Bài 36. Thực hành: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị mắc bệnh Niu cát xơn (Newcastle) và cá trắm bị bệnh xuất huyết do vi rút

Chia sẻ bởi Hồ Đăc Minh Nhật | Ngày 11/05/2019 | 166

Chia sẻ tài liệu: Bài 36. Thực hành: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị mắc bệnh Niu cát xơn (Newcastle) và cá trắm bị bệnh xuất huyết do vi rút thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

NHÓM I
LỚP 10 CHUYÊN TOÁN
I./ BỆNH NIU CÁT SƠN
Bệnh Niu-cát-xơn (có nơi gọi dịch tả gà, thường gọi bệnh gà rù) là bệnh nguy hiểm có tỷ lệ gà chết cao, có đàn chết gần hết, số gà sống sót bị thần kinh, lớn chậm, đẻ ít. Bệnh lây lan nhanh, phát triển thành dịch lớn cả vùng, gà mọi lứa tuổi đều mắc bệnh.
1./ TRIỆU CHỨNG, BỆNH TÍCH CỦA GÀ BỊ MẮC BỆNH NIU CÁT SƠN
2./MỘT SỐ
HÌNH ẢNH
VỀ ĐẶC ĐIỂM,
BỆNH TÍCH
CỦA GÀ
BỊ MẮC BỆNH
NIU CÁT SƠN
3./BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Bệnh không chữa được, chỉ có biện pháp vệ sinh phòng bệnh thật tốt và tiêm phòng vắc xin Lasota cho gà nhỏ, vắc xin Niu -cát –xơn hệ I cho gà lớn theo lịch ở bảng dịch phòng bệnh ở phần trên.

Trường hợp gà chớm bị dịch hoặc bị dịch đe doạ lây vào đàn, biện pháp tốt nhất phòng chống là dùng vắc xin nhược độc đủ mạnh tái chủng tiêm khẩn cấp cho đàn gà toàn trại. Sau vài giờ, những gà chưa nhiễm bệnh sẽ được bảo hộ bằng cơ chế cản nhiễm. Những gà đã nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng phát bệnh rõ hoặc thể hiện di chứng thần kinh đầu ngoẹo. Vì vậy ổ dịch sẽ được kết thúc nhanh chóng trong 7 – 10 ngày. Việc dùng vắc xin vào ổ dịch sớm hay muộn quyết định tỷ lệ gà được bảo hộ cao hay thấp.

II./BỆNH CÚM GIA CẦM
Cúm gà hay cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài gia cầm (hay chim), và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Virus này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầu thập niên 1900 và giờ đây phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới.
1./VIRUT GÂY BỆNH
Virus cúm gà có tên khoa học là avian influenza (AI) thuộc nhóm virus cúm A của họ Orthomyxociridae. Đây là những retrovirus, mang vật liệu di truyền là những đoạn phân tử RNA, sợi đối mã (sợi âm tính). Biến chủng H5N1 của virus cúm gà bắt đầu hoành hành từ năm 1997 và có nguy cơ bùng phát thành đại dịch cúm đối với con người .
Influenza A
virus - virus
gây bệnh cúm
gia cầm.
2./ĐƯỜNG LÂY NHIỄM

Các chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật khác nhau, kể cả con người. Bệnh cúm gà lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Triệu chứng mắc bệnh ở các động vật là khác nhau, nhưng một số biến thể virus có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài ngày.
3./TRIỆU CHỨNG Ở NGƯỜI
- Sốt cao đột ngột, thường sốt liên tục trên 38 độ C, đôi khi rét run, mặt đỏ.
- Đau đầu, đau mỏi cơ ở chân, tay, lưng, đau tăng lên khi ho, có thể đau quanh hốc mắt, có thể nổi hạch.
- Ho hoặc là ho khan; khó thở
- Bệnh diễn biến nhanh dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, suy đa phủ tạng và tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
4./TRIỆU CHỨNG Ở GIA CẦM
- Chết đột ngột không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, tỷ lệ tử vong cao có khi đến 100% trong đàn.
- Có các biểu hiện ở đường hô hấp như ho, sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, thở khò khè, viêm xoang, chảy nhiều nước mắt.
- Sưng phù đầu và mặt, sưng mí mắt, mào yếm thịt và mắt cá chân.
- Dưới da xuất huyết, tím tái đặc biệt ở mào, những chỗ da không có lông, yếm thịt dưới da cổ của gà tây.
- Gà đứng tụm với nhau, lông xù. Gà mái giảm đẻ, tăng số lần ấp.
Trong một số trường hợp bệnh bùng phát nhanh, trước khi gia cầm bị chết không có biểu hiện triệu chứng gì.

Thời kỳ nung bệnh từ vài giờ đến 3 ngày, có thể kéo dài đến 2 tuần thùy theo lượng virut, đường nhiễm bệnh và loài gia cầm nhiễm virut gây bệnh.
Thời kỳ lây truyền thường từ 3-5 ngày, có khi đến 7 ngày kể từ khi có triệu chứng bệnh.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DỊCH CÚM GIA CẦM
5./BIÊN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Hãy rửa tay thật sạch với xà phòng hoặc tro với nước sạch ngay sau khi tiếp xúc.
 Nếu bạn bị sốt cao, hãy đi khám bệnh ngay, hoặc đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.
Quét dọn phân gia cầm và các thức ăn thừa, làm sạch chuồng trại hàng ngày. Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh chuồng trại nuôi gia cầm.
Đốt hoặc chôn lông gia cầm và các chất thải phụ phẩm gia cầm cách xa chuồng trại. Chôn chất thải gia cầm thật sâu và rắc vôi bột để đảm bảo không có ai bới lên.

Để trong vài tuần để hố chôn này tự phân huỷ, các virus bị chết trước khi sử dụng làm phân bón.
Đảm bảo rửa sạch giày,dép, bánh xe đạp, xe máy của bạn sau khi đến chuồng/trại nuôi gia cầm, hoặc chợ bán gia cầm, để không đem virus trên quần áo, giày, dép về nhà.
Không mua, hoặc nhận bất kỳ vật nuôi, trứng gia cầm hoặc phân bón từ các trại gia cầm khác.

Nếu có gia cầm ốm hoặc chết, không tiếp xúc với chúng.
Báo ngay cho những người có trách nhiệm nơi bạn ở.
 Không vứt xác gia cầm chết xuống sông, ngòi, hồ, ao...
Phải cho xác gia cầm chết vào bao tải, hoặc thùng đặt xa các vật nuôi khác cho đến khi các cán bộ có trách nhiệm đến kiểm tra tình hình.
Nếu bạn thấy một, hoặc vài con gia cầm ốm, không để chúng ở chung chuồng với các con khác. Hãy dùng găng tay để bắt và nhốt chúng vào chuồng riêng. Sau đó mời bác sỹ thú y đến ngay.
Khi tiêu huỷ gia cầm, nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người rất cao nên những người làm công việc này cần được trang bị tốt những thứ sau: quần áo phòng hộ, khẩu trang, ủng và găng tay.


Cơ quan y tế địa phương có trách nhiệm giám sát chặt chẽ những người có tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh, hoặc trại nuôi gia cầm bị nhiễm vi rút.
Rửa sạch và khử trùng các dụng cụ và xe cộ trước khi đến và sau khi rời trang trại nuôi gia cầm.
Không mượn các dụng cụ hoặc xe cộ của các trang trại nuôi gia cầm khác.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
THUỐC CHỮA TRỊ BỆNH CÚM GIA CẦM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Đăc Minh Nhật
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)