Bài 37. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Chia sẻ bởi Lê Ngọc Hân |
Ngày 08/05/2019 |
56
Chia sẻ tài liệu: Bài 37. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
Bài 37 - 38.
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA
QUẦN THỂ SINH VẬT
KIỂM TRA
BÀI CŨ
Câu 1. Nhóm tuổi của quần thể có thay đổi không và phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Cấu trúc tuổi đặc trưng cho QT nhưng cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
- Khi nguồn sống từ môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc dịch bệnh, . các cá thể non và già bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.
- Trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, các con non lớn lên nhanh chóng, sinh sản tăng, từ đó kích thước quần thể tăng lên.
Ngoài ra, nhóm tuổi của quần thể thay đổi còn có thể phụ thuộc vào một số yếu tố khác như mùa sinh sản, tập tính di cư..
Câu 2: Các kiểu phân bố của QT trong không gian. Ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó?
* Các cá thể trong quần thể có thể phân bố theo nhóm, đồng đều hoặc ngẫu nhiên.
* Ý nghĩa sinh thái của:
- Phân bố theo nhóm: thể hiện qua hiệu quả nhóm giữa các cá thể cùng loài, các cá thể hỗ trợ lẫn nhau.
- Phân bố đồng đều: làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
- Phân bố ngẫu nhiên: phân bố ngẫu nhiên tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Cu 3. Điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá quả (cá lóc) nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng quá cao?
- Các cá thể cạnh tranh nhau thức ăn, nhiều cá thể bé và yếu thiếu thức ăn sẽ chậm lớn và có thể bị chết.
- Các con non mới nở ra rất dễ bị cá lớn ăn thịt, nhiều khi cá bố mẹ ăn thịt chính con của chúng.
- Hai hiện tượng trên dẫn tới quần thể điều chỉnh mật độ cá thể.
KÍCH THƯỚC VÀ
VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG
CỦA
QUẦN THỂ SINH VẬT
V. KÍCH THƯỚC
CỦA
QUẦN THỂ SINH VẬT
1. Khái niệm:
Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
Ví dụ: Kích thước quần thể cỏ:
10000 cây cỏ – 15000g/ha – 2,1 x 106 calo
Nêu khái niệm về
kích thước của
quần thể sinh vật
Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng
Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.
Tại sao nói mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng?
TỔ KIẾN
Tổ kiến
Quần thể cá mập
Quần thể chó sói
TỔ ONG
Kích thước tối thiểu:
Là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
- Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
Nêu khái niệm về
kích thước tối thiểu
của
quần thể sinh vật
Nguyên nhân là do:
+ Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
+ Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với cá thể cái ít.
+ Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
Tại sao khi
kích thước quần thể
xuống dưới mức tối thiểu,
quần thể dễ rơi vào
trạng thái suy giảm
dẫn tới diệt vong?
Kích thước tối đa
là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Nêu khái niệm về
kích thước tối đa
của
quần thể sinh vật
Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật,… tăng cao, dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể.
Điều gì sẽ xảy ra
khi
kích thước quần thể
vượt quá mức tối đa?
Kớch thu?c t?i thi?u
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của QTSV
Mật độ sinh sản của quần thể.
Mức độ tử vong của quần thể.
Phát tán của quần thể (di cư và nhập cư)
Mức độ sinh sản
của
quần thể sinh vật.
Mức độ sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.
Mức độ sinh sản
của quần thể SV
là gì?
Mức độ sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể cái trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể,… và tỷ lệ đực/cái của quần thể.
Mức độ sinh sản
của quần thể SV
phụ thuộc vào
những yếu tố nào?
Khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi, mức sinh sản của quần thể thường bị giảm sút.
Trường hợp nào
mức độ sinh sản
của quần thể SV
giảm sút?
2. Mức độ tử vong
của
quần thể sinh vật.
Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
Mức độ tử vong
của quần thể
là gì?
Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các điều kiện sống của môi trường như sự biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn có trong môi trường, số lượng kẻ thù,… và mức độ khai thác của con người.
Mức độ tử vong
của quần thể SV
phụ thuộc vào
những yếu tố nào?
A. Mức độ tử vong thấp (sống sót cao): những loài có tỷ lệ sinh sản thấp nhưng phần lớn con sinh ra sống sót tới tuổi trưởng thành (chim, thú …..)
