Bài 36. Sự nở vì nhiệt của vật rắn

Chia sẻ bởi Trần Tùng Khánh | Ngày 25/04/2019 | 118

Chia sẻ tài liệu: Bài 36. Sự nở vì nhiệt của vật rắn thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG : THPT AN DƯƠNG Ngày soạn: 23/03/2013
LỚP :
GVHD : CÔ PHẠM THỊ NA
GSTT : NGUYỄN THỊ ANH
NĂM : HỌC: 2012 – 2013

Bài 36. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN

I. MỤC TIÊU
- Kiến thức cơ bản
+ Phát biểu và viết được công thức nở dài của vật rắn.
+ Viết được công thức xác định quy luật phụ thuộc nhiệt độ của độ dài và thể tích của vật rắn. Đồng thời nêu được ý nghĩa vật lí và đơn vị đo của hệ số nở dài và hệ số nở khối.
+ Nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc tính toán độ nở dài và độ nở khối của vật rắn trong đời sống và kĩ thuật..
- Kỹ năng
+ Xử lí các số liệu thực nghiệm để rút ta công thức nở dài của vật rắn .
+ Giải thích được các hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt của vật rắn trong đời sống và kĩ thuật.
+ Vận dụng được các công thức về sự nở dài và sự nở khối của vật rắn để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
+ Nội dung kiến thức của bài, các bài tập trắc nghiệm
+ Các thiết bị dạy học : máy chiếu, các hình ảnh minh họa
2.Học sinh
+ Ôn tập kiến thức của chương trước
+ Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước








III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Kiểm tra bài cũ
Câu 1. Thế nào là chất rắn kết tinh? Đặc tính của chất rắn kết tinh?
+ Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể. Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt ( nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.
+ Đặc tính của chất rắn kết tinh:
- Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau
- Mỗi chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước
- chất rắn kết tinh chia ra thành 2 loại đó là chất đơn tinh thể hoặc đa tinh thể.
Câu 2. Thế nào là chất rắn vô định hình? Các đặc tính ?
+ Chất rắn vô định hình là chất rắn không có hình dạng xác định
- Các đặc điểm
+ Không có cấu trúc tinh thể và do đó không có hình học xác định
+ Có tính đẳng hướng
+ Không có nhiệt độ nóng chảy(hoặc đông đặc ) xác định

- Đặt vấn đề
Vì sao giữa hai đầu thanh ray của đường sắt lại phải có một khe hở? Độ rộng của khe hở này phụ thuộc những yếu tố gì và có thể xác định nó theo công thức nào? Để trả lời được các câu hỏi này chúng ta đi vào bài học hôm nay. Bài 36. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN
2. Dạy bài mới

TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Nội dung


* Chúng ta vào phần I. Sự nở dài
+Các em hãy quan sát hình 36.2 trong SGK, sau đó một em đứng lên mô tả lại dụng cụ thí nghiệm của chúng ta gồm những gì?
+ Mô tả thí nghiệm qua hình ảnh trên bảng: Đặt một thanh đồng vào trong bình nước. Ta tiến hành tăng dần nhiệt độ của nước từ t0 đến t.


+Quan sát và cho nhận xét về thanh đồng và đồng hồ micromet

+GV mô tả thí nghiệm một lần để học sinh hình dung được thí nghiệm.
+ Sau khi tiến hành thí nghiệm người ta thu được bảng số liệu như trong SGK bảng 36.1:
+ Dự vào bảng số liệu này hãy tính hệ số  theo công thức  cho ?

*Qua bảng kết quả thí nghiệm nhận xét gì về hệ số ?
* vậy ta có thể coi như giá trị của hệ số trong các TH này là bằng nhau và không đổi
* Như vậy ta có thể viết:

Trong đó: l0 và l là độ dài của thanh đồng ở nhiệt độ ban đầu t0 và nhiệt độ cuối t
+Từ công thức tên ta cũng có thể viết lại dưới dạng?

đặt 
: là độ nở dài tỉ đối của chất rắn
= t- t0: độ tăng nhiệt độ của thanh đồng
+ Chúng ta thấy khi nhiệt độ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tùng Khánh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)