Bai 37: định luật bảo toàn cơ năng
Chia sẻ bởi trần thị thư |
Ngày 25/04/2019 |
86
Chia sẻ tài liệu: bai 37: định luật bảo toàn cơ năng thuộc Vật lý 10
Nội dung tài liệu:
Giáo án dự giảng
Bài 37: Tiết 53: Định luật bảo toàn cơ năng.
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quang Hiền
Giáo sinh thực tập: Trần Thị Thư
Lớp thực tập: 10A2
Tiết 1, thứ 5 ngày 20 tháng 2 năm 2014
Mục tiêu.
Kiến thức.
Viết công thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong trường trọng lực.
Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng trong trường trọng lực.
Viết công thức tính cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi dưới tác dụng của lò xo.
Phát biểu đinh luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp vật chuyển động trong trường hợp lực đàn hồi.
Viết được biểu thức tính công của lực không phải lực thế.
Kĩ năng.
Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải bài toán vật lý.
Chuẩn bị.
Giáo viên.
Hình ảnh ví dụ về sự chuyển hóa từ động năng sang thế năng.
Học sinh.
Kiến thức về động năng và thế năng.
Công thức tính công thông qua động năng và thế năng.
Ổn định lớp học.
Giáo viên kiểm tra sĩ số, vệ sinh , nề nếp của học sinh. Ổn định trật tự lớp học.
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Viết công thức tính động năng, thế năng của một vật và công do trọng lực trong trường hợp thả rơi tự do một vật khối lượng m qua hai vị trí A, B ứng với độ cao tại đó có vận tốc tương ứng ?
Câu 2: Viết công thức tính thế năng đàn hồi của một vật nặng khối lượng m được gắn vào đầu của con lắc lò xo?
Tiến trình dạy học.
Trong quá trình chuyển động, động năng và thế năng của vật trong trọng trường liên tiếp thay đổi. Vậy trong quá trình chuyển động hai đại lượng này có mối liên hệ với nhau như thế nào?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Đưa ra tình huống, phát biểu nhiệm vụ.
+ Thí nghiệm:Sử dụng con lắc đơn gồm một vật nhỏ khối lượng m treo ở đầu một sợi dây không giãn chiều dài l. Đưa vật lên môt độ cao xác định rồi thả cho vật chuyển động tự do.
? Trong quá trình vật chuyển động thì động năng và thế năng của vật thay đổi như thế nào?
KL: Các em đã thấy trong quá trình chuyển động của vật, khi thế năng giảm thì động năng tăng và ngược lại. Nhưng liệu tổng động năng và thế năng của vật có thay đổi không?Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
+ Quan sát thí nghiệm.
TL: Khi vật đi xuống thì thế năng giảm và động năng tăng.Khi vật đi lên thì ngược lại.
+ HS chú ý phát hiện vấn đề và hiểu được nhiệm vụ của bài học.
+ HS ghi nội dung bài vào vở.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.
+ Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm cơ năng.Cơ năng của vật được tính bằng tổng động năng và thế năng của vật.
Kí hiệu: W=Wđ+Wt.
Đơn vị: Jun (J).
+ Với khái niệm trên, chúng ta cùng xét xem cơ năng của vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì thế nào?Các em cùng nghiên cứu phần a)Trường hợp trọng lực.
+ Các em xét bài toán sau:thả một vật khối lượng m rơi tự do qua vị trí A và B tương ứng với các độ cao z1,z2.Tại đó vật có vận tốc tương ứng là 1, 2.
a)Động năng và thế năng của vật thay đổi như thế nào?
b)So sánh cơ năng của vật tại vị trí A và B?
Hướng dẫn để HS trả lời được câu b
? Quan hệ giữa công của trọng lực và độ biến thiên động năng như thế nào?
? Quan hệ giữa công của trọng lực và độ giảm thế năng?
? So sánh hai công thức tính công?So sánh cơ năng của vật tại hai vị trí A và B?
? Từ kết quả bài toán em có nhận xét gì ?
+ Kết luận lại và yêu cầu HS đứng lên đọc lại kết luận trong SGK: trong quá trình chuyển động, nếu vật chỉ chịu tác dụng của lực thế thì động năng có thể chuyển thành thế năng và ngược lại, và cơ năng của vật được bảo toàn theo thời gian.
