Bài 36. Tổng kết về cây có hoa

Chia sẻ bởi Lưu Thanh Hoài | Ngày 23/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 36. Tổng kết về cây có hoa thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Chào mừng
Các thầy cô giáo
Về dự giờ
Môn SINH H?C 6
GV: Nguyễn Thị Hồng Loan
Kiểm tra miệng
1. Nêu sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa? Cho ví dụ? (4 đ)
2. Vì sao nói “Cây là một thể thống nhất”? ( 4đ)
3. Dự đoán xem cây có những môi trường sống nào? ( 2đ)
* TRẢ LỜI:
CÂU 1:
- Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với từng chức năng riêng của chúng.
Ví dụ:
+ Rễ có lông hút để hút nước và muối khoáng
+ Thân có các bó mạch để vận chuyển nước và các chất
+ Lá có diệp lục và lỗ khí để quang hợp và thoát hơi nước.
+……
CÂU 2:
- Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
+ Nếu tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

CÂU 3:
Cây có 3 môi trường sống:
+ Dưới nước.
+ Trên cạn.
+ Sa mạc, đầm lầy…

BÀI 36
TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (TT)
II. CÂY VỚI MÔI TRƯỜNG
Cây thường sống ở những môi trường nào ?
II. Cây với môi trường.
1. Các cây sống dưới nước.
* Quan sát hình:
Em có nhận xét gì về hình dạng lá ở các vị trí khác nhau: trên mặt nước và chìm trong nước?



Ở trên mặt nước thì lá trãi rộng còn chìm trong nước thì lá nhỏ, mảnh, nhiều.
Hoa súng
Rong đuôi chó
Rong đuôi chó đỏ
Bèo tây khi sống trôi nổi trên mặt nước
Bèo tây khi sống ở trên cạn
Quan sát hình cây bèo tây
Cây bèo tây có cuống lá phình to, xốp  điều này giúp gì cho cây bèo tây khi sống trôi nổi trên mặt nước?
Cây bèo tây có cuống
lá phình to, xốp
chứa không khí
giúp cây nổi.
Sống trôi nổi trên mặt nước
Cây bèo tây khi sống trên cạn
So sánh cuống lá
của cây bèo tây
khi sống trôi nổi
và khi sống trên cạn?
-Cây sống nổi trên mặt nước có cuống lá phình to, xốp  chứa không khí giúp cây nổi.
-Ở cạn, cây không cần nổi  lá biến đổi để thích nghi với môi trường sống.
 Những cây sống dưới nước
có đặc điểm chung gì?
Kết luận
* Các cây sống dưới nước có đặc điểm:
- Cây sống chìm trong nước: lá nhỏ, mảnh.
- Cây sống nổi trên mặt nước: lá phình to, xốp.
Cây nong tằm
Cây dừa nước
Cây mao lương sống ở nước
Cây sen
tiết 44 - Bài 36: T?NG K?T V? C�Y Cể HOA
II/ CÂY VỚI MÔI TRƯỜNG.
Các cây sống dưới nước.
- Cây sống chìm trong nước: lá nhỏ, mảnh.
- Cây sống nổi trên mặt nước: lá phình to, xốp.
2/ Các cây sống trên cạn.
Cây mọc ở nơi đất khô hạn, nắng gió nhiều thường có đặc điểm gì? Giải thích?
Cây mọc ở nơi đất khô hạn, nắng gió nhiều thường có rễ ăn sâu hoặc lan rộng và nông, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ ngoài
Hãy đọc thông tin trong SGK/120 trả lời câu hỏi:
Ở nơi khô hạn vì sao rễ lại ăn sâu, lan rộng?
Ở nơi khô hạn rễ ăn sâu  tìm nguồn nước
Lan rộng hút sương đêm.
Lá cây ở nơi khô hạn có lông sáp có tác dụng gì?
Lá cây ở nơi khô hạn
có lông sáp
giảm sự thoát
hơi nước.
Cây hồng
Cây cọ
Cây chè
Cây sắn
Cây mọc ở nơi râm mát và ẩm nhiều thường có những đặc điểm gì? Giải thích?
Cây lim (Di tích Lam Kinh)
Cây chò (Cúc Phương)
Cây mọc ở nơi râm mát và ẩm nhiều thường có nhũng đặc điểm: Thân vươn cao, các cành tập trung ở ngọn
Cây lá dong
Cây lá lốt
Cây sống ở nơi râm mát, ẩm ướt dưới tán cây khác: Tán lá rộng, màu xanh thẫm.
Vậy cây sống trên cạn thường có những đặc điểm gì để thích nghi với môi trường sống ?
Kết luận
+ Nơi khô hạn:
-Lá: có lông hoặc sáp để giảm sự thoát hơi nước.
-Rễ: ăn sâu - lan rộng.
-Thân thấp, phân cành nhiều.
+ Nơi râm mát:
-Thân vươn cao, cành tập trung ở ngọn.
VD: cây rau dừa nước mọc ở trong nước có các rễ phụ phát triển thành phao xốp như bông, nhưng khi mọc trên cạn thì rễ phụ không như thế.
tiết 44 - Bài 36: T?NG K?T V? C�Y Cể HOA
II/ CÂY VỚI MÔI TRƯỜNG.
Các cây sống dưới nước.
- Cây sống chìm trong nước: lá nhỏ, mảnh.
- Cây sống nổi trên mặt nước: lá phình to, xốp.
2. Các cây sống trên cạn.
+ Nơi khô hạn:
Lá có lông hoặc sáp để giảm sự thoát hơi nước
Rễ ăn sâu, lan rộng
Thân thấp, phân cành nhiều
+ Nơi râm mát
-Thân vươn cao, cành tập trung ở ngọn.


