Bài 37. Mác và Ang-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Chia sẻ bởi Ngô Nguyễn Việt Hoàng | Ngày 10/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 37. Mác và Ang-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC BẠN HỌC SINH
H/S NGÔ NGUYỄN VIỆT HOÀNG
Môn : Lịch sử Chào thân ái
1. Buổi đầu hoạt động của C.Mác và
Ph. Ăng-ghen.

a. Tiểu sử và hoạt động của C.Mác.

b. Tiểu sử và hoạt động của Ph. Ăng-ghen.
BÀI 37: MÁC VÀ ĂNG-GHEN. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
C. MÁC (1818-1883)
TIỂU SỬ
Gia đình gốc Do thái, ở thành phố Tơriơ- Đức.
Bố là luật sư.
Từ nhỏ đã rất thôg minh.
Năm 23 tuổi (1841) đỗ tiến sĩ với luận án xuất sắc về đề tài triết học cổ đại Hilạp.
BÀI 37: MÁC VÀ ĂNG-GHEN. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HOẠT ĐỘNG
- Năm 1842, làm cộng tác viên rồi làm Tổng biên tập báo sông Ranh.
Năm 1843, sang Pari, rồi đến Brúc-xen (Bỉ), cuối cùng định cư ở Luân Đôn-Anh.
Tham gia xuất bản Tạp chí Biên niên Pháp- Đức.
* Nhận định về vai trò của giai cấp công nhân: được giác ngộ lí luận cách mạng, sẽ
đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột.
PH. ĂNG-GHEN (1820-1895)
TIỂU SỬ
Sinh ra trong một gia đình chủ xưởng, ở thành phố Bácmen-Đức.
Căm ghét chế độ chuyên chế và khinh thường thủ đoạn của giới kinh doanh.
BÀI 37: MÁC VÀ ĂNG-GHEN. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HOẠT ĐỘNG
Năm 1842, sang Anh làm thư kí cho một hãng buôn và tìm hiểu đời sống công nhân.
Viết cuốn “Tình cảnh công nhân Anh”.
Năm 1844, sang Pari và gặp Mác.

* Nhận định về vai trò của giai cấp công nhân: là lực lượng đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, tự giải phóng mình khỏi mọi xiềng xích.
Các Mác và Gienny
Các Mác và Ăng-ghen
Các Mác và Ăng-ghen một tình bạn vĩ đại và cảm động
BÀI 37: MÁC VÀ ĂNG-GHEN. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
2. Tổ chức Đồng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
a. Sự hình thành của tổ chức Đồng minh những người cộng sản.


- Khi hoạt động ở Anh, Mác và Ăng-ghen đã tham gia tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu là “Đồng minh những người chính nghĩa” sau đó hai ông cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản” vào 6/1847. Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế.


BÀI 37: MÁC VÀ ĂNG-GHEN. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
b. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

- Hoàn cảnh: Tháng 2/1848 Mác và Ăng-ghen công bố cương lĩnh của Đồng minh -“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Đây là văn kiện quan trọng, là những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội.
- Nội dung: lời mở đầu và có 4 chương.
+ Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lật đổ sự thống trị của cấp tư sản, xây dựng chế độ xã hội cộng sản.

- Ý nghĩa:
+ Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của CNXHKH.
+ Đánh dấu sự kết hợp CNXHKH với phong trào công nhân.
=> Từ đây giai cấp công nhân đã có lí luận soi đường để thực hiện mục tiêu cuối cùng của những người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

+ Muốn thành công GCVS phải thành lập chính đảng của mình, thiết lập nền chuyên chính vô sản, đoàn kết các lực lượng công nhân trên toàn thế giới; sử dụng bạo lực CM và kêu goi quần chúng tham gia.

Trường THPT THÁI HÒA H/S NGÔ NGUYỄN VIỆT HOÀNG
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN!
LỚP 10C2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Nguyễn Việt Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)