Bài 37. Địa lí các ngành giao thông vận tải

Chia sẻ bởi Lê Nguyễn Thảo Quỳnh | Ngày 19/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Bài 37. Địa lí các ngành giao thông vận tải thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Địa lí các ngành giao thông vận tải
Thực hiện: Nhóm 3 lớp 10A5
Giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất
Đặc biệt là vận tải đường biển. Vận tải đường biển  ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. 


Ưu điểm của ngành này là có khả năng vận chuyển hàng hóa nặng trên những tuyến đường quốc tế khá dài, khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn, giá thành rẻ, ngoài ra còn giúp thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế giữa các khu vực trên thế giới
Bên cạnh đó vận tải đường biển cũng có một số nhược điểm: vận tải đường biển còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tốc độ thấp và còn đe dọa gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, ngành vận tải đường biển đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới. Khoảng 1/2 khối lượng hàng vận chuyển là dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ.

2/3 số hải cảng nằm ở hai bên bờ Đại Tây Dương. Rôt-tec-đam (Hà Lan), Mác-xây (Pháp), Niu Iooc và Phi-la-đen-phi-a (Hoa Kì) là các cảng lớn nhất thế giới.
Cảng Marseille (Pháp)
Cảng New York (Hoa Kì)
Ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, hoạt động hàng hải ngày càng sầm uất. Singapore có lượng hàng qua cảng lớn nhất thế giới (năm 2004), Trung Quốc có 7/10 cảng lớn thế giới (năm 2004)

Hiện nay thế giới đang phát triển mạnh các cảng container

Các kênh nối biển được xây dựng như kênh Xuy-ê, kênh Pa-na-ma, kênh Ki-en để rút ngắn khoảng cách vận tải trên biển

Các đội tàu buôn trên thế giới tăng lên. Nhật Bản, Li-bê-ri-a, Pa-na-ma,… là những nước có đội tàu buôn lớn
Kênh Xuy - ê
Với lợi thế về vị trí địa lý, vận tải biển là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong số lĩnh vực vận tải công nghiệp ở Việt Nam. Từ nhiều năm nay, lượng hàng hóa thông qua cảng biển và kim ngạch xuất nhập khẩu chủ yếu thông qua đường biển tăng trưởng đạt mức trên dưới 20% là điều khẳng định vai trò của vận tải biển đối với sự phát triển thương mại của đất nước.
Năm 2014, các lĩnh vực hoạt động hàng hải của Việt Nam đều tăng trưởng. Trong đó, điểm sáng là tăng trưởng sản lượng hàng thông qua các cảng biển và tăng số lượng tàu vận tải container tuyến nội địa.

Năm 2015, tổng sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam phấn đấu đạt 407 triệu tấn, tăng 10% so với năm 2014. Trong đó, hàng container dự kiến tăng 13% đạt 11,5 triệu TEUs. Các chỉ tiêu khác trong khai thác cảng biển phấn đấu tăng hơn so với năm 2014.  
Điểm sáng của vận tải biển Việt Nam năm 2014 là số lượng tàu container vận tải nội địa đã tăng từ 19 lên trên 30 tàu, đảm nhận được gần như 100% lượng hàng vận tải biển tuyến nội địa.
Một tàu container của Việt Nam
Tuy vậy, vận tải biển nội địa vẫn đang đối mặt với khó khăn do lượng hàng thấp hơn năng lực vận tải của đội tầu, giá cước thấp và mất cân đối hàng hóa vận tải biển giữa hai chiều Bắc – Nam. Sản lượng hàng vận tải biển chiều từ Bắc vào Nam chỉ bằng 60% so với sản lượng hàng vận tải biển chiều từ Nam ra Bắc. Hiện nay, vận tải biển mới đạt gần 19% thị phần vận tải của các phương thức vận tải. Vận chuyển hành khách bằng đường biển gần như không đáng kể. Tỷ trọng này chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vận tải biển.
Các cảng biển lớn ở nước ta: Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, thành phố Hồ Chí Minh,…
Cảng Hải Phòng
Cảng Đà Nẵng
Địa lí các ngành giao thông vận tải
Thực hiện: Nhóm 3 lớp 10A5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Nguyễn Thảo Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)