Bài 37. Địa lí các ngành giao thông vận tải

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mai | Ngày 19/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Bài 37. Địa lí các ngành giao thông vận tải thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

ĐỊA LÝ KT - XH VIỆT NAM
GVHD: TS. Phạm Thị Xuân Thọ
NTH: Nhóm 2 – 4B
CÂU HỎI
Nhận xét vai trò
của các tuyến
đường giao thông
đường bộ quan
trọng của Việt
Nam?
Mạng lưới đường ô tô nước ta có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng của đất nước.
Có hai đầu mối giao thông đường bộ lớn nhất ở hai đầu của đất nước ( Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh) với các tuyến tỏa ra nhiều hướng.

MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ QUAN TRỌNG
1. Quốc lộ 1A:
Chạy suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau), với chiều dài là 2.300 km.
Là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta.
Tuyến đường nối 6/7 vùng kinh tế của nước ta ? Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển kinh tế các vùng, dễ dàng thông thương giữa Bắc và Nam.
Ở phía Bắc, các tuyến đường số 2, 3, 5, 6, 32 hội tụ với đường số 1 ở đầu mối giao thông vận tải Hà Nội.
Đường 18 gặp QL 1 ở Bắc Ninh.
Đường 10 gặp QL 1 ở Ninh Bình.
Đường 4 gặp QL 1 ở Lạng Sơn.
Dọc Bắc Trung Bộ, về phía Tây có đường 15 chạy song song với đường số 1. Xuyên Tây Nguyên có đường 14. Hai tuyến đường này cùng với đường số 1 nối các tuyến đường ngang( đường 7, 8, 9, 19, 26) tạo thành một mạng lưới đường thuận lợi nối vùng duyên hải với vùng núi cao nguyên.
Ở cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh, quốc lộ 1 nối với các tuyến đường bộ quan trọng: đường 13, 51, 20, 22.

Tuyến đường đi qua các vùng giàu tài nguyên khoáng sản, các đồng bằng phì nhiêu
? Thuận lợi trong việc khai thác các thế mạnh về nguồn tài nguyên khoáng sản, chuyên chở nguyên vật liệu từ các vùng đến các trung tâm công nghiệp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội...giữa các vùng trên lãnh thổ.
2. Đường Hồ Chí Minh:
Là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ 2 của nước ta, với tổng chiều dài là 3167 km, chạy qua 30 tỉnh.
Giai đoạn 1: Làm đường từ Hòa Lạc (Hà Nội) tới Bến Cát (Bình Phước), dài 1700 km.
Giai đoạn 2: Kéo dài từ Hòa Lạc đến Cao Bằng và ở phía Nam từ Bến Cát qua Tân Thanh - Tam Nông gặp quốc lộ 80 ở Hòn Đất (Kiên Giang),đường Hồ Chí Minh kéo dài đến Cà Mau.
Giai đoạn 3: trong tương lai (2010-2020)hoàn chỉnh tuyến đường và dự kiến từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
Đây là tuyến đường có ý nghĩa về mặt kinh tế và quốc phòng rất lớn:
Quốc phòng: là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược từ Bắc vào Nam, qua miền Trung Việt Nam, Hạ Lào và Campuchia.
? Cung cấp vũ khí, binh lực cho quân giải phóng miền Nam trong 16 năm thời kì chiến tranh (1959 - 1975).
Kinh tế: là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của vùng phía Tây của đất nước.

QL
6
QL
2
QL
3
QL
4
QL
32
QL
279
QL
37
Miền núi trung du
phía Bắc
I. TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC
1. Quốc lộ 6:
Chạy từ Hà Nội đến Lai Châu với chiều dài 522 km, qua 4 tỉnh Hà nội, Hoà Bình, Sơn La và Điện Biên.
Là con đường gần như độc đạo nối Hà Nội với vùng Tây Bắc rộng lớn.
Là trục kinh tế chính của Tây Bắc, là tuyến đường bộ thuận lợi nhất từ đồng bằng sông Hồng lên miền đất phía Tây Bắc.
? Có ý nghĩa sống còn với toàn vùng Tây Bắc cả về kinh tế, chính trị và văn hóa.


