Bài 37. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

Chia sẻ bởi Vũ Tuấn Anh | Ngày 10/05/2019 | 110

Chia sẻ tài liệu: Bài 37. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Phát triển Giáo dục THPT
Mở bài
Mở bài: Mở bài
Tại sao lưỡi dao cạo râu có thể nổi trên mặt nước? Tại sao bề mặt nước ở chỗ tiếp xúc với thành bình không phẳng ngang? Tại sao mức nước trong ống nhỏ lại cao hơn mặt nước bên ngoài ống? I. HT bề mặt
1. Thí nghiệm: 1. Thí nghiệm
Vòng chỉ bị dãn ra thành hình tròn chứng tỏ điều gì? Giải thích: Thí nghiệm
Dây chỉ có dạng hình tròn chứng tỏ trên bề mặt phần màng xà phòng đã có những lực nằm tiếp tuyến với bề mặt màng và kéo nó căng đều theo mọi phương vuông góc với vòng dây chỉ. 2. L/căng b/mặt: 2. Lực căng bề mặt
Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó: latex(f = sigmal) Ở đây: latex(sigma) gọi là hệ số căng bề mặt, đơn vị là N/m. latex(sigma) phụ thuộc vào nhiệt độ: latex(sigma) giảm khi nhiệt độ tăng. Trong thí nghiệm về lực căng bề mặt của chất lỏng, nếu đường kính của vòng chỉ là D thì lực căng bề mặt của chất lỏng tác dụng lên vòng dây là:
A. Latex(F_c = f.piD).
B. Latex(F_c = 2piD).
C. Latex(F_c = f.2piD).
D. Latex(F_c = f.4piD).
3. Đo l/căng b/mặt: 3. Đo lực căng bề mặt
Tính hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng trong trường hợp trên. 4. Ứng dụng: 4. Ứng dụng
II. HT dính ướt
1. Thí nghiệm: 1. Thí nghiệm
2. Ứng dụng: 2. Ứng dụng
III. HT mao dẫn
1. Thí nghiệm: 1. Thí nghiệm
2. Ứng dụng: 2. Ứng dụng
IV. Vận dụng
Bài 1: Bài 1
Các câu sau đây nói về lực căng bề mặt và hệ số căng bề mặt của chất lỏng là đúng hay sai?
A. Hệ số căng bề mặt tuỳ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng và bản chất của chất lỏng.
B. Hệ số căng bề mặt tuỳ thuộc vào chiều dài và đường giới hạn mặt ngoài chất lỏng.
C. Lực căng bề mặt có chiều sao cho lực có tác dụng làm tăng diện tích mặt ngoài của chất lỏng.
D. Lực căng bề mặt làm cho các khối chất lỏng ở trạng thái không trọng lượng có dạng hình cầu.
Bài 2: Bài 2
Một vành khuyên mỏng, nhẹ có đường kính 34mm, đặt nằm ngang và treo vào đầu dưới của một lò xo để thẳng đứng. Nhúng vành khuyên vào một cốc nước, rồi cầm đầu kia của lò xo kéo vành khuyên ra khỏi nước, ta thấy lò xo dãn đến 32 mm. Biết độ cứng của lò xo là 0,005 N/m. Hệ số căng bề mặt của nước là:
A. 0,068 N/m.
B. 0,072 N/m.
C. 0,055 N/m.
D. 0,075 N/m.
Bài 3: Bài 3
Câu nào dưới đây không đúng khi nói về hiện tượng dính ướt của chất lỏng?
A. Vì thuỷ tinh bị nước dính ướt, nên giọt nước nhỏ trên mặt bản thuỷ tinh lan rộng thành hình có dạng bất kỳ.
B. Vì thuỷ tinh bị dính nước dính ướt, nên bề mặt của nước ở sát thành bình thuỷ tinh có dạng khum lõm.
C. Vì thuỷ tinh không bị thuỷ ngân dính ướt, nên giọt thuỷ ngân nhỏ trên mặt bản thuỷ tinh vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực.
D. Vì thuỷ tinh không bị thuỷ ngân dính ướt, nên bề mặt của thuỷ ngân ở sát thành bình thuỷ tinh có dạng mặt khum lõm.
Bài 4: Bài 4
Độ dâng (hoặc độ hạ) của mặt thoáng cột chất lỏng trong ống mao dẫn:
A. Tỉ lệ thuận với khối lượng riêng của chất lỏng.
B. Tỉ lệ thuận với đường kính trong của ống mao dẫn.
C. Tỉ lệ thuận với hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng.
D. Tỉ lệ thuận với chiều dài của ống.
Kết luận
Kết luận: Kết luận
Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống để được các kết luận đúng.
Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng, có phương ||vuông góc|| với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm ||giảm|| diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn ||tỷ lệ thuận|| với độ dài l của đoạn đường đó: ||latex(f = sigma l)|| ở đây hệ số tỷ lệ gọi là ||hệ số căng bề mặt|| và đo bằng đơn vị ||niutơn trên mét (N/m)||. Giá trị của latex(sigma) phụ thuộc ||bản chất|| và ||nhiệt độ|| của chất lỏng: latex(sigma) ||giảm|| khi nhiệt độ tăng. : Kết luận
Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống để được các kết luận đúng.
- Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng ||mặt khum lõm|| khi thành bình bị dính ướt và có dạng ||mặt khum lồi|| khi thành bình không bị dính ướt. - Hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là ||hiện tượng mao dẫn||. Các ống trong đó xảy ra ||hiện tượng mao dẫn|| gọi là ống ||mao dẫn||.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Tuấn Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)