Bài 37. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

Chia sẻ bởi Trần Thị Kim Phượng | Ngày 09/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 37. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Khi nhiệt độ tăng, chiều dài của vật rắn thay đổi như thế nào?
Nhiệt độ tăng, chiều dài tăng.
Độ tăng chiều dài được phụ thuộc những yếu tố nào và được tính bằng công thức gì?
∆l =a l0 ∆t
Công thức nở khối: ∆V = bV0∆t, trong đó b = 3a
Tại sao?
Tại sao?
Hiện tượng căng bề mặt chất lỏng.
Hiện tượng dính ướt _ Hiện tượng không dính ướt.
Hiện tượng mao dẫn.
Quan sát thí nghiệm:
Vòng dây chỉ có hình dạng gì?
Điều đó chứng tỏ điều gì?
Có lực tác dụng lên sợi chỉ.
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỰC CĂNG BỀ MẶT
Lực tác dụng lên vòng dây có phương như thế nào?
Vuông góc đường giới hạn.
Tiếp tuyến với mặt thoáng chất lỏng
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỰC CĂNG BỀ MẶT
Diện tích mặt chất lỏng còn lại có giá trị như thế nào?
Lực căng mặt ngoài có tác dụng như thế nào đối với mặt thoáng chất lỏng?
Làm cho diện tích mặt thoáng giảm.
Thí nghiệm đo hệ số căng bề mặt:
Fcmn
P
Fdh
Thí nghiệm đo hệ số căng bề mặt:
I – HIỆN TƯỢNG CĂNG BỀ MẶT:

ĐẶC ĐIỂM CỦA LỰC CĂNG BỀ MẶT:
Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên mặt chất lỏng luôn:
Có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng.
Có chiều làm giảm diện tích mặt chất lỏng.
Có độ lớn f tỷ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó. f = sl
Với f (N): lực căng mặt ngoài.
s(N/m): hệ số căng mặt ngoài
l(m): chiều dài đường gới hạn
BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Màng xà phòng như hình vẽ, cho xà phòng có hệ số căng bề mặt là σ = 25.10-3 N/m, bán kính vòng tròn trong là 2cm. Tính lực căng bề mặt tác dụng lên vòng dây nhỏ.
Lực căng của một mặt thóang:
F = σ.l = σ.2πR =3.14.10-3(N)
Lực căng tác dụng lên vòng dây:
Fvòng dây = 2F = 6,28.10-3(N)
I – HIỆN TƯỢNG CĂNG BỀ MẶT:

ĐẶC ĐIỂM CỦA LỰC CĂNG BỀ MẶT:
ỨNG DỤNG:

Giọt nước chịu tác dụng của những lực nào?
Trọng lực P và lực căng mặt ngoài fcmn
Khi nào giọt nước bị rơi xuống?
Khi P > fcmn
Fcmn
I – HIỆN TƯỢNG CĂNG BỀ MẶT:

ĐẶC ĐIỂM CỦA LỰC CĂNG BỀ MẶT:
ỨNG DỤNG:
Dù che mưa, xà phòng giặt đồ…
CỦNG CỐ:
Nêu đặc điểm của lực căng mặt ngoài.
Nêu công thức tính lực căng mặt ngoài.
CỦNG CỐ:
Câu nào dưới đây không đúng khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?
Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng có phương vuông góc với đoạn đường này .
Lực căng bề mặt luôn có phương vuông góc với bề mặt chất lỏng.
Lực căng bề mặt luôn có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.
Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng có độ lớn tỷ lệ với độ dài đoạn đường này.
KIỂM TRA
Màng xà phòng như hình vẽ, hệ số căng bề mặt của xà phòng là σ = 25.10-3 N/m, thanh MN dài 30cm.
Tính lực căng bề mặt tác dụng lên thanh MN.
Thanh MN có thể chuyển động được, xác định chiều chuyển động của MN.
M
N
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Kim Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)