3/ Cây sống trong những môi trường đặc biệt.
- Hãy đọc thông tin  SGK và quan sát hình 36.4  thảo luận trong nhóm để trả lời và giải thích các hiện tượng.
Thế nào là môi trường sống đặc biệt?
Đó là nơi có điều kiện
khí hậu khắc nghiệt,
cây khó sống.
Hãy kể tên những cây sống ở những môi trường này? Và phân tích đặc điểm phù hợp với môi trường sống ở những cây đó?
+Bãi lầy (ngập nước triều, đất chặt, thiếu oxi): cây mắm, cây bần, cây sú, cây vẹt, cây đước, …
Rễ rất phát triển : có rễ chống, rễ thở để đứng vững và dễ lấy khí. Ví dụ:
Cây đước
Cây bụt mọc
Rễ cây bần
Rễ cây mắm
+Sa mạc(khô hạn, rất khô, nóng): cây xương rồng, …
Thân mọng nước, lá tiêu giảm, rễ rất dài và đâm sâu.
- Ngoài ra còn có những cây sống ở nơi triều dâng, bãi lầy thường có hiện tượng hạt nảy mầm ngay trên cây mẹ.
Trụ mầm ở cây vẹt
Tóm lại những cây sống trong môi
trường đặc biệt như ở sa mạc,
bãi lầy ven biển có đặc điểm gì?
Kết luận
- Sa mạc:
+Thân: mọng nước.
+Lá: tiêu giảm hoặc biến thành gai.
+Rễ: dài, đâm sâu, lan rộng.
- Bãi lầy ven biển:
+Có rễ chống , rễ thở.
+Có hiện tượng hạt nảy mầm ngay trên cây mẹ.
Cây có hoa là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của thực vật. Cây xanh có mối liên hệ mật thiết với môi trường
* GD hướng nghiệp :
Hãy rút ra nhận xét chung về sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường?
- Những cây sống ở các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây đã hình thành một số đặc điểm để thích nghi với môi trường sống của chúng. Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên Trái Đất.
Câu 1: Các cây sống nổi trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào?
A. Phiến lá rộng, cuống lá phình to, xốp
B. Phiến lá hẹp dạng bản dài, cuống lá hẹp
C. Rễ ăn sâu hoặc lan rộng và nông, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ ngoài
D. Thân mọng nước hoặc rễ ăn sâu, lan rộng hoặc có gai, lá biến thành gai
A
Tổng kết
Câu 2: Cây sống trong môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) thường có những đặc điểm gì?
A. Phiến lá rộng, cuống lá phình to, xốp
B. Phiến lá hẹp dạng bản dài, cuống lá hẹp
C. Rễ ăn sâu hoặc lan rộng và nông, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ ngoài
D. Thân mọng nước hoặc rễ ăn sâu, lan rộng hoặc có gai, lá biến thành gai
D
Tổng kết
SƠ ĐỒ TƯ DUY
Hướng dẫn về nhà:
@ D?i v?i b�i h?c ? ti?t h?c sau:
- Chuẩn bị bài : T?o
+ Xem l?i c?u t?o chung c?a t? b�o th?c v?t.
+ Tỡm hi?u vai trũ c?a t?o.
+ Tỡm hi?u t?o cú l?i gỡ?
@ D?i v?i b�i h?c n�y:
- Học bài và trả lời câu hỏi/ SGK.
Đọc mục: Em có biết?
Ti?p t?c ho�n thi?n so d? tu duy
CHÚC CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM SỨC KHỎE
CHÀO TẠM BIỆT
Nguyễn Thị Hồng Loan
Giáo viên thực hiện:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Thanh Hoài
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)