Bài 37. Địa lí các ngành giao thông vận tải

Chia sẻ bởi Phạm Hữu Cao | Ngày 19/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Bài 37. Địa lí các ngành giao thông vận tải thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
VI. ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
NHÓM 4
Đặc điểm

Ưu điểm
+ Có tốc độ vận cao nhất, không phụ thuộc địa hình
+ Nguy cơ bị tai nạn thấp hơn so với các ngành giao thông vận tải khác
+ Đảm bảo độ an toàn cho hàng hóa và điều kiện di chuyển không bị sốc
Nhược điểm
+ Cước vận tải hàng không rất cao
+ Ô nhiễm môi trường


+ Cần có vốn đầu tư lớn
+ Có sự hạn chế về khối lượng trở hàng
Đặc điểm

Đặc điểm phân bố


Phân bố tại các cường quốc hàng không(Hoa Kì, Anh, Pháp, Đức, Nga), các tuyến sầm uất: xuyên Đại Tây Dương, tuyến nối Hoa Kì với châu Á-Thái Bình Dương


Ngành Hàng không tại Việt Nam
50 triệu là tổng lượng hành khách mà các hãng hàng không Việt Nam đã vận chuyển trong 11 tháng trong năm 2018 vừa qua, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, hàng không Việt cũng đã vận chuyển gần 400.000 tấn hàng hóa, tăng 26% so với cùng kỳ.

Hiện có 68 hãng hàng không nước ngoài từ 25 quốc gia/ vùng lãnh thổ đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Nếu tính cả các hãng hàng không nước ngoài, thị trường hàng không Việt phục vụ tổng cộng khoảng 71,4 triệu khách, tăng 15% so với năm 2017.
Hiện Việt Nam có 4 hãng hàng không đang khai thác là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific Airlines và VASCO. Hai hãng có thị phần lớn nhất vẫn là Vietnam Airlines và Vietjet Air.
Ngành Hàng không tại Việt Nam

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo Việt Nam sẽ là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới và nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á:
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, tăng trưởng khách du lịch hàng không tại Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á. Trong đó giai đoạn 2016-2021, Việt Nam có tăng trưởng kép ở mức 17,4% so với trung bình Asean là 6,1%. Dự đoán của tổ chức này cũng chỉ ra mức tăng trưởng 2016-2026 của Việt Nam thậm chí còn cao hơn 20%.
TAI NẠN NGÀNH HÀNG KHÔNG
TAI NẠN NGÀNH HÀNG KHÔNG
NGÀNH HÀNG KHÔNG VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG


Ngành hàng không cũng như các loại hình vận tải phục vụ khác đều vận hành bằng động cơ và tiêu thụ nhiên liệu. Việc vận hành động cơ máy bay của các chủng loại máy bay dân dụng, máy bay quân sự hoặc thậm chí ngay cả khinh khí cầu đều phải giải phóng năng lượng.
Chúng ta có thể kể đến các chất như muội than, những chất gây ô nhiễm khác được thải ra không khí gây nên “hiệu ứng nhà kính”. Đại đa số các máy bay đều sử dụng động cơ van đẩy đốt xăng, sản phẩm sinh ra sau phản ứng cháy có chứa chì tetra-ethyl (TEL) và có thể gây ô nhiễm đất ở khu vực sân bay. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, các động cơ sẽ gây ra phản ứng đốt tạo ra Cacbon dioxit với số lượng lớn.
Hiện nay, tại rất nhiều quốc gia và khu vực, hàng không là lĩnh vực làm gia tăng nhanh nhất sự phát xạ Cacbon dioxit. Theo Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (gọi tắt là IPCC) đã đánh giá: Vào năm 2050, ngành hàng không sẽ thải ra 4% tổng lượng khí CO2 mà con người thải ra và làm tăng thêm 13% lượng ozone tập trung do các máy bay phản lực gây nên.
Tại Việt Nam, Jetstar Pacific và Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác việc thực hiện Chương trình giảm hiệu ứng nhà kính (Jetstar Pacific Carbon offset programme). Thông qua thỏa thuận này, Jetstar Pacific nhằm kêu gọi hành khách góp phần tự nguyện vào Quỹ giảm thiểu khí Carbon do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam quản lý.
So với những năm 60 của thế kỷ trước, các loại máy bay và động cơ máy bay hiện nay đã khắc phục được “độ sạch” hơn tới 70% và “độ ồn” 75%. Nhưng, tất cả vẫn chưa dừng lại ở đó, vấn đề này đã và đang được tiếp tục nghiên cứu với mong muốn tạo ra một sản phẩm hoàn toàn thân thiện với môi trường.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hữu Cao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)