B. Những loài có mức độ tử vong ở các lứa tuổi gần bằng nhau (thủy tức…)
C. Mức độ tử vong cao (sống sót thấp): những loài có có số tỷ lệ c sinh sản cao nhưng phần lớn con mới sinh bị chết, số con sống sót đến cuối đời ít (sò, cá, ếch ….)
Nhận xét về
mức độ tử vong
của 3 quần thể
A , B , C
3. Phát tán của
quần thể sinh vật.
3. Phát tán của quần thể sinh vật
Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể.
Xuất cư là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới.
Nhập cư là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.
Nêu khái niệm về - Phát tán
- Xuất cư
- Nhập cư
Ở những quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào,… hiện tượng xuất cư thường diễn ra ít và nhập cư không gây ảnh hưởng rõ rệt tới quần thể.
Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật chội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể trở nên gay gắt.
Môi trường
ảnh hưởng đến
sự phát tán
như thế nào?
VI. TĂNG TRƯỞNG CỦA
QUẦN THỂ SINH VẬT
VI. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ
Theo tiềm năng sinh học
Đây là hình thức nuôi cấy liên tục. Vì môi trường luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Đây là hình thức nuôi cấy liên tục hay nuôi cấy không liên tục? Giải thích?
Đây là sự tăng trưởng ở các vi sinh vật.
Đồ thị bên mô tả sự tăng trưởng ở nhóm sinh vật nào?
Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng có hình chữ J) khi nguồn sống của môi trường rất dồi dào và hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể, diện tích cư trú của quần thể không giới hạn, mọi điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của các cá thể đều thuận lợi cho sự sinh sản của quần thể.
Các kiểu tăng trưởng của quần thể sinh vật?
Phân biệt các kiểu tăng trưởng.
Quần thể tăng trưởng không theo tiềm năng sinh học (Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S) khi điều kiện sống không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài, sự biến động số lượng cá thể do xuất cư theo mùa…
PHÂN BIỆT HAI KIỂU TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
Hình chữ J
Điều kiện sống hoàn toàn thuận lợi, không hạn chế về khả năng sinh sản của loài.
Điều kiện sống không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.
Hình chữ S
Kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp : Vi khuẩn, nấm, ĐVNS, cỏ một năm
Kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ khá cao : Voi, tê giác, bò tót
Tăng trưởng thực tế (không theo tiềm năng sinh học)
Hai kiểu đường cong tăng trưởng
Thời gian
Tăng trưởng quần thể
Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong hình chữ J)
B. Tăng trưởng thực tế (không theo tiềm năng sinh học, đường cong hình chữ S)
VII. TĂNG TRƯỞNG CỦA
QUẦN THỂ NGƯỜI
VII. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI
Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Dân số của Việt Nam cũng tăng với tốc độ khá nhanh, chỉ trong vòng 57 năm dân số đã tăng từ 18 triệu (năm 1945) lên hơn 82 triệu (năm 2004), tức tăng gấp 4,5 lần.
Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người.
Đồ thị tăng trưởng dân số thế giới
BÙNG NỔ DÂN SỐ
"Bùng nổ dân số" là sự gia tăng dân số một cách đột ngột trong một thời gian tương đối ngắn của lịch sử phát triển loài người. Loài người đã trải qua nhiều lần bùng nổ dân số. Bùng nổ dân số là kết quả của sự tiến bộ về khả năng lao động sản xuất, chế ngự thiên nhiên và phát triển văn hóa.
Bùng nổ dân số
là gì?
Nguyên nhân?
+ Vào khoảng 10.000 năm trước Công nguyên, bùng nổ dân số là kết quả của 2 sự kiện mới là khả năng giữ ngọn lửa và chế tạo công cụ lao động, vũ khí. Nhờ có khả năng lớn hơn về săn bắn và chế tạo công cụ lao động để khai thác thiên nhiên mà cuộc sống của con người cải thiện và do đó dân số tăng cao.
+ Vào khoảng 6000 năm trước Công nguyên đến thế kỷ XVII. Đây là thời kỳ phát triển nông nghiệp, lương thực dồi dào. Dân số thế giới tăng, đạt tới 500 triệu người.
* Dân số thế giới tăng
mạnh vào những khoảng
thời gian nào?
* Nhờ những thành tựu nào
mà con người đã đạt
được mức độ
tăng trưởng đó?
