Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nhàn | Ngày 09/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN
D
G
----------
SINH HỌC 11 – CƠ BẢN
Tổ: HÓA - SINH
Thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn
Lạng sơn, tháng 2 năm 2010

PHẦN B: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ở ĐỘNG VẬT






BÀI 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ở ĐỘNG VẬT
I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Khái niệm sinh trưởng
- Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng, kích thước tế bào.

Ví dụ: Sau 1 tháng lợn con dài thêm 40cm và tăng lên 8kg

+ Sự sinh trưởng của cơ thể động vật là có giới hạn, càng gần giá trị giới hạn thì quá trình sinh trưởng diễn ra càng chậm.

+ Ở tuổi trưởng thành động vật có tốc độ sinh trưởng tốt nhất
Ở tuổi trưởng thành: gà Ri đạt khối lượng 1.5Kg, gà Hồ đạt 3.4Kg.
? Nếu em là một người nuôi gà theo hướng lấy thịt thì khi nuôi gà Ri và gà Hồ cùng đạt khối lượng 1.5Kg, em sẽ nuôi tiếp gà nào và đem bán gà nào? Tại sao?
2. Khái niệm phát triển
- Phát triển của cơ thể động vật là sự biến đổi bao gồm 3 quá trình liên quan mật thiết với nhau: sinh trưởng, phân hóa (biệt hoá) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

Ví dụ:
+ Sự phát triển ở người từ hợp tử cho đến cơ thể trưởng thành. Đặc biệt sự phát triển thể hiện khá rõ ở lứa tuổi dậy thì

- Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật được tính từ hợp tử cho đến cơ thể trưởng thành, bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
3. Hai giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính ở động vật
a. Giai đoạn phôiGiai đoạn phôi thai

Diễn ra theo sơ đồ tổng quát sau:

Hợp tử
Phôi
Hình thành mô và các cơ quan
Phân chia nhiều lần
Các tế bào của phôi phân hóa
b.
Giai đoạn hậu phôiGiai đoạn sau sinh

Được tính từ khi con non sinh ra hoặc nở ra từ trứng cho đến cơ thể trưởng thành

Trong quá trình biến đổi từ con non thành con trưởng thành có thể diễn ra sự biến thái

Giai đoạn phôi
Giai đoạn hậu phôi
Khái niệm biến thái:
Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng

Căn cứ vào biến thái người ta chia sự phát triển của động vật thành 2 kiểu

+ Phát triển không qua biến thái

+ Phát triển qua biến thái: Gồm
- Phát triển qua biến thái hoàn toàn
- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
II. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ BIẾN THÁI Ở ĐỘNG VẬT
Khái niệm:
Là kiểu phát triển trong đó con non mới sinh ra đã có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự con trưởng thành.

Đại diện: Gặp ở đa số động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống.
Ví dụ: + Phát triển không qua biến thái ở người
1. Phát triển không qua biến thái

Mô tả sự phát triển của người qua các giai đoạn phôi thai và sau khi sinh?
- Tại sao sự phát triển của cơ thể người lại được xếp vào phát triển không qua biến thái?


Sự phát triển của gà không qua biến thái.

Đúng hay Sai ???

Đúng
Sơ đồ dưới đây thể hiện sự phát triển
không qua biến thái, Đúng hay Sai ?
-> Đây là sự phát triển qua biến thái
Phát triển qua biến thái hoàn toàn

Khái niệm:
Là kiểu phát triển mà ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý hoàn toàn khác với con trưởng thành. Ấu trùng phải trải qua nhiều giai đoạn biến đổi trung gian mới trở thành con trưởng thành.

Đại diện: Gặp ở đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, muỗi, ong…) và lưỡng cư (ếch, nhái…)
2. Phát triển qua biến thái

- Thế nào là biến thái hoàn toàn? Ví dụ về 1 số loài động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn?
Mô tả quá trình biến thái hoàn toàn qua vòng đời của bướm?

