Bài 36. Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

Chia sẻ bởi Lê Văn Trình | Ngày 10/05/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Bài 36. Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Kính chào các thầy cô giáo & các em học sinh
Lớp : 10a7
giáo viên : lê Văn trình
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
? Vì sao nền kinh tế Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX phát triển vượt bậc ?
Vì :
Mĩ giàu nguyên liệu, nhiên liệu giàu có, có nguồn nhân lực dồi dào .
Mĩ phát triển sau nên áp dụng được những thành tựu khoa học và kĩ thuật của các nước đi trước .
Có thị trường rộng lớn .
Chương III :
Phong trào công nhân
( Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX )
Bài 36 :
Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
Khi học xong bài này các em cần trả lời được những câu hỏi sau :
Câu 1: Giai cấp công nhân ra đời và đời sống của họ ra sao ?
Câu 2: Qua những cuộc khỡi nghĩa của công nhân Anh, Pháp, Đức vào nữa đầu thế kỉ XIX, hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của phong trào công nhân thời đó ?
Câu 3: Những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng ?
1.Sự ra đời và tình cảnh của giai cấp vô sản công nghiệp .Những cuộc đấu tranh đầu tiên
*Nguyên nhân ra đời của giai cấp công nhân
-Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản .
*Nguồn gốc của giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản .
*Đời sống của giai cấp công nhân :
Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình
Lao động vất vả, lương chết đói, luôn bị đe doạ sa thải
Mâu thuẩn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt dẫn đến các cuộc đấu tranh
Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh
Tình trạng lao động của trẻ em trong các nhà máy dệt ở Anh thế kỉ XIX.
-Thường trẻ em phải đi làm từ 4 giờ sáng trong thời tiết khắc nghiệt, gió thổi mạnh, tuyết hoặc mưa rơi và chỉ được trở về lúc chiều tối cũng trong những điều kiện như vậy, sau khi bị giam giữ nhiều tiếng đồng hồ trong xưởng có nhiệt độ rất cao . Sự thay đổi nhiệt độ như thế đối với thân thể mềm yếu của trẻ em khiến cho chúng rất ốm yếu, mắc nhiều bệnh hiểm nghèo. Lúc này, phần lớn trẻ em là dười 16 tuổi, quần áo mong manh .Không khí trong xưởng rất khó thở vì ở đó trong 1 thời gian lâu có nhiều người thở, dầu mở myu móc làm bẩn môi trường, hơI nhr ra lại thêm bụi bông rất độc .( Theo Lu-kin và Da-lin )
Trẻ em và phụ nữ xanh xao, gầy còm, mắc các bệnh đau xương sống, chân vòng kiềng, vẹo xương, xưng khớp, thân thể không phát triển bình thường . tuổi thọ TB không quá 40 .( Tình cảnh g/c Công nhân Anh )
*Hình thức đấu tranh : Đập phá máy móc, đốt công xưởng Hình thức đấu tranh tự phát
*Hạn chế : Nhầm tưởng máy móc là kẻ thù .
*Tác dụng :
+ Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản
+ Công nhân tích luỹ thêm được kinh nghiệm đấu tranh
+Thành lập được tổ chức công đoàn
2.Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân hồi nửa đầu thế kỉ XIX
Hoạt động nhóm
+Tổ 1: Nêu phong trào đấu tranh của công nhân Pháp?
+ Tổ 2: Trình bày phong trào đấu tranh của công nhân Anh?
+ Tổ 3: Nêu phong trào đấu tranh của công nhân Đức?
+ Tổ 4: Nêu kết quả, ý nghĩa của các phong trào trên ?
ở Pháp, năm 1831 công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương giảm giờ làm . Năm 1834, thợ tơ Li-ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền cộng hoà .

ở Anh, từ năm 1836-1848 diễn ra phong trào " Hiến chương" đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm
Phong trào Hiến chương ở Anh
*Kết quả : Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại
*Nguyên nhân : Thiếu sự lảnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng
*ý nghĩa : Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
ở Đức, năm 1844 công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa
3.Chủ nghĩa xã hội không tưởng
*Hoàn cảnh ra đời :
+ Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó: bóc lột tàn nhẫn người lao động .
+ Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nổi khổ của người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu và bóc lột .
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời đại diện là Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, và Ô- oen
Xanh xi-mông S.Phu-ri-ê R. Ô-oen
(1760-18250) (1772-1837) (1771-1858)
*Tích cực :
+ Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động
+ Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai .
*Tiêu cực :
+Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó .
+Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân
*ý nghĩa :
Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó, cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học

Bài tập trắc nghiệm củng cố bài
Câu1: Nguyên nhân của phong trào phá máy, đốt xưởng ở Anh là:
A.Tiếng ồn của máy móc làm công nhân bị khủng hoảng
B. Công nhân muốn trở lại nền kinh tế nông nghiệp
C. Công nhân cho rằng máy móc là nguồn gốc những đau khổ của họ.
D. Công nhân cho rằng nếu không còn máy thì họ sẽ được trả lương cao hơn
Câu 2: Mục đích của phong trào Hiến chương là:
Đòi quyền phổ thông đầu phiếu
B. Đòi tăng lương
C. Đòi giảm giờ làm
D. Tất cả câu trên đều đúng



Câu 1: ý nghĩa của phong trào công nhân châu Âu nữa đầu thế kỉ XIX?
Giai cấp công nhân đã hoàn toàn trưởng thành
B. Chủ nghĩa tư bản thụt lùi một bước
C. Đánh dấu một bước trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế
D. Làm các chủ xưởng phải tăng lương theo yêu cầu của công nhân
Câu 2: Tại sao những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đều thất bại ?
Không nhận thức được bản chất và quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản
B. Không đủ tiền thực hiện ước mơ của họ
C. Giai cấp công nhân không ủng hộ họ
D. Phủ nhận tương lai, quay trở lại nền kinh tế nông nghiệp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Trình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)