Bài 37. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

Chia sẻ bởi Lê Hải Vân | Ngày 09/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 37. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Trường:THPT Nguyễn Công Trứ
Lớp:10A23
Tổ:2
Chào mừng
thầy và các bạn
đến với bài học ngày hôm nay !!
Bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
I.Cấu trúc của chất lỏng:
1/ Mật độ phân tử:
Mật độ phân tử chất lỏng lớn gấp nhiều lần mật độ phân tử chất khí và gần bằng mật độ chất rắn.
2/ Cấu trúc trật tự gần.
 Chất lỏng có cấu trúc
trật tự gần.
 Mỗi phân tử chất lỏng
tương tác với các phân
tử ở gần.
nlỏng  nrắn  nkhí
Mỗi phân tử chất lỏng luôn dao động hỗn độn quanh một vị trí cân bằng xác định, sau
một thời gian nhất định nó
nhảy sang vị trí cân bằng
mới và tiếp tục dao động. Đó chính là chuyển động nhiệt của
chất lỏng.
II.Chuyển động nhiệt của chất lỏng:
Chiếc kẹp giấy
Con nhện nước
Tại sao chúng lại nổi được trên mặt nước ??

 Phải chăng chúng nổi là do lực đẩy acsimet ?

 Lực đẩy Acsimet tác dụng vào 1 vật rắn nhúng trong nó có chiều hướng lên & có độ lớn bằng trọng lượng của lưu chất, có thể tích bằng thể tích của vật
 nguyên nhân các vật trên nổi không phải do lực đẩy Acsimet
Vậy lực đó là lực gì nhỉ?

Chúng ta cùng vào bài học nhé
Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng
Có một lực (khác lực đẩy Acsimet) xuất hiện trên mặt chất lỏng làm cho vật nổi. Lực này gọi là lực căng mặt ngoài

1.Thí nghiệm:
Chọc thủng màng ở 1 điểm bên trong vòng sợi chỉ.Quan sát hiện tượng xảy ra & giải thích?
Những lực kéo căng bề mặt chất lỏng gọi là lực căng bề mặt của chất lỏng
C1
 Màng xà phòng bên trong vòng chỉ có dạng hình tròn, là hình có diện tích lớn nhất trong số những hình cùng chu vi với nó.
 Vì diện tích khung dây đồng bằng diện tích bên trong vòng chỉ cộng với diện tích màng xà phòng còn đọng lại trên khung dây
phần màng xà phòng còn đọng lại trên khung dây đồng tự co lại đến diện tích nhỏ nhất có thể.
2.Lực căng bề mặt:
Kết quả thí nghiệm với các chất lỏng khác nhau chứng tỏ:
Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì
trên bề mặt chất lỏng luôn
có:
phương: vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng

chiều: làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng

điểm đặt: tại mọi điểm trên mặt thoáng
độ lớn:
????
Công thức thế nào nhỉ ??
trong đó
 hệ số tỉ lệ σ gọi là hệ số căng bề mặt và đo bằng đơn vị niutơn trên mét (N/m)





 giá trị của σ phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của chất lỏng: σ giảm khi nhiệt độ tăng




f = σ l
Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì
trên bề mặt chất lỏng luôn có:
phương: vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng

chiều: làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng

điểm đặt: tại mọi điểm trên mặt thoáng
độ lớn: f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó f = σl
Với σ là hệ số căng mặt ngoài của
chất lỏng phụ thuộc bản chất của chất lỏng
Tuy nhiên, trong thí nghiệm theo Hình 37.2
Vì màng xà phòng có
2 mặt (trên và dưới) nên tổng các lực
căng bề mặt của màng này tác dụng
lên vòng dây chỉ hình tròn bao quanh màng có độ lớn bằng:
Với L = πD là chu vi đường
tròn nằm trên một mặt
của màng xà phòng giới
hạn bởi vòng dây chỉ có
đường kính D.

Fc = σ.2L = σ.2πD
Bảng 37.1
Hệ số căng bề mặt của một số
chất lỏng
 Chứng minh được: giá trị của σ phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của chất lỏng:σ giảm khi nhiệt độ tăng
3.Ứng dụng:
Do tác dụng của lực căng bề mặt nên:
nước mưa không thể lọt qua các lỗ nhỏ giữa các sợi vải căng trên ô dù hoặc trên mui bạt ôtô tải.
Nước trong ống nhỏ giọt chỉ có thể thoát ra khỏi miệng ống khi giọt nước có kích thước đủ lớn để trọng lượng của nó thắng được lực căng bề mặt của nước tại miệng ống.
1/ Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44mm và đường kính trong là 40 mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45mN. Lực bứt vòng xuyến này ra khỏi bề mặt của glixêrin ở 20°C là 64,3 mN. Tính hệ số căng bề mặt của glixêrin ở nhiệt độ này.
Bài tập về nhà:
2/ Một màng xà phòng được căng trên mặt khung dây đồng mảnh hình chữ nhật treo thẳng đứng, đoạn dây đồng ab dài 50mm và có thể trượt dễ dàng dọc theo chiều dài của khung. Tính trọng lượng P của đoạn dây ab để nó nằm cân bằng. Màng xà phòng có hệ số căng bề mặt σ = 0,040 N/m. (Hình 37.8 – sgk/ 203)
Phần trình bày của tổ 2
đến đây là kết thúc !!
Hi vọng các bạn sẽ cố gắng không ngừng trên con đường học tập dài trước mắt …………!!
Thanks for watching…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hải Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)