+ Ghi bài
-HS trả lời được thế năng của vật giảm và động năng của vật tăng.
+ A12=Wđ2-Wđ1
Bài 37: Tiết 53: Định luật bảo toàn cơ năng.
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quang Hiền
Giáo sinh thực tập: Trần Thị Thư
Lớp thực tập: 10A2
Tiết 1, thứ 5 ngày 20 tháng 2 năm 2014
Mục tiêu.
Kiến thức.
Viết công thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong trường trọng lực.
Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng trong trường trọng lực.
Viết công thức tính cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi dưới tác dụng của lò xo.
Phát biểu đinh luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp vật chuyển động trong trường hợp lực đàn hồi.
Viết được biểu thức tính công của lực không phải lực thế.
Kĩ năng.
Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải bài toán vật lý.
Chuẩn bị.
Giáo viên.
Hình ảnh ví dụ về sự chuyển hóa từ động năng sang thế năng.
Học sinh.
Kiến thức về động năng và thế năng.
Công thức tính công thông qua động năng và thế năng.
Ổn định lớp học.
Giáo viên kiểm tra sĩ số, vệ sinh , nề nếp của học sinh. Ổn định trật tự lớp học.
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Viết công thức tính động năng, thế năng của một vật và công do trọng lực trong trường hợp thả rơi tự do một vật khối lượng m qua hai vị trí A, B ứng với độ cao tại đó có vận tốc tương ứng ?
Câu 2: Viết công thức tính thế năng đàn hồi của một vật nặng khối lượng m được gắn vào đầu của con lắc lò xo?
Tiến trình dạy học.
Trong quá trình chuyển động, động năng và thế năng của vật trong trọng trường liên tiếp thay đổi. Vậy trong quá trình chuyển động hai đại lượng này có mối liên hệ với nhau như thế nào?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Đưa ra tình huống, phát biểu nhiệm vụ.
+ Thí nghiệm:Sử dụng con lắc đơn gồm một vật nhỏ khối lượng m treo ở đầu một sợi dây không giãn chiều dài l. Đưa vật lên môt độ cao xác định rồi thả cho vật chuyển động tự do.
? Trong quá trình vật chuyển động thì động năng và thế năng của vật thay đổi như thế nào?
KL: Các em đã thấy trong quá trình chuyển động của vật, khi thế năng giảm thì động năng tăng và ngược lại. Nhưng liệu tổng động năng và thế năng của vật có thay đổi không?Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
+ Quan sát thí nghiệm.
TL: Khi vật đi xuống thì thế năng giảm và động năng tăng.Khi vật đi lên thì ngược lại.
+ HS chú ý phát hiện vấn đề và hiểu được nhiệm vụ của bài học.
+ HS ghi nội dung bài vào vở.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.
+ Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm cơ năng.Cơ năng của vật được tính bằng tổng động năng và thế năng của vật.
Kí hiệu: W=Wđ+Wt.
Đơn vị: Jun (J).
+ Với khái niệm trên, chúng ta cùng xét xem cơ năng của vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì thế nào?Các em cùng nghiên cứu phần a)Trường hợp trọng lực.
+ Các em xét bài toán sau:thả một vật khối lượng m rơi tự do qua vị trí A và B tương ứng với các độ cao z1,z2.Tại đó vật có vận tốc tương ứng là 1, 2.
a)Động năng và thế năng của vật thay đổi như thế nào?
b)So sánh cơ năng của vật tại vị trí A và B?
Hướng dẫn để HS trả lời được câu b
? Quan hệ giữa công của trọng lực và độ biến thiên động năng như thế nào?
? Quan hệ giữa công của trọng lực và độ giảm thế năng?
? So sánh hai công thức tính công?So sánh cơ năng của vật tại hai vị trí A và B?
? Từ kết quả bài toán em có nhận xét gì ?
+ Kết luận lại và yêu cầu HS đứng lên đọc lại kết luận trong SGK: trong quá trình chuyển động, nếu vật chỉ chịu tác dụng của lực thế thì động năng có thể chuyển thành thế năng và ngược lại, và cơ năng của vật được bảo toàn theo thời gian.
+ Ghi bài
-HS trả lời được thế năng của vật giảm và động năng của vật tăng.
+ A12=Wđ2-Wđ1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: trần thị thư
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)