Bài 36. Tốc độ phản ứng hoá học
Chia sẻ bởi Lê Thị Ngọc Linh |
Ngày 10/05/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: Bài 36. Tốc độ phản ứng hoá học thuộc Hóa học 10
Nội dung tài liệu:
ChUOng 7.T?C D? PH?N ?NG
V CN B?NG HO?A H?C
Phản ứng
nhanh
Phản ứng chậm
BA`I 36
Ti?t 61. T?C D? PH?N ?NG
HO?A H?C
HO H?C L?P 10 CB
GIÁO VIÊN: Trần Thị Thuỳ Ninh
Phản ứng nào xảy ra nhanh hơn ?
(1)
(2)
Phản ứng (1) xảy ra nhanh hơn phản ứng (2).
(1)
(2)
BaCl2
Na2S2O3
- Vậy tốc độ phản ứng là gì?
Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
Biểu thức
: Tốc độ trung bình (mol/ls)
∆C=C1 – C2: Độ biến thiên nồng độ (mol/l)
C1: nồng độ ban đầu (mol/l)
C2: nồng độ sau phản ứng (mol/l)
t: Thời gian (s)
Phiếu học tập:
Khi bắt đầu phản ứng nồng độ một chất là 0,024 mol/l. Sau 10 s nồng độ chất đó là 0,022 mol/l. Tính tốc độ trung bình của phản ứng?
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
1. Ảnh hưởng của nồng độ (C)
2. Ảnh hưởng của áp suất (P)
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ (T)
4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt (S)
5. Ảnh hưởng của chất xúc tác (xt)
Các phản ứng hóa học đang xảy
ra nếu ta thay đổi một số yếu
tố thì tốc độ phản ứng thay đổi.
Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến
sự thay đổi tốc độ phản ứng?
(1)
(2)
Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Thí nghiệm
Thể tích dd Na2S2O3 bình (1) = th? tích dd Na2S2O3 bình (2)
[Na2S2O3] bình 1 > [Na2S2O3] bình 2
Phản ứng tạo kết tủa (S) ở bình 1 nhanh hơn ở bình 2.
Vậy nồng độ chất tham gia có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ của phản ứng hóa học?
Nhận xét:
Kết luận:
Ảnh hưởng của áp suất
- Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng có chất khí.
Thí dụ:
2HI(k) -> H2(k) + I2(k)
Ở áp suất của HI là 1 atm, tốc độ phản ứng đo được là 1,22.10-8 mol/l.s
Ở áp suất của HI là 2 atm, tốc độ phản ứng đo được là 4,88.10-8 mol/l.s
Kết luận:
Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng.
CỦNG CỐ
1. Tìm một số thí dụ về ảnh hưởng của nồng độ, áp suất đến tốc độ phản ứng mà em thấy được trong cuộc sống hằng ngày?
Câu 1. Trong các phản ứng hoá học sau ở cùng một nhiệt độ, phản ứng nào có tốc độ lớn nhất? Tại sao?
A. Fe +dd HCl 0,1M
B. Fe + dd HCl 0,2M
C. Fe + dd HCl 5M
D. Fe + dd HCl 3M
Câu 2. Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do
A. Nồng độ của các chất khí tăng lên.
B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống .
C. Chuyển động của các chất khí tăng lên.
D. Nồng độ của các chất khí không đổi
Câu 3. Tìm một số ví dụ cho mỗi loai phản ứng nhanh chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và phòng thí nghiệm.
Kính chào quý thầy cô
và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Ngọc Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)