+ Dân số tăng mạnh mẽ từ đầu thế kỉ XVIII đến chiến tranh thế giới lần thứ 2 (1945). Dân số thế giới đạt 1 t? người vào năm 1830, tăng gấp đôi lên 2 t? vào năm 1930 và khoảng 2,5 t? năm 1945. Đây là thời kỳ phát triển xã hội công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp và các thành phố lớn.
+ Sau chiến tranh thế giới lần 2, dân số thế giới lại tăng gấp đôi, đạt 5 tỷ vào năm 1987 và 6 tỷ người vào năm 2000. Vào thời kỳ này, loài người đạt được nhiều thành tựu to lớn, các ngành khoa học cơ khí hóa, tự động hóa .. phát triển mạnh mẽ làm giảm sức lao động của con người, tạo nhiều của cải cho xã hội.
Dự báo dân số thế giới trong thời gian tới
CỦNG CỐ
KIẾN THỨC VỪA HỌC
Câu 1: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế:
- Tăng trưởng quần thể theo tiềm năng sinh học (lý thuyết): nếu nguồn sống của quần thể và diện tích cư trú của quần thể là không giới hạn và sức sinh sản của các cá thể trong quần thể là rất lớn - có nghĩa là mọi điều kiện ngoại cảnh và kể cả nội tại của quần thể đều hoàn toàn thuận lợi cho sự sinh trưởng của quần thể thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. Khi ấy đường cong tăng trưởng có hình chữ J.
- Tăng trưởng thực tế - tăng trưởng trong điều kiện hạn chế: Trong thực tế, đa số các loài không thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học vì:
+ Sức sinh sản thường không phải lúc nào cũng lớn, vì sức sinh sản của quần thể thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện hạn chế của môi trường.
+ Điều kiện ngoại cảnh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể (thức ăn, nơi ở, dịch bệnh,.).
Đường cong biểu thị tăng trưởng của quần thể: thoạt đầu tăng nhanh dần, sau đó tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm đi, đường cong chuyển sang ngang , có hình chữ S
Câu 2. Sức sinh sản, mức độ tử vong, xuất cư và nhập cư của quần thể người có ảnh hưởng như thế nào tới tăng dân số?
* Nếu mức độ tử vong thấp và sức sinh sản quá cao thì dân số sẽ có nguy cơ tăng nhanh chóng. Để ổn định dân số, bên cạnh nâng cao tuổi thọ của người dân càng cần thực hiện các biện pháp giảm tỷ lệ sinh.
* Xuất cư và nhập cư: là hiện tượng tăng (hoặc giảm) dân số cơ học. Xuất cư và nhập cư thiếu kiểm soát sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển dân số của một quốc gia, dân số của một vùng có thể tăng hoặc giảm quá mức. Vì vậy, phân bố dân cư hợp lý, thực hiện di dân có kế hoạch sẽ đảm bảo sự cân đối về dân số giữa thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi và giữa các vùng kinh tế.
Câu 3. Hậu quả của phát triển dân số không hợp lý?
- Thiếu nơi ở: Hiện nay, ở thành thị và nông thôn số người thiếu nơi ở, ở chật chội ngày một tăng lên.
- Thiếu trường học và phương tiện giáo dục làm cản trở sự tiến bộ của xã hội. Số trường học phát triển không kịp với tăng dân số, trường học có số học sinh quá đông. Nhiều vùng xa còn chưa đủ trường học, học sinh phải đi học xa.
- Thiếu bệnh viện và dịch vụ y tế, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe chung người dân. Các bệnh viện hiện đang trong tình trạng quá tải, chưa đủ kinh phí đầu tư cho tuyến bệnh viện cơ sở.
- Thiếu đất sản xuất và lương thực ? đói nghèo. Diện tích đất nông nghiệp ở nước ta ngày càng bị thu hẹp.
- Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên (như đánh bắt cá quá mức, chặt phá rừng, mất nhiều đất nông nghiệp để xây dựng khu dân cư,.) ? làm giảm chất lượng môi trường ? phát triển kém bền vững . Nhiều khu rừng đầu nguồn đã và đang bị khai thác quá mức, nhiều hình thức khai thác tài nguyên cạn kiệt như đánh cá bằng nguồn điện, nổ mìn, chất độc,. đang diễn ra phổ biến,. Hậu quả là suy giảm tài nguyên, hạn hán, lũ lụt,. ngày một nhiều.