Ví dụ:
+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm
( ăn lá cây, có enzim tiêu hóa prôtêin, lipit, cacbonhidrat)
( Hút nhựa, mật hoa, chỉ có enzim tiêu hóa đường saccarôzơ)
+ Ấu trùng là gì?
+ Ấu trùng phát triển trải qua những giai đoạn nào?
+ Ấu trùng khác với con trưởng thành ở những điểm nào?
Phát triển của ếch có phải là kiểu phát triển qua
biến thái hoàn toàn không? Vì sao?
-> Phát triển qua biến thái hoàn toàn ở ếch
Đây là kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn
Quá trình phát triển dưới đây có phải là kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn không? Vì sao?
Hình thái của ấu trùng so với con trưởng thành ???
b. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
Khái niệm:
Là kiểu phát triển mà ấu trùng đã giống với con trưởng thành nhưng phát triển chưa hoàn thiện, để biến đổi thành cơ thể trưởng thành chúng phải trải qua nhiều lần lột xác.

Đại diện: Gặp ở châu chấu, cào cào, tôm cua, ve sầu, gián…
Ví dụ:
+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu
Ấu trùng của châu chấu khác với châu chấu trưởng thành ở điểm nào ???
Phân biệt phát triển không qua biến thái và
phát triển qua biến thái ?
Phát triển qua biến thái
Phát triển không qua biến thái
- Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.

- Trải qua lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
- Con non có hình thái, cấu tạo, sinh lý tương tự con trưởng thành.

- Con non phát triển thành con trưởng thành không qua giai đoạn lột xác.
Phân biệt phát triển không qua biến thái và
phát triển qua biến thái ?
Phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu
- Không thay đổi nhiều.
- Cánh PT đầy đủ.
- Ăn nhiều lá cây.
Có 3 chân, 2 cánh.
Thức ăn chủ yếu là mật hoa.
Chỉ có Enzim tiêu hoá đường Saccarôzơ.
Con trưởng thành
Không có giai đoạn Nhộng
Giai đoạn biến đổi các cơ quan:
Mô, các cq cũ tiêu biến thay bằng mô, các cq mới.
Không ăn, không hoạt động.
Nhộng
Dạng giống con trưởng thành, chưa có cánh.
ăn lá cây, đủ enzim giống con trưởng thành.
Lột xác nhiều lần để lớn.
dạng sâu ( khác con trưởng thành), nhiều chân, cơ quan miệng kiểu nghiền.
ăn lá cây, ruột có nhiều enzim tiêu hoá.
con non
Giai đoạn hậu phôi
- Trứng thụ tinh ->Hợp tử -> Phôi -> Ấu trùng
- Trứng thụ tinh -> Hợp tử -> Phôi.
-> Cơ quan của sâu bướm.
Giai đoạn phôi
Biến thái KHT (ở châu chấu)
Biến thái hoàn toàn ( ở bướm )
Nội dung
Phân biệt phát triển qua biến thái hoàn toàn (ở bướm) và
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu

Sự phát triển qua biến thái có ý nghĩa gì đối với sự tồn tại của loài? (Ví dụ đối với loài bướm)
Sâu ăn lá cây nên không cạnh tranh về thức ăn với bướm (bướm ăn mật hoa)
Giai đoạn nhộng giúp động vật sống qua được điều kiện sống khắc nghiệt (mùa đông lạnh giá, khan hiếm thức ăn)
Giúp duy trì sự tồn tại của loài đối với các điều kiện khác nhau của môi trường sống
I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Khái niệm sinh trưởng
2. Khái niệm phát triển
3. Hai giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính ở động vật
a. Giai đoạn phôiGiai đoạn phôi thai

b. Giai đoạn hậu phôiGiai đoạn sau sinh


II. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ BIẾN THÁI Ở ĐỘNG VẬT

Phát triển không qua biến thái
2. Phát triển qua biến thái
a. Phát triển qua biến thái hoàn toàn
b. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

BÀI 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ở ĐỘNG VẬT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nhàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)