Kinh tế:
Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh Tây Bắc.
Xã hội:
Góp phần phân công lại LĐ giữa ĐBSH và Tây Bắc.
Chính trị:
Nối các cơ quan đầu não ở Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc.
2. Quốc lộ 2:
Chạy từ Phủ Lỗ ( Hà Nội ) đến cửa khẩu Thanh Thủy ( Hà Giang ), qua 5 tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Giang với chiều dài 313 km.
Đây là tuyến đường cắt ngang qua các vùng giàu tài nguyên và các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
Tuyến đường tạo nên mối liên hệ kinh tế giữa miền ngược và miền xuôi.
3. Quốc lộ 3:
Chạy từ Hà Nội qua Thái Nguyên, Bắc Cạn, rồi đến cửa khẩu Tà Lùng( Cao Bằng) và thông sang Trung Quốc.
Chiều dài là 343 km.
. Đường này qua Thái Nguyên- thành phố của công nghiệp gang thép, trung tâm kinh tế , văn hoá quan trọng nhất của vùng cách mạng Việt Bắc trước đây, đó là tuyến đường thông thương giữa Việt Bắc và đồng bằng sông Hồng
? Thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa đồng bằng và miền núi Đông Bắc.
4. Quốc lộ 4:
Là tuyến đường chạy song song với biên giới Việt Trung từ cao nguyên Đồng văn ( Hà Giang ) qua Cao bằng, Lạng Sơn, Móng Cái đến Mũi Ngọc ( Quảng Ninh).
Đây là tuyến đường biên giới quan trọng, nối liền các thị xã cửa khẩu.
Tuyến đường chiến lược đối với biên giới phía Bắc, đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế của các vùng trên quốc lộ.
Tuy nhiên, do địa hình đèo dốc hiểm trở nên vai trò còn hạn chế.
5. Quốc lộ 32:
Hà Nội - Sơn Tây, sau đó qua các huyện phía tây Phú Thọ, dọc sườn tây của dãy Hoàng Liên Sơn qua Nghĩa Lộ ,Than Uyên, tới Bình Lư ( Lai Châu), gặp đường 40 về Lào Cai ,với chiều dài 404 km.
Là tuyến quốc lộ huyết mạch trong việc lưu thông của các huyện nằm xa huyện lỵ của các tỉnh chạy qua.
Tuyến đường nối hai phần hữu ngạn và tả ngạn của lưu vực sông Đà.
6. Quốc lộ 279:
Chạy từ Hà Khẩu (Quảng Ninh) đến tận cửa khẩu Tây Trang (Lai Châu), qua các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La và Lai Châu.
Tuyến đường chạy theo hướng Đông - Tây dài nhất nước ta: 623 km. Là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng (vì hai đầu tuyến là hai cửa khẩu).
Do chạy qua nhiều tỉnh trung du miền núi phía Bắc nên thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế văn hóa giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
7. Quốc lộ 37:
Là tuyến đường chạy theo hướng Đông - Tây, có tổng chiều dài là 465 km.
Tuyến đường bắt đầu từ thị trấn Sao Đỏ ( Chí Linh - Hải Dương), trê quốc lộ 18, sau đó qua Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái và kết thúc ở Mộc Châu ( Sơn La), trên QL 6.
Là tuyến đường liên tỉnh của vùng Đông Bắc- Tây Bắc, có ý nghĩa về kinh tế, quốc phòng rất rõ nét.
II. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1. Quốc lộ 5:
Chạy từ ngã ba Cầu Chui (Hà Nội) đến cảng Chùa Vẽ
(Hải Phòng) với chiều dài 106 km.
Tuyến đường nối cảng tổng hợp lớn nhất phía Bắc với Thủ đô, đi qua thành phố Hải Dương. ? Thuận lợi cho việc trao đổi, xuất khẩu hàng hóa của các tỉnh trong vùng
Là trục kinh tế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Là hành lang kinh tế có ý nghĩa thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn vùng ? Điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các khu CN tập trung, công nghệ cao
.
2. Quốc lộ 18:
Chạy từ Nội Bài đến cầu Bắc Luân (thị xã Móng Cái, Quảng Ninh) với chiều dài là 342 km.
Đây là một trong những tuyến đường giao thông trọng yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Chạy qua các khu công nghiệp tập trung Bắc Thăng Long, các trung tâm công nghiệp năng lượng của rìa phía Bắc đồng bằng sông Hồng ( than, nhiệt điện...)
==> Tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, trao đổi nguyên liệu, sản phẩm giữa các khu công nghiệp.
3. Quốc lộ 10:

Tuyến đường bắt đầu từ ngã ba Biểu Nghi (Quảng Ninh) qua Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định rồi qua các huyện duyên hải của Nam Định, Thanh Hóa.
Tuyến đường này đi qua vùng lúa gạo trù phú và dân cư đông đúc bậc nhất của đồng bằng sông Hồng ? Là tuyến đường quan trọng cho sự phát triển kinh tế vùng duyên hải đồng bằng sông Hồng.




