Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Hạnh | Ngày 09/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ở ĐỘNG VẬT
BÀI 37.
Tiết 38 - Bài 37
Sinh trưởng và phát triển ở động vật
B - SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Chương III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
GV. Nguyễn Thị Kim Hạnh
Nội dung bài học.
I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT.
II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI.
III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI.
1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn.
2. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển

1. Khái niệm về sinh trưởng
Nhận xét sự biến đổi về kích thước và khối lượng từ trứng thành gà trưởng thành?
Sinh trưởng của cơ thể động vật là gì?
I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển

Khái niệm về sinh trưởng:
- Sự sinh trưởng là sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật (cả ở mức độ tế bào, mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể) theo thời gian
2. Khái niệm về phát triển
Nhận xét sự biến đổi về hình thái từ trứng thành gà trưởng thành?


Sự phát triển ở người:
Vậy sự phát triển ở động vật là gì?
2. Khái niệm về phát triển
- Sự phát triển của động vật bao gồm 3 quá trình liên quan mật thiệt với nhau, đó là: sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể
3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
Quan sát hình và cho biết: mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển? Từ đó rút ra kết luận gì?
3.1 Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển:
- Sự sinh trưởng và phát triển liên quan mật thiết với nhau bảo đảm cho sự hoàn thành chu trình sống của loài qua các thế hệ.
3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
3.2. Đặc điểm của sinh trưởng ở động vật:
Ở người, giai đoạn nào có tốc độ sinh trưởng là mạnh nhất? Từ đó rút ra kết luận gì?
3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
3.2. Đặc điểm của sinh trưởng ở động vật:
Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đều ở các giai đoạn.
3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
Ví dụ: Ở người, đầu thai nhi 2 - 3 tháng tuổidài bằng ½ cơ thể, 5 tháng tuổi bằng 1/3, khi sinh bằng ¼ và đến tuổi 16 – 18 chỉ còn bằng 1/7 cơ thể.
Em có nhận xét gì về tốc độ sinh trưởng của các mô, các cơ quan khác nhau trong cơ thể?
3.2. Đặc điểm của sinh trưởng ở động vật:
Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đều ở các giai đoạn.
-
3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
Tốc độ sinh trưởng của các mô, các cơ quan khác nhau trong cơ thể diễn ra không giống nhau.
Em có nhận xét gì về sinh trưởng tối đa của các loài sau: thạch sùng, trăn, gà Ri, gà Hồ ?
3.2. Đặc điểm của sinh trưởng ở động vật:
Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đều ở các giai đoạn.
-
3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
Tốc độ sinh trưởng của các mô, các cơ quan khác nhau trong cơ thể diễn ra không giống nhau.
- Tốc độ sinh trưởng tối đa tùy thuộc vào từng loài động vật.
Câu hỏi mở rộng
Ứng dụng sinh trưởng tối đa của động vật trong chăn nuôi như thế nào?
- Ở động vật có giai đoạn tiềm sinh như ở thực vật không? Cho ví dụ minh họa.
3.3. Các giai đoạn chính trong sinh trưởng và phát triển ở động vật
Quá trình sinh trưởng – phát triển ở người trãi qua mấy giai đoạn chính?
Giai đoạn phôi:
Gồm những giai đoạn nào?
3.3. Các giai đoạn chính trong sinh trưởng và phát triển ở động vật
Hợp tử
Mầm cơ quan
Phôi vị
Phôi nang
Phân cắt
Giai đoạn phôi: gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau:
Phân cắt trứng phôi nang phôi vị mầm cơ quan
3.3. Các giai đoạn chính trong sinh trưởng và phát triển ở động vật
b. Giai đoạn hậu phôi:
Ở động vật có 2 kiểu phát triển: phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái
3.3. Các giai đoạn chính trong sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra (động vật đẻ con) hoặc nở từ trứng (động vật đẻ trứng)
Loài nào sau đây phát triển không qua biến thái và qua biến thái
Thế nào là phát triển không qua biến thái?
II. Phát triển không qua biến thái
Là quá trình phát triển trong đó con non mới nở ra đã có cấu tạo giống con trưởng thành

Cho ví dụ về các loài phát triển không qua biến thái?
III. Phát triển qua biến thái
Có 2 loại biến thái: Biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn

1. Biến thái hoàn toàn
2. Biến thái không hoàn toàn
PHIẾU HỌC TẬP:
Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
Củng cố
1. Bài 4/143 SGK:
Tại sao nuôi cá rô phi, người ta thường thu hoạch cá sau một năm khi cá đạt khối lượng từ 1,5 – 1,8 kg mà không nuôi kéo dài đến năm thứ 3 khi ca có thể đạt tới khối lượng tối đa là 2,5 kg?
Bài 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống

Phát triển của động vật qua…(1)…là kiểu phát triển mà…(2)… chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần…(3)…ấu trùng biến đổi thành…(4)…
1. Biến thái không hoàn toàn
2. Con non
3. Lột xác
4. Con trưởng thành
Bài 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

Phát triển của động vật qua…(1)…là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng,…(2)…và sinh lí rất khác với…(3)…, trải qua giai đoạn…(4)…(ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành
Biến thái hoàn toàn
Cấu tạo
Con trưởng thành
Trung gian
Dặn dò
Về nhà: - trả lời câu hỏi SGK
- học bài và soạn bài 38
Chào các thầy cô và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)