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA
QUẦN THỂ SINH VẬT
KIỂM TRA
BÀI CŨ
Câu 1. Nhóm tuổi của quần thể có thay đổi không và phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Cấu trúc tuổi đặc trưng cho QT nhưng cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
- Khi nguồn sống từ môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc dịch bệnh, . các cá thể non và già bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.
- Trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, các con non lớn lên nhanh chóng, sinh sản tăng, từ đó kích thước quần thể tăng lên.
Ngoài ra, nhóm tuổi của quần thể thay đổi còn có thể phụ thuộc vào một số yếu tố khác như mùa sinh sản, tập tính di cư..
Câu 2: Các kiểu phân bố của QT trong không gian. Ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó?
* Các cá thể trong quần thể có thể phân bố theo nhóm, đồng đều hoặc ngẫu nhiên.
* Ý nghĩa sinh thái của:
- Phân bố theo nhóm: thể hiện qua hiệu quả nhóm giữa các cá thể cùng loài, các cá thể hỗ trợ lẫn nhau.
- Phân bố đồng đều: làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
- Phân bố ngẫu nhiên: phân bố ngẫu nhiên tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Cu 3. Điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá quả (cá lóc) nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng quá cao?
- Các cá thể cạnh tranh nhau thức ăn, nhiều cá thể bé và yếu thiếu thức ăn sẽ chậm lớn và có thể bị chết.
- Các con non mới nở ra rất dễ bị cá lớn ăn thịt, nhiều khi cá bố mẹ ăn thịt chính con của chúng.
- Hai hiện tượng trên dẫn tới quần thể điều chỉnh mật độ cá thể.
KÍCH THƯỚC VÀ
VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG
CỦA
QUẦN THỂ SINH VẬT
V. KÍCH THƯỚC
CỦA
QUẦN THỂ SINH VẬT
1. Khái niệm:
Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
Ví dụ: Kích thước quần thể cỏ:
10000 cây cỏ – 15000g/ha – 2,1 x 106 calo
Nêu khái niệm về
kích thước của
quần thể sinh vật
Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng
Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.
Tại sao nói mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng?
TỔ KIẾN
Tổ kiến
Quần thể cá mập
Quần thể chó sói
TỔ ONG
Kích thước tối thiểu:
Là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
- Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
Nêu khái niệm về
kích thước tối thiểu
của
quần thể sinh vật
Nguyên nhân là do:
+ Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
+ Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với cá thể cái ít.
+ Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
Tại sao khi
kích thước quần thể
xuống dưới mức tối thiểu,
quần thể dễ rơi vào
trạng thái suy giảm
dẫn tới diệt vong?
Kích thước tối đa
là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Nêu khái niệm về
kích thước tối đa
của
quần thể sinh vật
Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật,… tăng cao, dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể.
Điều gì sẽ xảy ra
khi
kích thước quần thể
vượt quá mức tối đa?
Kớch thu?c t?i thi?u
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của QTSV
Mật độ sinh sản của quần thể.
Mức độ tử vong của quần thể.
Phát tán của quần thể (di cư và nhập cư)
Mức độ sinh sản
của
quần thể sinh vật.
Mức độ sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.
Mức độ sinh sản
của quần thể SV
là gì?
Mức độ sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể cái trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể,… và tỷ lệ đực/cái của quần thể.
Mức độ sinh sản
của quần thể SV
phụ thuộc vào
những yếu tố nào?
Khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi, mức sinh sản của quần thể thường bị giảm sút.
Trường hợp nào
mức độ sinh sản
của quần thể SV
giảm sút?
2. Mức độ tử vong
của
quần thể sinh vật.
Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
Mức độ tử vong
của quần thể
là gì?
Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các điều kiện sống của môi trường như sự biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn có trong môi trường, số lượng kẻ thù,… và mức độ khai thác của con người.
Mức độ tử vong
của quần thể SV
phụ thuộc vào
những yếu tố nào?
A. Mức độ tử vong thấp (sống sót cao): những loài có tỷ lệ sinh sản thấp nhưng phần lớn con sinh ra sống sót tới tuổi trưởng thành (chim, thú …..)