4. Quốc lộ 21:
Chạy từ thị xã Sơn Tây chạy qua rìa phía Tây của đồng bằng sông Hồng, qua Xuân Mai, Phủ Lí đến Nam Định và kết thúc ở cảng Hải Thịnh (Nam Định).
? Điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh trong vùng tạo nguồn hàng phục vụ cho xuất khẩu và tăng thu nhập. (nhất là các mặt hàng lương, thực phẩm của ĐBSH).
5. Quốc lộ 39:
Tuyến đường đi từ Phố Nối (Hưng Yên) đến cảng Diêm Điền (Thái Bình) qua đường 5. Là tuyến đường đi qua các tỉnh trọng điểm lúa của ĐBSH.
Điều chỉnh, phân bố lại dân cư, LĐ.
Đặc biệt là sự gắn kết các tuyến đường vành đai của Hà Nội.
III. BẮC TRUNG BỘ
1. Quốc lộ 15:
Bắt đầu từ Ngã ba Tòng Đậu (Hòa Bình) tới thị trấn Cam Lộ (Quảng Trị), với chiều dài 706 km.
Là tuyến đường có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, giao lưu kinh tế phần phía Tây của các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Là phần đường quan trọng của đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mĩ.
2. Quốc lộ 7:
Chạy từ thị trấn Diễn Châu đến cửa khẩu Nậm Cắn (huyện Kì Sơn, Nghệ An) với chiều dài 225 km.
Từ đây có thể sang được Thượng Lào tới tận Luông Pha Bang.
Đây là một trong những tuyến đường ra biển quan trọng nhất của các tỉnh thuộc Đông Bắc Lào.
3. Quốc lộ 8:
Chiều dài là 85 km, đi từ Ngã ba Vọt
(Hà Tĩnh) đến cửa khẩu Cầu Treo ( Hà Tĩnh).
Từ đây có thể sang được Trung Lào, Viên Chăn ? Điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước láng giềng.
Đây cũng là� tuyến đường đi ra biển quan trọng của Lào ? thuận lợi cho việc trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa.
4. Quốc lộ 9:
Chiều dài là 83 km, đi từ thị xã Đông Hà đến cửa khẩu Lao Bảo và có thể sang tới Hạ Lào và cả Thái Lan.
Nối liền Trung Lào và Hạ Lào với các cảng thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Là tuyến đường ngang quan trọng hàng đầu nối Lào với biển Đông.
Tạo mối liên kết, giao lưu giữa Việt Nam với Lào, Thái Lan.
IV. DUYÊN HẢI NTB VÀ TÂY NGUYÊN
1. Quốc lộ 14:
Có tổng chiều dài là 890 km, đi từ Quảng Trị qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Daklak và kết thúc ở Bình Phước.
QL 14 chạy song song với QL 1 từ phía Nam tỉnh Quảng Nam đến Đông Nam Bộ.
QL 14 chạy dọc các vùng núi và cao nguyên phía Tây sát biên giới Lào, Campuchia. Chạy qua toàn bộ vùng Tây Nguyên giàu tiềm năng và nơi cư trú của đồng bào ít người.
Là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội nhất là về an ninh quốc phòng.
Nối liền giữa các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ? thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm, trình độ KHKT và kinh nghiệm sản xuất.
Điều kiện để giao lưu các phong tục văn hóa của các dân tộc thiểu số.
3. Quốc lộ 19:
Chiều dài toàn tuyến là 247 km, nối cảng Quy Nhơn với Pleicu qua cửa khẩu Lệ Thanh nối với vùng Đông Bắc Campuchia.
Đây là tuyến đường huyết mạch nối liền Tây Nguyên với Duyên hải Miền Trung ? Điều kiện để giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa sản phẩm giữa hai vùng.
Đây cũng là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các tỉnh của Lào, Campuchia.
Quốc
lộ
19
nối
cảng
Qui
Nhơn
với
Pleicu
3. Quốc lộ 25:
Chiều dài 180 km, đi từ thị xã Tuy Hòa (Phú Yên) dọc theo thung lũng sông Ba và sông A.Yun đến Gia Lai.
? Thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, xã hội giữa hai tỉnh.
Tuyến đường là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên.
4. Quốc lộ 26:
Chiều dài 151 km, chạy từ thị trấn Ninh Hòa (Khánh Hòa) đến Ban Mê Thuột (Daklak).
Là con đường nối phần Nam cao nguyên với cảng biển ở Trung Bộ.
? Tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp.
5. Quốc lộ 20:
Chiều dài 268 km, xuất phát từ ngã ba Dầu Giây ( Đồng Nai )trên QL1 vươt� qua các cao nguyên Di Linh, lâm Viên tới thành phố Đà Lạt,từ Đà Lạt theo QL 27 đến được thị xã Phan Rang ( Ninh Thuận).
? Tạo điều kiện trong việc trao đổi hàng hóa, sản phẩm giữa hai tỉnh Đồng Nai - Lâm Đồng nói riêng và vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên nói chung.
Đây là con đường du lịch, nối tp HCM với tp Đà Lạt và tp biển Nha Trang.
? Thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng phát triển.
V. ĐÔNG NAM BỘ
1. Quốc lộ 51:
Chiều dài 86 km, đi từ Biên Hòa tới Vũng Tàu.
Là tuyến đường quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, xuyên suốt tam giác tăng trưởng kinh tế phía Nam
( HCM - BH -VT).
Đây không chỉ là tuyến đường du lịch tấp nập nối tp. Hồ Chí Minh với khu nghỉ mát tốt nhất Nam Bộ (Vũng Tàu) mà còn là nơi thu hút nhiều công trình công nghiệp trọng điểm.
2. Quốc lộ 13:
Đi từ Vĩnh Bình (TP. Hồ Chí Minh) qua Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Lộc Ninh đến cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước).
Chiều dài là 142 km.
? Tuyến đường thuận lợi cho việc cung cấp hàng hóa phục vụ xuất khẩu ? Thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
Quốc
lộ 13
3. Quốc lộ 22:
Chiều dài 82km, từ ngã ba Thủ Đức đi cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) tiếp qua Xoay Riêng nối với Phnompenh.
Đây là đường xuyên Á qua địa phận Việt Nam ? thúc đẩy việc giao lưu kinh tế, xã hội với các nước.
Là tuyến giao thông huyết mạch trong mối quan hệ giao lưu kinh tế xã hôi giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.

