Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Chia sẻ bởi P Huy Quang | Ngày 09/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT THỰC HÀNH CAO NGUYÊN
GVHDTTSP: Cô Hoàng Thị Như Lan
SVTTSP: Võ Thị Tuyết Nga
Bộ môn: Sinh học
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
BÀI 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Tiết chương trình: 39
Ngày dạy: 19/2/2009
B. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
BÀI 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. KHÁI NIỆM VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
1. Khái niệm về sinh trưởng
2. Khái niệm về phát triển
3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI
III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI
I. KHÁI NIỆM VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
1. Khái niệm về sinh trưởng
Ví dụ:
Ở gà
Gà con:
Kích thước và khối lượng nhỏ
Gà trưởng thành:
Kích thước và khối lượng lớn
Sinh trưởng là sự gia tăng về kích thước cũng như khối lượng của cơ thể động vật theo thời gian
Khái niệm
Sinh trưởng ở động vật là gì?
Đặc điểm:
Tốc độ sinh trưởng của các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể diễn ra không giống nhau
Tốc độ sinh trưởng của động vật là chỉ tiêu quan trọng trong nghề chăn nuôi
2. Khái niệm về phát triển
Ví dụ
Ở người:
Hợp tử sau 8 ngày phát triển thành phôi vị, sau đó phát triển thành phôi thần kinh
Sau 9 tháng 10 ngày phát triển thành cơ thể em bé
13 – 14 tuổi phát triển thành cơ thể trưởng thành
Khái niệm
Sự phát triển của động vật là sự biến đổi về hình thái, sinh lý từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành
Phát triển ở động vật là gì?
Đặc điểm
Bao gồm 3 quá trình liên quan mật thiết với nhau:
Sinh trưởng
phân hoá (biệt hoá) tế bào
phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể
3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Ví dụ:
Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển
3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?
sinh trưởng và phát triển luôn liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn liên quan đến môi trường sống
Phát triển làm thay đổi sinh trưởng
Hai giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính
Giai đoạn phôi
Giai đoạn hậu phôi
a. Giai đoạn phôi
Phân cắt trứng
Hợp tử phân chia tạo nên phôi gồm nhiều tế bào giống nhau
Phôi nang
Phôi gồm nhiều lớp tế bào khác nhau bao lấy xoang trung tâm
Phôi vị
Phôi gồm 2 – 3 lá phôi có các tế bào khác nhau
Mầm cơ quan
Phôi gồm nhiều tế bào biệt hoá khác nhau tạo nên các mô khác nhau là mầm các cơ quan
Nghiên cứu SGK hoàn thành bảng sau:
b. Giai đoạn hậu phôi
Gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau
Có hai kiểu phát triển: qua biến thái và không qua biến thái
II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI
III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI
NGHIÊN CỨU SGK HOÀN THÀNH BẢNG SAU:
Là quá trình phát triển trong đó con non mới nở ra (hoặc đẻ ra) đã có cấu tạo giống con trưởng thành
Gà con mới nở ra đã có cấu tạo giống gà trưởng thành; heo con, mèo con,… mới đẻ đều có cấu tạo giống con trưởng thành
Là quá trình phát triển trong đó con non có cấu tạo khác với con trưởng thành nhưng để trở thành cơ thể trưởng thành chúng phải trải qua quá trình biến thái thay đổi về cấu tạo và chức năng
Bọ cánh cứng, ếch, … con non sinh ra khác hoàn toàn với con trưởng thành, từ con non đến con trưởng thành phải trải qua nhiều giai đoạn biến thái
Là quá trình phát triển trong đó con non đã giống với con trưởng thành nhưng để trở thành cơ thể trưởng thành chúng phải trải qua nhiều lần lột xác
Châu chấu, tôm, cua, …con non giống con trưởng thành nhưng để trở thành con trưởng thành phải trải qua nhiều lân lột xác
A. Biến thái không hoàn toàn ở Cào cào B. Biến thái hoàn toàn ở Bướm
CỦNG CỐ
Câu hỏi: phát triển của ếch và châu chấu là phát triển qua biến thái hay không qua biến thái? Biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn? Tại sao?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: P Huy Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)