B. Những loài có mức độ tử vong ở các lứa tuổi gần bằng nhau (thủy tức…)
C. Mức độ tử vong cao (sống sót thấp): những loài có có số tỷ lệ c sinh sản cao nhưng phần lớn con mới sinh bị chết, số con sống sót đến cuối đời ít (sò, cá, ếch ….)
Nhận xét về
mức độ tử vong
của 3 quần thể
A , B , C
3. Phát tán của
quần thể sinh vật.
3. Phát tán của quần thể sinh vật
Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể.
Xuất cư là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới.
Nhập cư là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.
Nêu khái niệm về - Phát tán
- Xuất cư
- Nhập cư
Ở những quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào,… hiện tượng xuất cư thường diễn ra ít và nhập cư không gây ảnh hưởng rõ rệt tới quần thể.
Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật chội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể trở nên gay gắt.
Môi trường
ảnh hưởng đến
sự phát tán
như thế nào?
VI. TĂNG TRƯỞNG CỦA
QUẦN THỂ SINH VẬT
VI. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ
Theo tiềm năng sinh học
Đây là hình thức nuôi cấy liên tục. Vì môi trường luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Đây là hình thức nuôi cấy liên tục hay nuôi cấy không liên tục? Giải thích?
Đây là sự tăng trưởng ở các vi sinh vật.
Đồ thị bên mô tả sự tăng trưởng ở nhóm sinh vật nào?
Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng có hình chữ J) khi nguồn sống của môi trường rất dồi dào và hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể, diện tích cư trú của quần thể không giới hạn, mọi điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của các cá thể đều thuận lợi cho sự sinh sản của quần thể.
Các kiểu tăng trưởng của quần thể sinh vật?
Phân biệt các kiểu tăng trưởng.
Quần thể tăng trưởng không theo tiềm năng sinh học (Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S) khi điều kiện sống không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài, sự biến động số lượng cá thể do xuất cư theo mùa…
PHÂN BIỆT HAI KIỂU TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
Hình chữ J
Điều kiện sống hoàn toàn thuận lợi, không hạn chế về khả năng sinh sản của loài.
Điều kiện sống không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.
Hình chữ S
Kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp : Vi khuẩn, nấm, ĐVNS, cỏ một năm
Kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ khá cao : Voi, tê giác, bò tót
Tăng trưởng thực tế (không theo tiềm năng sinh học)
Hai kiểu đường cong tăng trưởng
Thời gian
Tăng trưởng quần thể
Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong hình chữ J)
B. Tăng trưởng thực tế (không theo tiềm năng sinh học, đường cong hình chữ S)
VII. TĂNG TRƯỞNG CỦA
QUẦN THỂ NGƯỜI
VII. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI
Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Dân số của Việt Nam cũng tăng với tốc độ khá nhanh, chỉ trong vòng 57 năm dân số đã tăng từ 18 triệu (năm 1945) lên hơn 82 triệu (năm 2004), tức tăng gấp 4,5 lần.
Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người.
Đồ thị tăng trưởng dân số thế giới
BÙNG NỔ DÂN SỐ
"Bùng nổ dân số" là sự gia tăng dân số một cách đột ngột trong một thời gian tương đối ngắn của lịch sử phát triển loài người. Loài người đã trải qua nhiều lần bùng nổ dân số. Bùng nổ dân số là kết quả của sự tiến bộ về khả năng lao động sản xuất, chế ngự thiên nhiên và phát triển văn hóa.
Bùng nổ dân số
là gì?
Nguyên nhân?
+ Vào khoảng 10.000 năm trước Công nguyên, bùng nổ dân số là kết quả của 2 sự kiện mới là khả năng giữ ngọn lửa và chế tạo công cụ lao động, vũ khí. Nhờ có khả năng lớn hơn về săn bắn và chế tạo công cụ lao động để khai thác thiên nhiên mà cuộc sống của con người cải thiện và do đó dân số tăng cao.
+ Vào khoảng 6000 năm trước Công nguyên đến thế kỷ XVII. Đây là thời kỳ phát triển nông nghiệp, lương thực dồi dào. Dân số thế giới tăng, đạt tới 500 triệu người.
* Dân số thế giới tăng
mạnh vào những khoảng
thời gian nào?
* Nhờ những thành tựu nào
mà con người đã đạt
được mức độ
tăng trưởng đó?
