Bài 37. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

Chia sẻ bởi Lâm Văn Đang | Ngày 25/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài 37. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Trường: THPT Nguyễn Minh Quang Họ và tên Gsh: Lâm Văn Đang MSSV: 1080265
Lớp: 10T5 Môn: Vật Lí Họ và tên GVHD: Phạm Thanh Thủy
Tiết thứ: 1
Ngày 21 tháng 03 năm 2012
Bài 37. CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức cơ bản
+ Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
+ Biết được phương, chiều và độ lớn của lực căng bề mặt.
+ Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng bề mặt.
- Kỹ năng
+ Giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong đời sống có liên quan đến hiện tượng căng bề mặt.
+ Vận dụng được công thức tính lực căng mặt ngoài của chất lỏng để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
Diễn giảng, đọc sách, thảo luận nhóm, vấn đáp.
2. Phương tiện
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết bài giảng, bảng vẽ sẵn.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Vì sao các hạt nước mưa khi rơi từ trên xuống lại có dạng hình cầu? Cái kim khâu hoặc lưỡi dao cạo râu có thể nổi trên mặt nước khi đặt nó nằm ngang, nhưng lại bị chìm vào trong nước khi đặt nó nằm nghiêng? Tại sao con nhện nước lại có thể nổi trên mặt nước? Vì sao cây cối có thể tự hút được nước và chất khoáng để phát triển..v.v.. Còn rất nhiều câu hỏi vì sao và tại sao liên quan đến các hiện tượng bề mặt của chất lỏng, để có trả lời tất cả các câu hỏi này sau khi học xong bài học hôm nay, chúng ta có thể có đủ kiến thức và cơ sở để lí giải. Bài 37. CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG.
3. Dạy bài mới
Nội dung lưu bảng
Thời
gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

Bài 37. CÁC HIỆN TƯỢNG BỂ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
I – Hiện tượng bề mặt của chất lỏng
1. Thí nghiệm
a/ Tiến hành thí nghiệm
b/ Nhận xét



































(Nhận xét: Trên bề mặt chất lỏng tồn tại lực căng bề mặt.

























2. Lục căng bề mặt
a/ Thí nhiệm





























( Kết luận: Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó:
f = σ l


- Trong đó σ là hệ số căng bề mặt, có đơn vị N/m.






b/ Xác đinh hệ số căng bề mặt bằng thí nghiệm.
- Xem bài 40 SGK Vật lí 10.
- Công thức tính hệ số căng bề mặt:










3. Ứng dụng
- SGK




- Để biết được bề mặt của chất lỏng có tính chất gì chúng ta sẽ đi làm thí nghiệm.
- Có lẻ em nào cũng biết trò chơi thổi bong bóng xà phòng đúng không? Bây giờ thầy cho các em chơi trò chơi thổi bong bóng xà phòng, thầy mời 2 em lên đây em nào thổi được bong bóng lớn hơn sẽ thắng.
- Tại sao bong bóng xà phòng không bị vỡ? Bây giờ các em quan sát thầy làm thí nghiệm.
- Sau khi thầy chọc thủng màng xà phòng bên trong vòng dây chỉ, các em quan sát thấy vòng dây chỉ có hình gì?
<> Quan sát chúng ta thấy phần màng xà phòng còn đọng trên khung dây có tính chất giống như một màng đàn hồi đang bị kéo căng, nó có xu hướng tự co lại để giảm diện tích tới mức nhỏ nhất có thể.
- Hiện tượng này chứng tỏ điều gì các em?




<> Hiện tượng này chứng tỏ trên bề mặt màng xà phòng có các lực nằm tiếp tuyến với bề mặt màng và kéo nó căng đều theo mọi phương vuông góc với vòng dây chỉ, làm vòng dây chỉ có dạng một đường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Văn Đang
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)