
TÂY NGUYÊN
Kuntum
Đăknông
Lâm Đồng
Đăklăk
Gialai
Nêu vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của Tây nguyên?
Gồm 5 tỉnh:
Diện tích: 54,7 nghìn km2
Dân số: 4,9 triệu người/2006 năm 2016:~ 5,8 triệu người
Tiếp giáp các vung:.
1. Khái quát chung
Dựa vào Atlats địa lý Việt Nam và kiến thức SGK em hãy nêu thế mạnh của Tây nguyên trong phát triển KT-XH?
KHÁI QUÁT CHUNG
Thuận lợi:
- Diện tích rừng lớn, nhiều động- thực vật quý, hiếm
- Có các hệ thống sông lớn để tưới tiêu, thuỷ điện.
- Khoáng sản (boxit)
- Các dân tộc có văn hoá, phong tục tập quán phong phú, đa dạng như cồng chiêng, đua voi...
- Đất Bazan rộng, màu mở
- Khí hậu cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt
b/ Một số hạn chế của Tây nguyên:
- Mùa khô kéo dài =>Thiếu nước tưới và sinh hoạt.
Thiếu lao động hành nghề.
Vùng duy nhất của cả nước không giáp biển.
Mức sống của nhân dân còn thấp.
Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn.
Cũng cố:
Câu 1. Tây nguyên tiếp giáp với các vùng là
A. Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long.
 
Câu 2. Khó khăn lớn nhất trong phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
B. khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi có mùa đông lạnh.
C. mùa khô kéo dài từ 4-6 tháng.
D. người dân thiếu kinh nghiệm canh tác.
1. Khái quát chung
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở
TÂY NGUYÊN
2/ Phát triển cây công nghiệp lâu năm
Dựa vào Atlats địa lý Việt Nam và kiến thức SGK em hãy nêu thế mạnh phát triển Cây công nghiệp lâu năm của Tây nguyên?
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở
TÂY NGUYÊN
2/ Phát triển cây công nghiệp lâu năm
+ Đất Bazan tầng sâu, đồi thoải, màu mỡ, quy mô trãi dài trên các Cao nguyên rộng lớn.
+ Khí hậu cận xích đạo có tính phân mùa: Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…
+ Khu vực địa hình núi cao có khí hậu ôn đới => Cây cận nhiệt: chè.
+ Nguồn nước tưới khá thuận lợi
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở
TÂY NGUYÊN
2/ Phát triển cây công nghiệp lâu năm
Dựa vào Atlats địa lý Việt Nam và kiến thức ở SGK, nêu sự phân bố Cây công nghiệp của Tây nguyên?
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở
TÂY NGUYÊN
2/ Phát triển cây công nghiệp lâu năm
Định hướng:
Phát triển chuyên canh, quy mô lớn.
Chú trọng Thuỷ lợi nước tưới.
Đa dạng hoá các loại cây CN để hạn chế rủi ro, tiêu thụ.
Đẩy mạnh khâu chế biến, xuất khẩu.
- Áp dụng KH-KT trong sản xuất, chế biến.
+ Phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên:
+ Cà phê chiếm 4/5 diện tích cả nước, khoảng 450.000 ha/2006. tập trung: Đắc lắc, Lâm đồng, Gia lai, Đắc nông và Kon tum.
+ Cao su: Gialai; Đăklăk..
+ Chè: Lâm đồng; Gialai..
+ Điều: Đăknông; Đăklăk..
+ Hồ tiêu: toàn vùng.
Cũng cố:
Câu 3. Tiềm năng lớn nhất trồng cây công nghiệp của Tây Nguyên bắt nguồn từ
A. đất đỏ bazan rộng lớn và khí hậu cận xích đạo.
B. có các hệ thống sông lớn thuận lợi tưới tiêu.
C. khí hậu cận nhiệt núi cao.
D. do ảnh hưởng của gió mùa tây nam.

Câu 4. Loại cây công nghiệp chủ lực của Tây Nguyên là
A. cà phê.
B. cao su.
C. hồ Tiêu.
D. chè.
 
2/ Phát triển cây công nghiệp lâu năm
Cũng cố:
 
Câu 5. Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) một cách thuận lợi nhờ vào
A. khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi độ cao trên 1000m.
B. có mùa đông lạnh.
C. đất đỏ bazan thích hợp loại cây cận nhiệt.
D. bao gồm các cao nguyên tương đối bằng phẳng.
2/ Phát triển cây công nghiệp lâu năm
3. Khai thác và chế biến lâm sản

- Tây nguyên có diện tích rừng lớn: 36% cả nước và
Chiếm 52% sản lượng gỗ.
- Nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến) nhiều động vật quý hiếm (voi, bò tót, gấu…)


Biện pháp:
- Ngăn chặn nạn phá rừng làm nương rẫy.
- Khai thác rừng hợp lý , quy hoạch, trồng rừng mới.
- Tiến hành giao đất, giao rừng cho nhân dân quản lý.
- Quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Cũng cố:
3. Khai thác và chế biến lâm sản:
Câu 6. Dựa vào atlat địa lý Việt Nam, tỉnh có tỷ lệ diện tích rừng lớn nhất (trên 60%) ở Tây nguyên là
A. Kon Tum, Lâm Đồng.
B. Đắc Lắc, Gia Lai.
C. Gia Lai, Lâm Đồng.
D. Đắc Lắc, Đắc Nông.
 
Câu 7. Rừng ở Tây Nguyên chiếm ... tỷ lệ diện tích cả nước.
A. 25%
B. 35%
C. 36%
D. 40%
3/ Khai thác thuỷ điện- thuỷ lợi:
Dựa vào Atlats địa lý Việt Nam và kiến thức SGK em hãy nêu thế mạnh phát triển thủy điện ở Tây nguyên?
3. Khai thác thuỷ điện- thuỷ lợi:
Dựa vào Atlats địa lý Việt Nam (trang 22) và kiến thức ở SGK hãy hoàn thành phiếu học tập sau:
CÁC NHÀ MÁY THUỶ ĐiỆN Ở TÂY NGUYÊN
Thời gian: 3
CÁC NHÀ MÁY THUỶ ĐiỆN Ở TÂY NGUYÊN- Ý NGHĨA
Tiềm năng tổng công suất trên 5.000 MW, bằng 1/3 tổng công suất hiện có của hệ thống điện quốc gia
Cũng cố:
4. Khai thác thuỷ điện- thuỷ lợi:
Câu 6. Nhà máy thủy điện lớn nhất ở Tây nguyên là
A. Xê Xan.
B. Yaly.
C. Xrê pôx.
D. Đrây Hlinh.
 
Câu 7. Tổng công suất các thủy điện trên các sông ở Tây Nguyên chiếm ... tỷ trọng sản lượng thủy điện cả nước.
A. 1/2
B. 1/3
C. 1/4
D. 1/5
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở
TÂY NGUYÊN
Cũng cố:
1. Qua bài học này, theo anh/chị điều kiện tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở A Lưới đó là gì?
Bài tập về nhà:
2. Để khắc phục tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô ở A Lưới hiện nay, chúng ta cần phải làm gì?
3. Tìm hiểu ý nghĩa của Tây nguyên đối với phát triển KT-XH và ANQP của đất nước?
TRUNG TÂM GDNN - GDTX A LƯỚI
NĂM HỌC: 2016- 2017
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ LẮNG NGHE. CHÀO THÂN ÁI – HẸN GẶP LẠI!
Giáo viên: Phạm Hữu Trữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hữu Trữ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)