+ Dân số tăng mạnh mẽ từ đầu thế kỉ XVIII đến chiến tranh thế giới lần thứ 2 (1945). Dân số thế giới đạt 1 t? người vào năm 1830, tăng gấp đôi lên 2 t? vào năm 1930 và khoảng 2,5 t? năm 1945. Đây là thời kỳ phát triển xã hội công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp và các thành phố lớn.
+ Sau chiến tranh thế giới lần 2, dân số thế giới lại tăng gấp đôi, đạt 5 tỷ vào năm 1987 và 6 tỷ người vào năm 2000. Vào thời kỳ này, loài người đạt được nhiều thành tựu to lớn, các ngành khoa học cơ khí hóa, tự động hóa .. phát triển mạnh mẽ làm giảm sức lao động của con người, tạo nhiều của cải cho xã hội.
Dự báo dân số thế giới trong thời gian tới
CỦNG CỐ
KIẾN THỨC VỪA HỌC
Câu 1: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế:
- Tăng trưởng quần thể theo tiềm năng sinh học (lý thuyết): nếu nguồn sống của quần thể và diện tích cư trú của quần thể là không giới hạn và sức sinh sản của các cá thể trong quần thể là rất lớn - có nghĩa là mọi điều kiện ngoại cảnh và kể cả nội tại của quần thể đều hoàn toàn thuận lợi cho sự sinh trưởng của quần thể thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. Khi ấy đường cong tăng trưởng có hình chữ J.
- Tăng trưởng thực tế - tăng trưởng trong điều kiện hạn chế: Trong thực tế, đa số các loài không thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học vì:
+ Sức sinh sản thường không phải lúc nào cũng lớn, vì sức sinh sản của quần thể thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện hạn chế của môi trường.
+ Điều kiện ngoại cảnh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi cho quần thể (thức ăn, nơi ở, dịch bệnh,.).
Đường cong biểu thị tăng trưởng của quần thể: thoạt đầu tăng nhanh dần, sau đó tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm đi, đường cong chuyển sang ngang , có hình chữ S
Câu 2. Sức sinh sản, mức độ tử vong, xuất cư và nhập cư của quần thể người có ảnh hưởng như thế nào tới tăng dân số?
* Nếu mức độ tử vong thấp và sức sinh sản quá cao thì dân số sẽ có nguy cơ tăng nhanh chóng. Để ổn định dân số, bên cạnh nâng cao tuổi thọ của người dân càng cần thực hiện các biện pháp giảm tỷ lệ sinh.
* Xuất cư và nhập cư: là hiện tượng tăng (hoặc giảm) dân số cơ học. Xuất cư và nhập cư thiếu kiểm soát sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển dân số của một quốc gia, dân số của một vùng có thể tăng hoặc giảm quá mức. Vì vậy, phân bố dân cư hợp lý, thực hiện di dân có kế hoạch sẽ đảm bảo sự cân đối về dân số giữa thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi và giữa các vùng kinh tế.
Câu 3. Hậu quả của phát triển dân số không hợp lý?
- Thiếu nơi ở: Hiện nay, ở thành thị và nông thôn số người thiếu nơi ở, ở chật chội ngày một tăng lên.
- Thiếu trường học và phương tiện giáo dục làm cản trở sự tiến bộ của xã hội. Số trường học phát triển không kịp với tăng dân số, trường học có số học sinh quá đông. Nhiều vùng xa còn chưa đủ trường học, học sinh phải đi học xa.
- Thiếu bệnh viện và dịch vụ y tế, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe chung người dân. Các bệnh viện hiện đang trong tình trạng quá tải, chưa đủ kinh phí đầu tư cho tuyến bệnh viện cơ sở.
- Thiếu đất sản xuất và lương thực ? đói nghèo. Diện tích đất nông nghiệp ở nước ta ngày càng bị thu hẹp.
- Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên (như đánh bắt cá quá mức, chặt phá rừng, mất nhiều đất nông nghiệp để xây dựng khu dân cư,.) ? làm giảm chất lượng môi trường ? phát triển kém bền vững . Nhiều khu rừng đầu nguồn đã và đang bị khai thác quá mức, nhiều hình thức khai thác tài nguyên cạn kiệt như đánh cá bằng nguồn điện, nổ mìn, chất độc,. đang diễn ra phổ biến,. Hậu quả là suy giảm tài nguyên, hạn hán, lũ lụt,. ngày một nhiều.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Ngọc Hân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)