VI. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1. Quốc lộ 80:
Chiều dài 213 km từ phía Nam cầu Mỹ Thuận qua thị xã Vĩnh Long, thị xã Sa Đéc, thị xã Long Xuyên, thị xã Rach Giá đến Hà Tiên và kết thúc ở cửa khẩu Xà Xia ( biên giới Việt - Campuchia).
Đây là đường nối liền vùng biển phía Tây Nam giàu hải sản và một phần tứ giác Long Xuyên - vùng lúa hàng hóa.
2. Quốc lộ 91:
Chiều dài là 142 km, đi từ thành phố Cần Thơ chạy dọc phía Nam sông Hậu qua Long Xuyên, Châu Đốc và kết thúc ở cửa khẩu Hữu Nghị Quan trên biên giới Việt Nam - Campuchia.
Tuyến đường góp phần tạo ra hệ thống giao thông liên hoàn, là trục chính quan trọng nối từ Tây Bắc xuống Tây Nam tp. Cần Thơ.
Trong tương lai, khi huyện Phong Điền hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thành quận nội thành thì tuyến đường này sẽ có vị thế là trục phố chính của trung tâm thành phố.
Quốc lộ 91 là đường vành đai phía Tây của nội thành tp. Cần Thơ.
Có vai trò là trục kết nối các tuyến giao thông quan trọng ở bờ Tây sông Hậu( QL 1A, QL 91).
? Góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông ở thành phố trung tâm ĐBSCL, tạo thêm động lực thúc đẩy sự phát triển KT - XH của toàn vùng.
3. Quốc lộ 30:
Chiều dài là 121 km.
Chạy từ ngã ba An Hữu ( Tiền Giang) chạy dọc theo sông Tiền qua thị xã Cao Lãnh, thị trấn Hồng Ngự đến vịnh Bà ( biên giới Việt Nam - Campuchia).
Ngoài có ý nghĩa trong việc giao lưu kinh tế của các tỉnh trong vùng, đây còn là tuyến đường có ý nghĩa về mặt quốc phòng.
4. Quốc lộ 60:
Chiều dài 127 km.
Chạy từ ngã ba Trung Lương, tp. Mĩ Tho qua phà Rạch Miễu đến thị xã Bến Tre qua phà Hàm Luông đến huyện Mỏ Cày, cuối cùng là đi tới Nam Căn ( Cà mau).
Đây là tuyến đường liên tỉnh quan trọng của các tỉnh ở ĐBSCL.
? Thúc đẩy việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh duyên hải ĐBSCL.
NTH: nhóm 2- lớp 4B
Vi Thu Hằng
Phạm Thị Hồi
Lê Thị Hường
Nguyễn Thị Mai
Lê Thị Thuỷ
Cảm ơn Cô và các bạn
đã quan tâm theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)